Cập nhật:  GMT+7

Cảnh báo lừa đảo lao động thời vụ sang Hàn Quốc

Thời gian qua, cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo đến người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc về tình trạng lừa đảo người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra nhiều vụ việc lừa đảo về lao động thời vụ, đòi hỏi cơ quan chức năng phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Cảnh báo lừa đảo lao động thời vụ sang Hàn Quốc

Lớp đào tạo kỹ năng tiếng Hàn do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức -Ảnh: TÚ LINH

Thị trường lao động tại Hàn Quốc có nhiều chương trình làm việc hiệu quả, ý nghĩa. Tại Quảng Trị, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã và đang triển khai chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS). Đây là chương trình cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài được ký kết giữa Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Việt Nam. Kết quả, từ năm 2005 đến tháng 6/2024 có khoảng hơn 5.000 lao động Quảng Trị đã xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, người lao động đi theo chương trình EPS đòi hỏi thời gian đào tạo khá dài và khả năng trúng tuyển khó.

Do vậy, chương trình thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ ở Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước theo Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 24/6/2022 của Bộ LĐ,TB&XH (thị thực E8) là một hướng đi mới về tạo việc làm. Chương trình này có chi phí ít tốn kém hơn, thủ tục nhanh gọn, không yêu cầu cao về ngoại ngữ, thời gian đi làm việc ngắn, dễ nâng cao thu nhập cho người lao động nên được nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên, lợi dụng chương trình này, một số đối tượng đã môi giới thông tin, lừa đảo người lao động, gây hoang mang dư luận. Báo động nhất là vào ngày 22/9, hàng trăm lao động bị Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Educa Việt Nam bỏ rơi tại sân bay Nội Bài trong lúc làm thủ tục chuẩn bị bay sang Hàn Quốc làm việc theo thỏa thuận với công ty. Bộ LĐ,TB&XH và các cơ quan chức năng đã lập tức vào cuộc xác minh việc làm sai trái của công ty này nhằm xử lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Trước tình hình này, ngày 24/9, Cục Quản lý lao động ngoài nước ra văn bản khuyến cáo đến người lao động về tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lợi dụng chương trình thị thực E8 lừa đảo đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc. Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định đây là chương trình hợp tác trực tiếp giữa địa phương của Việt Nam với địa phương của Hàn Quốc trên cơ sở bản thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa địa phương hai nước để tuyển chọn đưa người lao động cư trú tại địa phương sang làm việc tại Hàn Quốc.

Điểm nhận biết của chương trình này là không giao cho doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào mà cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện chịu trách nhiệm ký hợp đồng , tổ chức đào tạo tiếng Hàn, tuyển chọn đảm bảo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động, là địa phương ở Hàn Quốc.

Thời gian qua, cả nước có 17 tỉnh đã ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc để đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E8. Tại các địa phương triển khai chương trình này, việc tuyển chọn, làm hồ sơ, thủ tục và đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện. Vì thế, người lao động cần tìm hiểu các quy định của hình thức làm việc này và những địa phương đã ký thỏa thuận với phía Hàn Quốc để tránh bị lừa đảo.

Đối với tỉnh Quảng Trị, đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đã tuyên truyền quy định của trung ương, bộ, ngành liên quan đến với người lao động. Đa số người lao động tiếp nhận thông tin chương trình thị thực E8 rất hồ hởi.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nảy sinh một số vướng mắc như: việc thẩm định năng lực, điều kiện làm việc của doanh nghiệp tại Hàn Quốc có nhu cầu tuyển chọn lao động Quảng Trị làm cơ sở cho việc ký kết thỏa thuận chưa thực hiện được vì chưa có thông tin. Tỉ lệ lao động của một số tỉnh sang Hàn Quốc bỏ trốn khá cao nhưng hiện chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về chống tình trạng lao động bỏ trốn nên khó khăn trong ký kết văn bản thỏa thuận...

Cùng với các địa phương khác, Quảng Trị nỗ lực tìm phương án tối ưu để đưa người lao động sang làm việc ở Hàn Quốc theo thị thực E8. Đồng thời cơ quan chức năng của tỉnh khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nói chung và đi làm việc theo thị thực E8 tại Hàn Quốc nói riêng hết sức cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin về thị trường lao động.

Để tránh bị lừa đảo, người lao động chỉ liên hệ trực tiếp với Sở LĐ,TB&XH hoặc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để tìm hiểu thông tin liên quan, tuyệt đối không nghe theo các thông tin quảng cáo không chính thống và không liên hệ với các tổ chức, cá nhân trung gian, môi giới. Người lao động cũng có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8.249.517, số máy lẻ 511, 304 để tìm hiểu thêm thông tin.

Khánh Hưng

Tin liên quan:
  • Cảnh báo lừa đảo lao động thời vụ sang Hàn Quốc
    Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, bao giờ hết cảnh “quýt làm cam chịu”?

    Mới đây, 55 lao động thời vụ đợt 2 của tỉnh Quảng Bình bị lỡ cơ hội sang Hàn Quốc làm việc dù đã hoàn thiện tất cả các thủ tục cần thiết. Nguyên nhân là do tỉnh này có 34/41 lao động đi làm việc thời vụ đợt 1 ở TP.Yeongju (tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc) không chịu về nước như cam kết. Câu chuyện “quýt làm cam chịu” này một lần nữa cảnh báo về tình trạng lao động bất hợp pháp của nước ta khi tham gia làm việc ở nước ngoài.

  • Cảnh báo lừa đảo lao động thời vụ sang Hàn Quốc
    Thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc

    Thông tin từ Sở LĐ, TB&XH tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đang tích cực phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các bước cần thiết để tiến tới thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.

  • Cảnh báo lừa đảo lao động thời vụ sang Hàn Quốc
    Làm việc thời vụ ở Hàn Quốc - hướng đi mới cho lao động Quảng Trị

    Sở LĐ,TB&XH Quảng Trị cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết 59/NQ-CP ngày 27/4/2022 của Chính phủ về việc tiếp tục thí điểm đưa NLĐ đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, sở vừa tham mưu UBND tỉnh ra Công văn số 1659/UBND-KGVX ngày 9/4/2024 để triển khai thực hiện nội dung trên. Đây được xem là hướng đi mới, hiệu quả trong việc góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo cho lao động địa phương.


Khánh Hưng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mang yêu thương đến với người nghèo

Mang yêu thương đến với người nghèo
2024-10-11 19:11:00

QTO - Thấu hiểu với những cảnh khó khăn, nhiều nhà báo, phóng viên báo Quảng Trị không chỉ tâm huyết với nghề mà còn nhiệt tình chăm lo người nghèo, các...

Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số

Đông Hà nâng cao chất lượng công tác dân số
2024-10-11 05:08:00

QTO - Là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, dân cư tập trung với mật độ đông, những năm qua, công tác dân số ở thành phố Đông Hà được triển khai đồng bộ, đạt được...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long