Cập nhật:  GMT+7

Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số

Thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 15/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Trị (Khóa VI) “Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Tỉnh ủy (Khóa XVII) về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND thị xã Quảng Trị đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp; đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số

Nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thị xã Quảng Trị hướng dẫn hộ kinh doanh đăng ký sử dụng mã QR thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt - Ảnh: H.T

Thời gian qua, UBND thị xã đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản của trung ương, tỉnh và Thị ủy về CĐS, ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai chương trình CĐS giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đến các cơ quan, đơn vị, địa phương để chủ động thực hiện.

Trong đó, thị xã quan tâm đầu tư bố trí kinh phí để xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ từ thị xã tới cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác tuyên truyền, quảng bá, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tiếp nhận thông tin nhanh chóng, chính xác.

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. 100% cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã được trang bị máy tính để làm việc. Tỉ lệ máy tính các cơ quan nhà nước có kết nối internet đạt 100% (trừ những máy tính ở các bộ phận bảo mật). 100% cơ quan, đơn vị thuộc UBND thị xã có sử dụng mạng nội bộ để trao đổi công việc.

Các xã, phường đều có máy tính nối internet cáp quang tốc độ cao, kết nối mạng nội bộ để tận dụng tài nguyên dùng chung giữa các máy như: chia sẻ máy in, gửi nhận tài liệu. 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thị xã, UBND các phường, xã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc.

Đặc biệt, công tác quản lý nhà nước về CNTT, công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin luôn được quan tâm. 100% cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và thực thi công vụ gắn với cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, thay đổi thói quen làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí và thời gian, công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2022, tỉ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng và trước hạn đạt 99,8%; 10 tháng năm 2023, tỉ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt 99,9%.

Đến nay, nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành của thị xã đã được triển khai tích hợp với cơ sở dữ liệu của tỉnh, các bộ, ngành trung ương như: nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; nền tảng họp trực tuyến; hệ thống hội nghị truyền hình thị xã được triển khai với 1 điểm cầu trung tâm tại trụ sở HĐND-UBND thị xã và 5 điểm cầu vệ tinh tại UBND các phường, xã; nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử; nền tảng quản lý tiêm chủng và nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng sàn thương mại điện tử; nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phản ánh hiện trường.

Hạ tầng CNTT trên địa bàn thị xã tiếp tục được đầu tư, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong công tác quản lý nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 1 điểm bưu chính tại xã Hải Lệ, 1 điểm bưu chính tại trung tâm thị xã, 12 điểm kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng, 4 điểm bưu chính chuyển phát và 15 cơ sở kinh doanh thiết bị viễn thông, di động.

100% phường, xã thành lập tổ chuyển đổi số cấp xã; 23/23 khu phố, thôn thành lập tổ công nghệ số cộng đồng. Tổ công nghệ số cộng đồng phường, xã, thôn, khu phố là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thông tin tuyên truyền, phổ biến CĐS đến người dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình CĐS trên địa bàn thị xã vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT để bảo đảm hoạt động hiệu quả các hệ thống vẫn còn thiếu.

Nhận thức của một số người dân còn thấp, khả năng tiếp cận công nghệ số và internet chưa đồng đều, dẫn đến một số người mất cơ hội tiếp cận thông tin và dịch vụ trực tuyến, không thể tận dụng được lợi ích của xã hội số. Việc xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thị xã hiện còn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp đà phát triển của đô thị. Ngoài ra, chi phí triển khai lớn, nguy cơ thiếu hụt nhân lực về CNTT cũng là những hạn chế đang cản trở quá trình này.

Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực, thị xã Quảng Trị đang hướng tới mục tiêu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân thông qua công cuộc CĐS. Thời gian tới, thị xã Quảng Trị sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, CĐS.

Mở rộng sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong giám sát, góp ý và sử dụng các dịch vụ, tiện ích CĐS, xây dựng các kế hoạch CĐS theo hướng toàn diện, gắn với khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thị xã; giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của đất và người thị xã. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin, tạo nền tảng xây dựng chính quyền số.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số
    Cần tăng tốc trong chuyển đổi số

    Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, có nguy cơ tụt hậu xa so với các địa phương khác trong nước. Hơn lúc nào hết, các cấp, ngành, đơn vị liên quan và mỗi người dân cần vào cuộc quyết liệt, tăng tốc, bứt phá để không ì ạch ở tốp sau.

  • Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số
    Tăng tốc chuyển đổi số trên các lĩnh vực

    Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Quảng Trị cơ bản chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh theo các mục tiêu mà Nghị quyết số 02 ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy đã đề ra, tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy phát triển chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

  • Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số
    Chuyển đổi số phải là chuyển đổi, rồi mới đến số

    Khi nói về khái niệm “chuyển đổi số”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến “công nghệ”. Nhưng thực ra, chuyển đổi số phải xoay quanh một vấn đề cốt lõi là “con người”: Chuyển đổi số là bởi con người, cho con người và vì con người.


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp
2023-12-20 05:10:00

QTO - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành nông nghiệp, thời gian qua, các đơn vị...

Nỗ lực chuyển đổi số ở huyện Gio Linh

Nỗ lực chuyển đổi số ở huyện Gio Linh
2023-11-28 05:30:00

QTO - Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công...

Đẩy mạnh chuyển đổi số ở Hải Lăng

Đẩy mạnh chuyển đổi số ở Hải Lăng
2023-11-14 05:45:00

QTO - Xác định chuyển đổi số đang là xu hướng và có nhiều lợi ích cho sự phát triển trên nhiều lĩnh vực hiện nay, thời gian qua, huyện Hải Lăng đẩy mạnh...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long