Cập nhật:  GMT+7

Đổi thay ở Dốc Mây

Ẩn mình trong mây trắng suốt bốn mùa, bản Dốc Mây, xã Trường Sơn được ví von là “bản cuối trời” của phía Tây Quảng Trị. Do đường sá cách trở, trước đây nhiều hộ dân người Bru - Vân Kiều sống trong gian khó, lạc hậu. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, diện mạo của bản làng đang đổi thay từng ngày.

Đổi thay ở Dốc Mây

Đường vào bản Dốc Mây còn gian nan, cách trở - Ảnh: X.V

Gian nan đường vào bản

Mới đây, tôi dẫn một đoàn thiện nguyện vào thăm, tặng quà cho giáo viên, học sinh và người dân bản Dốc Mây. Từ trung tâm xã Trường Sơn, chúng tôi phải vượt chặng đường rừng khoảng 15km, len lỏi qua những dốc núi dựng đứng và con suối cắt ngang. Dù trời nắng, đường khô ráo nhưng những chiếc xe máy chở người, xe tải chở hàng phải "gồng mình bò” qua khe suối, dốc cao suốt hơn 3 giờ đồng hồ mới đến được bản.

Có một con đường khác để đến Dốc Mây là đi bộ từ bản Trung Sơn, men theo khe suối và chân núi hiểm trở. Dù chỉ dài khoảng 8km nhưng phải mất gần 4 giờ đi bộ. Thầy giáo Nguyễn Xuân Thành, giáo viên Trường tiểu học Long Sơn, người đã gắn bó nhiều năm với Dốc Mây chia sẻ: “Mùa mưa lũ, Dốc Mây gần như bị cô lập hoàn toàn. Đường mòn lầy lội, trơn trượt, nước suối dâng cao nên không thể ra vào bản được. Những chuyến tiếp tế cho dân bản đều phải dừng lại. Trong những ngày ấy, giáo viên và bà con dân bản phải tự túc lương thực, thuốc men và lấy những sản vật từ núi rừng để ăn qua ngày”.

Hiện, bản Dốc Mây có 27 hộ dân, với 107 nhân khẩu sinh sống tập trung trong một thung lũng nhỏ. Nơi đây vẫn chưa có lưới điện quốc gia, sóng điện thoại. Cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, các sản vật từ rừng và nguồn hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng xã hội, 100% hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo. Trong bản có 1 điểm trường, 2 lớp học ghép cho học sinh tiểu học, chưa có điểm trường mầm non. Sau khi hoàn thành cấp tiểu học, các em học sinh phải ra trung tâm xã hoặc về các xã vùng dưới để tiếp tục học tập.

Bí thư Chi bộ bản Dốc Mây Hồ Văn Chơi kể: “Trước đây, dân bản chủ yếu sống trong những ngôi nhà tranh tre, nứa lá tạm bợ. Bà con lấy nước khe suối về sinh hoạt. Việc trồng sắn, ngô, lúa rẫy phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên có nhiều năm mất mùa. Khi đau ốm, người dân tự dùng cây thuốc từ rừng để chữa trị. Trường hợp ốm nặng, họ phải khiêng hoặc nhờ cán bộ, Bộ đội Biên phòng đưa về cơ sở y tế. Mọi việc giao thương, đi lại với bên ngoài đều chủ yếu bằng đường bộ”...

“Để đời sống người dân bản Dốc Mây được nâng lên, trước mắt, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con trồng lúa rẫy, ngô, sắn... để tự túc lương thực. Sau đó, kêu gọi các nguồn lực để hỗ trợ bà con phát triển nuôi dê, bò, lợn, gà và trồng cây dược liệu; đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ rừng. Về lâu dài, xã rất mong cấp trên tiếp tục quan tâm, đầu tư xây dựng tuyến đường cấp phối dài khoảng 15km từ bản Rìn Rìn vào bản Dốc Mây. Điều này sẽ mở lối thông thương, đưa điện lưới, sóng điện thoại, hàng hóa và dịch vụ y tế vào bản”, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn Hoàng Trọng Đức cho biết.

Hành trình lên no ấm

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức từ thiện, bản Dốc Mây đã đổi thay từng ngày. Đặc biệt, năm 2024, chương trình “Mái ấm biên cương” do Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh và các nhà hảo tâm tổ chức đã mang đến bước ngoặt lớn: 8 ngôi nhà “Đại đoàn kết” đã được khởi công và hoàn thành trong niềm vui, xúc động của cả bản.

Những viên gạch, tấm tôn được gùi, tải hàng chục cây số đường rừng để dựng nên những mái ấm khang trang từ nền đất ẩm thấp. Mỗi căn nhà trị giá khoảng 160 triệu đồng, diện tích 40m2, là thành quả của những tấm lòng sẻ chia từ khắp cả nước.

Đổi thay ở Dốc Mây

Những ngôi nhà mới cho bà con bản Dốc Mây đã được hoàn thành -Ảnh: X.V

Anh Hồ Văn Thởi xúc động kể: “Có nhà mới rồi, tôi không còn sợ mưa, bão như trước nữa. Mùa đông, các con được ngủ trong những căn phòng ấm cúng, không bị lạnh, không còn lo mái lá bị tốc. Giờ đây, vợ chồng tôi đã yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế”.

