{title}
{publish}
{head}
Tận dụng lá bàng già để bảo quản thực phẩm- điều không tưởng này đã được cô giáo Lê Thị Hải Minh (sinh năm 1978) và các em học sinh Trường THPT Cam Lộ ấp ủ và thử nghiệm thành công. Đề tài này vừa đoạt giải Khuyến khích tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ X (2022 - 2023).
Cô Minh hướng dẫn học sinh pha chế phẩm từ cao chiết lá bàng - Ảnh: T.P
Đề tài “Tận dụng lá bàng già để bảo quản rau củ” được nhóm của cô Minh và các em học sinh nghiên cứu suốt 2 năm qua. Chia sẻ về ý tưởng thực hiện đề tài, cô Minh cho hay, Trường THPT Cam Lộ vốn trồng nhiều cây bàng, mỗi lần dọn vệ sinh, lá bàng thường được các em học sinh chất đống và xử lý bằng cách đốt đi. Điều này vô tình khiến lượng CO2 trong không khí tăng lên, gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình tìm kiếm cách thức mới để xử lý lá bàng, cô trò chúng tôi đã phát hiện, ở nước ngoài, lá bàng khô có giá trị kinh tế khá cao. Đây là loại lá có nhiều công dụng, chứa hợp chất thực vật quý gồm tanin, saponin và flavonoid có khả năng điều hòa đường huyết, kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm tốt; được sử dụng để tạo ra chén, dĩa dùng một lần... Tuy nhiên, việc sử dụng lá bàng để bảo quản rau, củ, quả thì chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Đó là lý do để chúng tôi bắt tay vào thực hiện đề tài trên.
Thực hiện đề tài cùng cô Minh có các em học sinh gồm: Lê Mai Khanh (sinh năm 2005); Phan Hoàng Hiếu Lam (sinh năm 2006); Nguyễn Thị Bảo Ngọc (sinh năm 2006); Trương Vĩnh Sơn (sinh năm 2007). Các em đều là những học sinh có thành tích học tập xuất sắc, có niềm đam mê với vấn đề tái chế rác thải, bảo vệ môi trường.
Để hiện thực hóa đề tài, cô trò Trường THPT Cam Lộ đã dành nhiều thời gian để thu gom lá bàng già, lá bàng khô, sau đó rửa sạch, cắt sợi, sấy khô nhằm tạo cao chiết tổng. Cô trò còn chia lá bàng thành từng phần để thử nghiệm khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của cao chiết. Theo em Phan Hoàng Hiếu Lam, đây là công đoạn tương đối khó và mất khá nhiều thời gian.
“Tùy vào điều kiện thời tiết và môi trường mà các loại nấm có thể sinh sôi, phát triển nhanh hoặc chậm. Để có kết quả chính xác nhất, cô Minh và chúng em đã phải tiến hành nuôi, thử nghiệm trên nhiều loại nấm khác nhau trong môi trường phòng thí nghiệm lẫn thực tế. Sau khi chứng minh được cao chiết tổng của lá bàng có khả năng ức chế nấm, chúng em mới tiến hành bước tạo cao chiết và thử nghiệm trên một số rau, củ, quả”, Lam cho hay.
Nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của lá bàng mà với những loại rau, củ, quả được xịt chế phẩm lá bàng từ cao chiết đều giữ được độ tươi ngon từ 30 ngày trở lên. Ngược lại, với những loại không được xịt thì độ tươi chỉ giữ được khoảng từ 5 - 10 ngày. Sự thành công của các thí nghiệm này khiến cô trò Trường THPT Cam Lộ rất vui.
Với đề tài “Tận dụng lá bàng già để bảo quản rau, củ, quả”, cô Minh và các em học sinh không chỉ trực tiếp biến một loại rác thải hữu cơ thành cao chiết để kháng khuẩn, kháng nấm bảo quản thực phẩm, mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn giải quyết được vấn đề bảo vệ môi trường. Cô Minh nói: “Trước mắt, chúng tôi dự định sẽ sản xuất đại trà thành dạng bình xịt để người dân dễ dàng sử dụng khi mua về bảo quản thực phẩm. Thời gian tới, nếu thuận lợi, chúng tôi sẽ nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm khác từ lá bàng như nước súc miệng, nước rửa tay...”.
Được biết, là một giáo viên dạy bộ môn Sinh học, cô Minh luôn trăn trở tìm kiếm các giải pháp để góp phần làm xanh, sạch hơn môi trường sống xung quanh. Ngoài đề tài nói trên cô còn là người hướng dẫn, chủ nhiệm một số đề tài khác liên quan đến vấn đề tái chế rác thải, bảo vệ môi trường, có tính ứng dụng cao, được ban giám hiệu nhà trường và các cấp ghi nhận.
Trong công tác chuyên môn, cô nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2012 - 2013, 2020 - 2021. Mong rằng cô cùng với các em học sinh sẽ tiếp tục có nhiều nghiên cứu mới trong lĩnh vực tái chế rác thải, chung tay cùng xã hội xây dựng môi trường sống xanh.
Trúc Phương
QTO - Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quảcác mục tiêu, nhiệm vụ,...
QTO - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật về thuế, Chi cục Thuế huyện Đakrông đã triển khai cung cấp ứng...
QTO - Những năm qua, cùng với việc thực thi các gói giải pháp tài chính để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, ngành...
QTO - Đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành để đảm bảo tính kịp...
QTO - Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 xác định...
QTO - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa trong công tác quản lý thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đang tích cực triển khai tuyên truyền chức năng “Bản đồ...
QTO - Thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 15/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Trị (Khóa VI) “Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW...
QTO - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành nông nghiệp, thời gian qua, các đơn vị...
QTO - Xác định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sẽ tạo những bước tiến mới để tăng trưởng toàn diện và...
QTO - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, điều kiện hạ tầng số, kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số, song với quyết tâm cao, huyện Đakrông...
Hướng dẫn một số cách chụp màn hình Macbook
QTO - Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công...