Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vì sức khỏe người bệnh

Xuất phát từ việc nhiều lần chứng kiến người bệnh phải chờ đợi dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng do thiết bị y tế bị hư hỏng phải thay thế, anh Nguyễn Hoài Nam đã nỗ lực nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, sáng kiến tốt nhất giúp người bệnh được cứu chữa kịp thời, làm lợi hàng tỉ đồng cho bệnh viện.

Nỗ lực sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vì sức khỏe người bệnh

Anh Nguyễn Hoài Nam cùng đồng nghiệp kiểm tra thiết bị “Tự động reset bộ nhận hình ảnh IP Cassette” -Ảnh: N.NHI

Trong những năm gần đây, anh Nguyễn Hoài Nam, nhân viên Phòng Vật tư, thiết bị y tế, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị liên tục gặt hái được những thành công. Anh vinh dự nhận được Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào năm 2021, 2023; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ X (2022 - 2023); Giấy chứng nhận của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vì đạt giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023)...

Trò chuyện với chúng tôi, anh Nam không giấu được niềm vui khi những sáng kiến, giải pháp, cải tiến kỹ thuật của mình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành y tế tỉnh nhà. Anh Nam chia sẻ: “Được làm việc trong môi trường bệnh viện, tôi nhiều lần chứng kiến các kỹ thuật viên, bác sĩ và bệnh nhân phải mất thời gian chờ đợi bởi máy móc, thiết bị y tế bị hư hỏng do sử dụng quá tải. Điều đó đã thôi thúc tôi và các đồng nghiệp tìm tòi, nghiên cứu phương pháp, sáng kiến mới để áp dụng thành công nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho người bệnh”.

Sản phẩm giúp anh Nam nhận được Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cách đây 3 năm có đề tài “Cải tiến vòng roăng dẫn động cho máy định danh vi khuẩn kháng sinh đồ”. Vào thời điểm bấy giờ, máy định danh vi khuẩn kháng sinh đồ được xem là thiết bị hiện đại bậc nhất đối với một bệnh viện tuyến tỉnh như Quảng Trị. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng lớn, máy thường xuyên hoạt động hết công suất dẫn đến các linh kiện nhanh chóng bị hư hỏng, lão hóa, nhất là thiết bị vòng roăng dẫn động quay lồng.

Ở giai đoạn này, việc mua linh kiện thay thế cho 1 thiết bị y tế thông thường đã khó, trong khi thiết bị này thuộc loại đặc chủng, linh kiện thay thế khan hiếm, muốn có phải thông qua các hãng đặt mua ở nước ngoài nên mất rất nhiều thời gian và chi phí cao. Trước yêu cầu từ thực tế, anh Nam cùng đồng nghiệp đã nỗ lực cố gắng, tìm tòi nghiên cứu và quyết định sử dụng các vật liệu có sẵn trên thị trường như: dây silicon bản vuông, keo dán đặc chủng... để “độ” lại vòng roăng cho máy.

“Với sáng kiến cải tiến kỹ thuật này, chúng tôi chỉ mất 1 triệu đồng, thay vì phải mất 100 triệu đồng như hãng báo giá thay thế. Về mặt kỹ thuật thì rất dễ lắp đặt, sửa chữa, vận hành, còn linh kiện thì luôn có sẵn, dễ mua. Đặc biệt, khi đưa vào sử dụng không ảnh hưởng đến các thông số kỹ thuật, kết quả thực hiện”, anh Nam cho biết.

Không dừng lại ở đó, với bản tính cần cù, chịu khó, tinh thần trách nhiệm trong công việc, anh Nam thường xuyên trao đổi với các bộ phận chuyên môn và nhận thấy máy X-Quang của đơn vị còn nhiều bất cập, mang tính thủ công nên hiệu quả mang lại chưa cao, gây tốn kém thời gian và chi phí sửa chữa. Cụ thể, mỗi lần chụp, bệnh nhân sẽ phải chụp 4 lần với 4 tư thế khác nhau và kỹ thuật viên sẽ rút cassette rửa phim, sau đó gắn cassette lại mới bắt đầu chụp tư thế tiếp theo, điều này gây tác động trực tiếp lên tấm nhận và ảnh hưởng lên bộ nhận hình ảnh IP cassette, cáp truyền tín hiệu, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