Ngôi nhà sàn mới của anh Thởi có diện tích gần 40m2, nền xi măng sạch sẽ, mái tôn đỏ nổi bật giữa núi rừng. Đây không chỉ là chỗ ở mà còn là chỗ dựa tinh thần, giúp gia đình anh và bà con dân bản vững tin gắn bó với biên cương, yên tâm lao động sản xuất để hướng tới thoát nghèo.

Tiếp nối thành công đó, tháng 5/2025, Bộ đội Biên phòng tỉnh được giao chủ trì xây dựng thêm hàng trăm ngôi nhà cho các hộ nghèo trên toàn tỉnh, trong đó có 12 nhà tại bản Dốc Mây. Mỗi ngôi nhà trị giá 120 triệu đồng (trong đó, nguồn kinh phí hỗ trợ từ Tập đoàn Vingroup là 60 triệu đồng/nhà và kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 là 60 triệu đồng/nhà).

Trung tá Nguyễn Trung Dũng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Làng Mô cho hay: “Trong quá trình làm nhà cho người dân, chúng tôi gặp không ít khó khăn do giao thông cách trở, thời tiết thất thường, ảnh hưởng đến việc vận chuyển người, phương tiện, vật liệu vào làm nhà. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, đồn đã cử lực lượng vào bản để phối hợp, giúp đỡ bà con làm nhà cũng như giám sát đơn vị thi công. Theo kế hoạch, khoảng 20 ngày nữa, toàn bộ 12 ngôi nhà sẽ hoàn thành và được bàn giao cho người dân sử dụng”.

Ngoài những ngôi nhà mới đang làm thay đổi diện mạo của bản Dốc Mây, một công trình nước hợp vệ sinh tự chảy cũng đã được khánh thành vào cuối năm 2024. Bên cạnh đó, bà con nhận khoán bảo vệ rừng mỗi năm cũng được hỗ trợ khoảng 30 triệu đồng/hộ. Nhờ sự hướng dẫn của Bộ đội Biên phòng, nhiều hộ đã bắt đầu xây dựng chuồng nuôi dê, gà, lợn bản địa. Hiện, cả bản đã có 60 con dê, 10 con bò và 95ha đất sản xuất vừa được giao, hứa hẹn sẽ là “cần câu cơm” cho bà con phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Rời bản Dốc Mây trong ánh chiều tà, sau lưng tôi là những ngôi nhà mới khang trang, bình yên giữa núi rừng Trường Sơn. Hình ảnh đàn dê, bò đang tung tăng gặm cỏ, uống nước suối trong mát, tiếng trẻ con ê a học bài... Tất cả đang vẽ nên một tương lai tươi sáng, mở ra hành trình no ấm cho “bản cuối trời” này trong một ngày không xa.

Xuân Vương

Tin liên quan:
  • Đổi thay ở Dốc Mây
    Đổi thay ở Hải Thượng

    Từng là địa bàn khốc liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau hơn nửa thế kỷ kiến thiết, xây dựng quê hương, xã Hải Thượng hôm nay đã có nhiều khởi sắc. Nổi bật là những đột phá về phát triển hạ tầng, giao thông nông thôn. Đây là nền tảng để địa phương ngày càng phát triển, trở thành miền quê đáng sống của huyện Hải Lăng.

  • Đổi thay ở Dốc Mây
    Đổi thay ở xã Thanh

    Là một trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, xã Thanh là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, đời sống người dân khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Những năm trở lại đây, với sự đồng thuận và quyết tâm triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững đã làm thay đổi đời sống và cảnh quan bộ mặt nông thôn xã biên giới này.

  • Đổi thay ở Dốc Mây
    Vùng Cùa “thay da, đổi thịt”

    Từng là vùng đất một thời gánh chịu bom đạn của kẻ thù trong quá khứ, Cùa hiện đã thực sự “thay da, đổi thịt”. Người dân luôn đoàn kết, nỗ lực cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng quê hương cách mạng ngày một ấm no, hạnh phúc, trở thành xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh Quảng Trị.


Xuân Vương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ngày mới ở Nam Trạch

Ngày mới ở Nam Trạch
2025-07-11 05:10:00

QTO - Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, kết thúc hoạt động ĐVHC cấp huyện, cùng với cả nước, ngày 1/7/2025, xã Nam Trạch,...

Gỡ vướng cho xe điện hoạt động du lịch

Gỡ vướng cho xe điện hoạt động du lịch
2025-07-10 05:35:00

QTO - Xe điện 4 bánh đi vào hoạt động thí điểm hơn 10 năm trước và chuyên vận chuyển du khách tại nội thành, các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn Đồng...

Vươn tới ước mơ

Vươn tới ước mơ
2025-07-10 05:30:00

QTO - Với tổng điểm 48,35/50, Nguyễn Thị Thúy Hằng, học sinh Trường THCS Võ Ninh đã xuất sắc trở thành thủ khoa chuyên Hóa và em cũng là thủ khoa của kỳ...

Lương y... phải như từ mẫu!

Lương y... phải như từ mẫu!
2025-07-10 05:10:00

QTO - Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Y dược Huế năm 2016, bác sĩ Phạm Văn Vượng (SN 1991), quê ở xã Ninh Châu, tỉnh Quảng Trị về nhận công tác tại Khoa...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long