{title}
{publish}
{head}
Hình như, cả cuộc đời bà Lan không đi đâu đó quá lâu, quá xa cái Bản Chùa này. Nhưng những gì gia đình bà đã làm, lại đưa con em Bản Chùa đi xa, đến những thành phố lớn theo đuổi giấc mơ học hành. Giờ đây, khi sum họp gia đình, bà Lan vẫn nói cho con cháu nghe về “báu vật gia truyền” qua nhiều thế hệ. Đó không phải là của cải vật chất, mà là lòng tốt, là tấm lòng vì nước, vì dân...
Những tấm bằng khen của ông Hồ Ta Lan khiến con cháu tự hào - Ảnh: KHÁNH LINH
Ngọn đèn không tắt
Những đôi mắt của các em bé Vân Kiều trong veo, thăm thẳm màu núi, như hút ánh nhìn người đối diện, chứa cả đại ngàn trong đáy mắt. Các em ngoan ngoãn đến trường học mẫu giáo để bố mẹ yên tâm đi làm. Trường Mầm non Hoa Phượng là nơi bắt đầu sự học của Bản Chùa. Ngược dòng quá khứ, gần 30 năm trước, ngôi trường này được xây dựng bởi tấm lòng rộng mở của bà Hồ Thị Lan (72 tuổi), thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Bà từng hiến 260 m2 đất xây trường khi gia đình còn rất nghèo khó.
Trong căn nhà tuềnh toàng và chật chội, bà Lan chỉ cho tôi xem những tấm bằng khen đã ố vàng, ám khói, nhưng lại được treo rất trang trọng của bố bà là ông Hồ Tà Lan. Ông đã mất, nhưng những gì ông đã tận hiến cho quê hương, đất nước khiến con cháu tự hào. Ông Tà Lan trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những bậc lão niên trong làng nhắc về ông là nhà cộng sản kiên trung, với những chiến công lẫy lừng.
Sau kháng chiến, ông Tà Lan được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều bằng khen, giấy khen khác. Bà Lan kể bằng giọng đầy tự hào: “Bước ra từ cuộc chiến, bố tôi may mắn sống sót. Trở về quê hương, ông vẫn giữ một tinh thần tận tụy vì nước, vì dân. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước.
Từ năm 1965 -1967, bố tôi là phó bí thư chi bộ, Xã đội trưởng xã Cam Lâm, huyện Cam Lộ. Từ năm 1968 - 1973, ông là Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Từ năm 1991 - 2002, ông đảm nhiệm vai trò Bí thư Chi bộ Bản Chùa. Trước khi mất, ông được tặng huy hiệu 65 năm tuổi đảng”.
Gia đình bà Hồ Thị Lan hiến đất xây trường mầm non dù hoàn cảnh còn khó khăn -Ảnh: KHÁNH LINH
Bản Chùa nằm ở phía Tây của xã Cam Tuyền. Phía sau là núi Cù Đinh, trước mặt là núi Phu Lơ bao bọc bản làng Vân Kiều duy nhất của huyện Cam Lộ. Đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Khởi nguồn cho sự học ở bản này là Trường Mầm non Hoa Phượng. Năm ấy, nhà bà Lan nghèo lắm, nhưng khi biết tin xã cần quỹ đất để xây trường, bà đã không ngần ngại hiến đất.
“Bố tôi luôn dạy là sống phải biết cho đi, phải biết cống hiến, phải biết giúp đỡ người khác kể cả trong nghèo khó. Cho nên, giúp được gì cho quê hương tôi cũng nguyện làm hết mình. Suy nghĩ này gắn với cả đời tôi”, bà Lan tâm sự.