“Theo tính toán của tôi, nếu sử dụng phương pháp thủ công như trên thì mỗi năm có khoảng 7.000 đến 10.000 lần tấm nhận bị di chuyển và chịu tác động của kỹ thuật viên, ảnh hưởng trực tiếp lên bộ nhận hình ảnh IP cassette, cáp truyền tín hiệu, dẫn đến gây hao mòn, hư hỏng do sử dụng. Nếu thay thế, số tiền phải bỏ ra lên đến khoảng 1,2 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trên cơ sở chức năng, mục đích và công năng sử dụng của hệ thống chụp X-Quang nhũ ảnh, tôi và đồng nghiệp mạnh dạn cải tiến “tự động reset” bộ nhận hình ảnh IP cassette sau mỗi tư thế chụp. Qua đó góp phần hạn chế tác động trực tiếp của người sử dụng lên tấm nhận và cáp truyền tín hiệu, cũng như giải quyết được các vấn đề hao mòn, hư hỏng do sử dụng”, anh Nam cho biết.

Với sáng kiến: “Tự động reset bộ nhận hình ảnh IP Cassette sau mỗi tư thế chụp của hệ thống X-Quang nhũ ảnh” trên, anh Nam và đồng nghiệp được Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị năm 2023 trao giải Nhì. Giải pháp này được giới chuyên môn đánh giá cao vì mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bệnh viện làm chủ được sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không phụ thuộc vào hãng, đồng thời giúp kỹ thuật viên rút ngắn thời gian chụp và trả kết quả. Sáng kiến còn góp phần làm tăng năng suất, khối lượng công việc, chất lượng khám, chẩn đoán được nhanh chóng, hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.

“Những sáng kiến, cải tiến của anh Nam đều xuất phát từ nhu cầu công việc chuyên môn, vì vậy được ứng dụng rất hiệu quả vào thực tiễn, làm lợi cho bệnh viện số tiền tương đối lớn. Những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của anh đã truyền động lực cho các đồng nghiệp trong đơn vị say mê nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ”, bà Nguyễn Thị Luyến, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở BVĐK tỉnh, nhận xét.

Nguyên Nhi

Tin liên quan:
  • Nỗ lực sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vì sức khỏe người bệnh
    Bác sĩ trẻ nỗ lực vì sức khỏe người bệnh

    Tuổi đời lẫn tuổi nghề còn trẻ song bác sĩ Vi Văn Từ (sinh năm 1994), hiện đang công tác tại Khoa Liên chuyên khoa, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Triệu Phong là một trong những tấm gương tiêu biểu về tinh thần nỗ lực vươn lên làm chủ kỹ thuật mới, kỹ thuật khó. Nhờ đó mà cùng với các y, bác sĩ của đơn vị, thời gian qua, bác sĩ Từ không chỉ kịp thời khám, điều trị cho người bệnh trên địa bàn và các vùng lân cận mà còn góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của TTYT huyện Triệu Phong.

  • Nỗ lực sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vì sức khỏe người bệnh
    Phong trào cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả tích cực

    Những năm qua, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) luôn chú trọng công tác nghiên cứu sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhờ đó, phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã khuyến khích sức sáng tạo của cán bộ, công nhân viên (CBCNV) và người lao động trong toàn công ty.

  • Nỗ lực sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vì sức khỏe người bệnh
    Ứng dụng kỹ thuật ươm cải tiến sản xuất cây giống lâm nghiệp

    Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững (FSC, PEFC, VFCS...), Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp của sở chuyển giao các tiến bộ KHKT để nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp. Từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu”. Đến nay, dự án cho kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu trồng rừng chất lượng cao trong các vụ tới.


Nguyên Nhi

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mang yêu thương đến với người nghèo

Mang yêu thương đến với người nghèo
2024-10-11 19:11:00

QTO - Thấu hiểu với những cảnh khó khăn, nhiều nhà báo, phóng viên báo Quảng Trị không chỉ tâm huyết với nghề mà còn nhiệt tình chăm lo người nghèo, các...

Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số

Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số
2024-10-11 05:08:00

QTO - Là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, dân cư tập trung với mật độ đông, những năm qua, công tác dân số ở thành phố Đông Hà được triển khai đồng bộ, đạt được...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long