{title}
{publish}
{head}
Hãng thông tấn Reuters cho biết tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 khai mạc vào chiều 13/6 ở Borgo Egnazi, nước Ý, các nhà lãnh đạo nhất trí kế hoạch cung cấp cho Ukraine khoản vay trị giá 50 tỷ USD được bảo đảm bởi lợi nhuận thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa.
Cũng trong ngày hôm đó, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã chính thức xác nhận thông tin này. Thông tin chi tiết liên quan khoản vay hiện vẫn đang được các nhà lãnh đạo G7 thảo luận.
Lãnh đạo các nước nhóm họp tại Hội nghị thượng đỉnh G7- Ảnh: AP
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, Mỹ và các đồng minh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với kinh tế Nga và đóng băng khoảng 300 tỷ euro tài sản của ngân hàng trung ương nước này.
Một số nước phương Tây đã từng đề xuất về sử dụng toàn bộ tài sản bị phong tỏa để hỗ trợ cho Ukraine. Vào tháng 5, EU kiến nghị sử dụng 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này để hỗ trợ quân sự cho Kiev, phần còn lại chuyển vào ngân sách khối và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thực hiện do vấp phải sự phản đối của một số thành viên, trong đó có Đức, Pháp hay Anh.
Theo nghị sĩ Harriett Baldwin, Thành viên Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, việc phong tỏa tài sản có thể được xem là một công cụ trừng phạt tạm thời, tuy nhiên London sẽ gặp rắc rối nếu tịch thu hoàn toàn tài sản Nga.
Một số quan chức cấp cao nhận đinh dù đã bị phong tỏa, các tài sản này vẫn thuộc sở hữu của nước Nga.
Theo các chuyên gia pháp lý, dù các quốc gia thường không gặp khó khăn trong việc phong tỏa tài sản Nga, nhưng việc tịch thu những tài sản này và sử dụng để hỗ trợ Ukraine đòi hỏi phải trải qua thủ tục tư pháp phức tạp. Phương Tây cần phải viện dẫn cơ sở pháp lý cho hành động trên cũng như phải đối mặt với các vụ kiện tụng tại tòa án.
Nhằm vượt qua những rào cản pháp lý, phương Tây đã đề xuất việc sử dụng lợi nhuận khoảng 3,2 tỷ USD/năm do các tài sản phong tỏa tạo ra để hỗ trợ Kiev.
Bằng cách thành lập một quỹ cho phép các khoản vay dành cho Ukraine được hoàn trả bằng nguồn lợi nhuận này, Mỹ và các đồng minh có thể ngay lập tức gửi đến Kiev một số tiền khổng lồ.
Tuy nhiên, nếu theo như kế hoạch này, trong trường hợp tài sản Nga được gỡ phong tỏa hoặc lợi nhuận thu được không đủ để thế chấp khoản vay, các nước sẽ cân nhắc phương án san sẻ trách nhiệm với Ukraine. Điều này cũng đặt ra câu hỏi ai sẽ gánh chịu trách nhiệm chính nếu trường hợp này xảy ra.
Vào tuần trước, Max Bergmann, giám đốc Chương trình Châu Âu, Nga và Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết các bộ trưởng tài chính châu Âu lo ngại rằng quốc gia của mình sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản vay của Ukraine trong trường hợp nước này không trả được.
Bên cạnh đó, một vấn đề cũng được quan tâm là khoản vay trên sẽ được sử dụng cho những mục đích như thế nào và trong thời hạn bao lâu. Một số chuyên gia cho rằng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả sự nỗ lực của các thành viên.
Ngày 13/5, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh tính cấp bách của việc cung cấp khoản viện trợ về kinh tế và các lĩnh vực quan trọng khác cho Ukraine nhằm giúp nước này phục hồi cũng như ngăn cản bước tiến của quân đội Nga.
Trong khi đó, một quan chức Pháp cho biết các thủ tục pháp lý liên quan đến khoản vay trên sẽ nhanh chóng được giải quyết và 50 tỷ USD có thể được giải ngân trong năm 2024.
Ngoài việc phải đảm bảo các trang thiết bị vũ khí để ứng phó với quân đội Nga, Ukraine cũng cần nguồn hỗ trợ tài chính cho công cuộc xây dựng và tài thiết đất nước. Trong bản đánh giá tổng thiết hại mà Ukraine phải gánh chịu trong cuộc xung đột với Nga được công bố vào tháng 2, Ngân hàng Thế giới ước tính chi phí tái thiết và phục hồi đất nước này trong 10 năm tới lên đến 486 tỷ USD.
Nga đã nhiều lần cảnh báo sẽ đáp trả nếu tài sản của họ bị phương Tây tịch thu và sử dụng để tái thiết Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng quyết định của EU về việc sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga nhằm hỗ trợ Ukraine đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Ông cho biết động thái này làm sụt giảm niềm tin vào đồng USD cũng như đồng euro, đồng thời cản trở đầu tư toàn cầu và làm suy yếu niềm tin vào các ngân hàng trung ương phương Tây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng kế hoạch sử dụng tài sản Nga bị tịch thu nhằm hỗ trợ Ukraine là động thái làm leo thang cuộc chiến kinh tế và gia tăng căng thẳng thương mại. Bà cũng cảnh báo Nga sẽ có động thái đáp trả tương xứng.
Hải Lâm
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Khi các công ty dầu mỏ ngày càng tăng sản lượng khai thác, dẫn đến thế giới phải đối mặt với tình trạng dư thừa dầu đáng kể, ước tính lên đến hàng...
QTO - Thái Lan đang lên kế hoạch kết nối tuyến đường sắt quốc gia với mạng lưới đường sắt Lào-Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại giữa ba nước, với kỳ vọng...
QTO - Các chuyên gia nhận định Washington nên tận dụng những ưu thế về sức mạnh kinh tế hiện tại để giảm thiểu gánh nặng thâm hụt tài chính.
QTO - Nhận thức được vai trò quan trọng của vàng đối với nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc xây dựng, phát triển cũng như...
QTO - Thủ tướng Ấn Độ Modi xem việc hợp tác quốc phòng với Washington là giải pháp quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng lên khu...
QTO - Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn đối với những người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép.
QTO - Hôm thứ Hai, các hãng hàng không toàn cầu đã nâng dự báo lợi nhuận cho năm 2024 và dự kiến doanh thu toàn ngành vào khoảng 1 nghìn tỷ USD, khi số...
QTO - Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore vào hôm Chủ Nhật, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa...
QTO - Theo tờ Financial Times, một lượng vàng khổng lồ trị giá hàng chục tỷ USD đang được buôn lậu từ châu Phi đến UAE, phản ánh những lo ngại ngày càng...
QTO - Các công ty này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý nếu rời khỏi Nga.