Bao nhiêu năm qua, bà Lan vẫn thường có thói quen ghé sang trường xem tụi nhỏ học hành thế nào. Bà kể, nhiều thế hệ giáo viên đến làng này dạy bà đều nhớ mặt, những đứa trẻ từng học ở đây bà đều quý mến. Nhìn các cháu mỗi ngày đến trường vui vẻ, cười nói rộn ràng, lòng bà thấy vui. Gần 30 năm trước, bà Lan hiến đất xây trường.
Gần 30 năm sau, trường cần mở rộng khuôn viên, hai người con của bà Lan là anh Hồ Văn Trình (35 tuổi) và chị Hồ Thị Hồng (43 tuổi) tiếp tục hiến 150 m2 đất liền kề. Điều đáng nói là cả hai người con của bà đều nằm trong diện hộ nghèo của thôn. Tôi thật sự ấn tượng về câu chuyện của gia đình bà Lan.
Bởi, trên đời này, không phải ai cũng chấp nhận cho đi ổ bánh mì của mình khi bụng đang đói. Trong khi gia đình đang nghèo khó như thế, trong khi đất đai bây giờ cũng trở nên có giá trị hơn nhưng họ vẫn chấp nhận cho đi. Có lẽ, đối với gia đình bà Lan, tình yêu quê hương, Tổ quốc đã thấm sâu trong tim mỗi người. Tấm lòng đó như ngọn đèn không tắt, soi tỏ một vùng quê...
Thước đo của sự giàu có
Mặt trời chưa ló. 4 giờ sáng, chị Hồng cùng khoảng 5,6 người vào rừng để làm công việc bóc tràm. Đường lên núi càng lúc càng dốc đứng, nhiều chặng bánh xe máy không bám được đất đá để đi lên, quay mòng mòng, phải cùng nhau dùng sức đẩy. Khi đến được địa điểm làm việc, ai cũng tất bật không ngơi tay. Họ được khoán thu hoạch những cánh rừng tràm sản xuất.
Người thì cưa tràm rồi gom lại, chị Hồng và những người khác với dụng cụ là tua vít sẽ làm nhiệm vụ bóc vỏ tràm rồi xếp lên xe tải. Công việc cứ như thế đến tận tối mịt họ mới về nhà. “Có hôm đi làm gần thì tôi có thể đi đi, về về trong ngày. Nhưng cũng có nhiều hôm nhận làm ở những cánh rừng xa, diện tích thu hoạch rộng thì có khi phải đi cả tuần. Lúc ấy, phải cơm đùm gạo bới để nấu ăn trong rừng. Lúc ngủ thì dựng lán trại tạm để ngủ. Công việc rất vất vả”, chị Hồng kể.
Mai này, những đứa trẻ Bản Chùa sẽ được học trong ngôi trường khang trang hơn -Ảnh: KHÁNH LINH
Gần 10 năm nay, chị Hồng một mình nuôi 3 đứa con. Cuộc sống rất khó khăn. Vậy mà khi chính quyền địa phương cần đất để mở rộng trường học, chị Hồng và người em của mình là anh Trình noi theo gương mẹ, sẵn sàng hiến đất. Hôm tới Bản Chùa, tôi không gặp được anh Trình vì anh bận đi làm, nhưng chị Hồng đã chia sẻ cho tôi rất nhiều về câu chuyện của gia đình. Rằng, chị đã thấm nhuần lời dạy của bố mẹ như thế nào về việc cho đi lòng tốt hay chị đã vui ra sao khi con em sắp có chốn học mới khang trang hơn.
Trường Mầm non Hoa Phượng sắp được xây mới, nên gần đây các em tạm thời được chuyển đến nhà văn hóa thôn để học. Chị Hồng bùi ngùi nói: “Biết dạo này trường tạm dừng hoạt động chị nhớ nhất cái chi không?...Tiếng trẻ con”. Tôi ấm lòng nhận ra, người phụ nữ này thoáng buồn khi vắng đi âm thanh con trẻ đến lớp, nhưng chị lại khấp khởi mừng khi những đứa trẻ được học trong môi trường tốt hơn để theo đuổi giấc mơ của mình.
