{title}
{publish}
{head}
Các chuyên gia nhận định Washington nên tận dụng những ưu thế về sức mạnh kinh tế hiện tại để giảm thiểu gánh nặng thâm hụt tài chính.
Trao đổi với tờ Financial Times, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath nhận định Mỹ cần giảm bớt gánh nặng tài chính trong bối cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. Chuyên gia này cho rằng tốc độ tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế số một thế giới sẽ mang lại cho nước này nhiều dư địa hơn để thắt chặt chi tiêu và tăng thuế.
Theo bà Gopinath, đã đến lúc các nền kinh tế tiên tiến cần củng cố tài chính và giảm gánh nặng nợ xuống mức trước đại dịch.
“Mỹ có nhiều cơ sở để giảm quy mô thâm hụt tài chính nhờ vào sức mạnh của nền kinh tế” – đại diện IMF cho biết.
Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Gopinath kêu gọi Washington cần gấp rút hạn chế thâm hụt ngân sách. Ảnh: The Financial Times
Cảnh báo được đưa ra khi các nhà kinh tế và nhà đầu tư lo ngại nhiều năm đẩy mạnh chi tiêu tài khóa của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang khiến kinh tế Mỹ đối diện với nhiều thách thức.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự kiến nợ trên GDP của Mỹ sẽ vượt qua mức cao nhất trong thời kỳ Thế chiến thứ hai vào năm 2029. Cơ quan này dự báo thâm hụt sẽ ở mức từ 5,2% - 6,3% trong 10 năm tới, nếu Quốc hội Mỹ vẫn tiếp tục giữ nguyên các kế hoạch chi tiêu ngân sách.
“Các quốc gia không nên vay mượn quá nhiều để đáp ứng nhu cầu chi tiêu” - bà Gopinath cho biết.
Trong báo cáo Giám sát tài chính được công bố vào tháng 4, IMF dự đoán Mỹ sẽ ghi nhận mức thâm hụt tài chính 7,1% trong năm 2025 - gấp ba lần mức trung bình 2% của các nền kinh tế tiên tiến khác. Quỹ này cảnh báo thâm hụt tài chính ở cả Mỹ và Trung Quốc sẽ đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.
Chuyên gia này đánh giá cao những cải cách tài chính mới nhất của khu vực đồng euro, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc thông qua các biện pháp này vào tháng 12.
Nhiều chuyên gia nhận định 2025 sẽ là một năm khó khăn đối với nền tài chính của Mỹ, trong bối cảnh chính quyền hiện nay không thể hạn chế mức chi tiêu cao, hệ quả là làm tiếp tục làm gia tăng mức thâm hụt ngân sách. Mọi thứ thậm chí có thể nghiêm trọng hơn nếu như cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, với cam kết cắt giảm thuế trong dài hạn.
Đánh giá thường niên của IMF về nền kinh tế Mỹ sẽ được công bố vào cuối tháng này.
Bà Gopinath cũng nhấn mạnh các nền kinh tế tiên tiến cần phải tiến hành những cải cách cơ bản đối với hệ thống lương hưu và chi tiêu y tế trong bối cảnh dân số ngày càng già đi.
Chính quyền ông Biden đang đối diện với nhiều thách thức trong hạn chế chi tiêu cho y tế và an sinh xã hội. Bà Gopinath cho biết IMF ủng hộ nỗ lực của Nhà Trắng trong việc đánh thuế cao hơn đối với người giàu ở Mỹ.
Chuyên gia này cảnh báo tình trạng lạm dụng AI tạo sinh trong các cơ quan, doanh nghiệp, cho rằng điều này có thể dẫn đễn một cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo, bất chấp công nghệ đang góp phần giúp nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng.
Những nghiên cứu của IMF cho thấy AI có thể ảnh hưởng gây ra rủi ro cho 30% việc làm ở các nền kinh tế phát triển, 20% việc làm ở các thị trường mới nổi và 18% ở các nước thu nhập thấp.
Đại diện IMF cho biết các quốc gia nên xem xét cách hỗ trợ người lao động định hướng nghề nghiệp khỏi những công việc bị công nghệ thay thế.
“Chúng tôi cho rằng một số quốc gia có thể phân bổ nhiều hơn cho bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, bảo hiểm tiền lương nhằm bù đắp khoảng cách giữa mức lương cũ và mới của người lao động cũng có thể được sử dụng để hạn chế rủi ro” – bà cho biết.
Long Hải (theo The Financial Times)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Nhận thức được vai trò quan trọng của vàng đối với nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc xây dựng, phát triển cũng như...
QTO - Thủ tướng Ấn Độ Modi xem việc hợp tác quốc phòng với Washington là giải pháp quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng lên khu...
QTO - Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn đối với những người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép.
QTO - Hôm thứ Hai, các hãng hàng không toàn cầu đã nâng dự báo lợi nhuận cho năm 2024 và dự kiến doanh thu toàn ngành vào khoảng 1 nghìn tỷ USD, khi số...
QTO - Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore vào hôm Chủ Nhật, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa...
QTO - Theo tờ Financial Times, một lượng vàng khổng lồ trị giá hàng chục tỷ USD đang được buôn lậu từ châu Phi đến UAE, phản ánh những lo ngại ngày càng...
QTO - Các công ty này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý nếu rời khỏi Nga.
QTO - Các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang đối diện với thách thức trong việc hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
QTO - Ngày 20/5, trưởng Công tố Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC xác nhận đang xin lệnh bắt Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel với cáo buộc...
QTO - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng quyết định của EU về việc sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga nhằm...