Nắm thông tin ở anh Hồ Văn Một, Bí thư Chi bộ Bản Chùa, tôi được biết năm học 2023 - 2024, thôn có 8 em đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc, 10 em đạt danh hiệu học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện. 2 em đậu đại học là Hồ Thị Huyền, trúng tuyển Học viện Hành chính quốc gia và Hồ Thị Trung, trúng tuyển Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Chị Hồng hào hứng nói: “Tôi hạnh phúc vô cùng khi thấy con em làng mình học giỏi. Bởi, việc học là quan trọng, học sẽ giúp các em thực hiện ước mơ, thay đổi số phận và góp sức xây dựng quê hương”. Có lẽ, đối với chị Hồng, nỗi cơ cực của gia đình nghèo khó đã tạm thời tan biến nhờ vào thành tích học tập tốt của những đứa trẻ ở Bản Chùa.
Nói về lý do trường cần thiết phải xây dựng lại, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Phượng Lê Thị Phượng cho hay, hiện nay trường có 37 em học sinh trong độ tuổi từ 3-5 tuổi, điểm trường chỉ có một phòng học duy nhất rộng chừng 28 m2. Với từng đó diện tích, các em được tổ chức học ghép. Không gian nhỏ hẹp không đảm bảo điều kiện dạy và học.
Bên cạnh đó là cơ sở vật chất xuống cấp, tường thấm dột, mái nhà đã mục, rỉ rét, sân chơi bong tróc nền. Chính vì thế, trường cần xây mới, mở rộng khuôn viên. Muốn như vậy thì phải có quỹ đất, may sao con của bà Lan là anh Trình, chị Hồng lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhà trường và tự nguyện hiến đất.
Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền Nguyễn Anh Tuân nhận định: “Gia đình bà Lan là một tấm gương điển hình của người đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều thế hệ trong gia đình có tấm lòng rộng mở, cống hiến cho quê hương đất nước. Họ xứng đáng để người dân học tập và noi theo. Đặc biệt, mới đây, UBND huyện Cam Lộ đã quyết định tặng giấy khen cho gia đình bà Lan vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến đất, hiến cây để mở rộng khuôn viên trường học trên địa bàn xã Cam Tuyền”.
Võ Khánh Linh
QTO - Thời gian qua, nhiều hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị hư hỏng, hoạt động chập chờn, đặc biệt là thời điểm có mưa kéo...
QTO - Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành hữu quan chú trọng thực hiện kiểm tra, giám sát, nhất là vào dịp tết...
QTO - Thời gian qua, cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo đến người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc về tình trạng lừa đảo...
QTO - Do đặc thù công việc, doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh đang thu hút đông đảo lao động nữ làm việc, trong đó lao động nữ ở độ tuổi mới lập gia...
QTO - Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành điểm tựa của nhiều nhà nông trên địa bàn. Từ điểm tựa này, hàng nghìn nông dân sớm vươn lên,...
QTO - Xuất phát từ việc nhiều lần chứng kiến người bệnh phải chờ đợi dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng do thiết bị y tế bị hư hỏng phải thay thế,...
QTO - Thấu hiểu với những cảnh khó khăn, nhiều nhà báo, phóng viên báo Quảng Trị không chỉ tâm huyết với nghề mà còn nhiệt tình chăm lo người nghèo, các...
QTO - Để đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhờ vậy lĩnh vực này đạt được nhiều kết quả...
QTO - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về vận động, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, với tinh thần “tương...
QTO - Là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, dân cư tập trung với mật độ đông, những năm qua, công tác dân số ở thành phố Đông Hà được triển khai đồng bộ, đạt được...
QTO - Bằng sự nhiệt huyết, sáng tạo và tình yêu quê hương, thời gian qua, tuổi trẻ thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động, phong...
QTO - Với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng đô thị văn minh,...