{title}
{publish}
{head}
Thủ tướng Ấn Độ Modi xem việc hợp tác quốc phòng với Washington là giải pháp quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng lên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã tiết lộ một số chi tiết về chính sách trong nhiệm kỳ thứ ba, trong đó tập trung nâng cao năng lực quân sự của đất nước.
“Chính phủ sẽ tập trung mở rộng sản xuất và xuất khẩu quốc phòng. Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi lĩnh vực này có thể tự cung tự cấp” – ông Modi phát biểu sau khi có kết quả bầu cử, đề cập đến kế hoạch tăng cường an ninh bằng cách giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí.
Đây chắc hẳn là tin tốt đối với Mỹ và đồng minh, nhất là khi Washington đang nỗ lực hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Modi giành chiến thắng nhọc nhằn trong cuộc bầu cử mới đây - Ảnh: AP
Dưới thời ông Modi, Ấn Độ đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, đặc biệt thông qua Đối thoại Tứ giác An ninh, bao gồm Australia và Nhật Bản. Mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ-Ấn Độ đang mang lại lợi ích cho cả hai bên. Với Mỹ là nhằm duy trì áp lực thường trực lên Trung Quốc, trong khi Ấn Độ xem hợp tác với nền kinh tế số một thế giới là hướng đi quan trọng để nâng cao năng lực quân sự.
Rahul Bedi, một nhà phân tích quốc phòng tại New Delhi cho biết: “Với người Mỹ, Ấn Độ hiện là quốc gia tuyến đầu do hải quân của nước này là một thế lực đáng sợ tại Ấn Độ Dương.”
Mối quan hệ quốc phòng cũng đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi ông chúc mừng ông Modi về kết quả bầu cử.
Trong cuộc điện đàm gần đây, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu và toàn diện Mỹ-Ấn Độ, cũng như thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng.
Nhà trắng cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ sớm tới New Delhi để thảo luận với ông Modi về các ưu tiên chung giữa Mỹ và Ấn Độ.
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Modi, trọng tâm quốc phòng của Ấn Độ chuyển hướng sang Trung Quốc, đặc biệt sau sự kiện quân đội của hai nước đã đụng độ tại Thung lũng Galwan ở khu vực biên giới tranh chấp phía Bắc Ladakh vào năm 2020, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Viraj Solanki, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại London, cho biết: “Trung Quốc là thách thức chiến lược lâu dài của Ấn Độ, cả ở biên giới và Ấn Độ Dương. Điều này buộc New Delhi phải thay đổi chiến lược quốc phòng và chỉ dồn trọng tâm vào hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang có mối quan hệ mật thiết với Pakistan, đối thủ lâu năm của Ấn Độ. Ngoài ra, nền kinh tế số hai thế giới đang tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng của New Delhi, như: Nepal, Bangladesh, Maldives và Sri Lanka.
Khi chúc mừng ông Modi về kết quả bầu cử, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định Trung Quốc và Ấn Độ cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp và ổn định vì lợi ích của cả hai nước cũng như cho hòa bình và phát triển của khu vực.
Trong phần lớn thập kỷ giữ chức vụ lãnh đạo, ông Modi đã luôn có sự ủng hộ nhất quán từ các thành viên chính phủ, tuy nhiên sau chiến thắng tương đối nhọc nhằn trong cuộc bầu cử, nhà cầm quyền này sẽ buộc phải dựa vào các đối tác trong Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng BJP lãnh đạo, cũng như có thể phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn.
Dù khó có thể trở thành thách thức đối với việc cải cách quốc phòng của ông Modi, phe đối lập liên tục chỉ trích cách nhà lãnh đạo này xử lý vấn đề biên giới với Trung Quốc cũng như có thể gia tăng áp lực đối với vấn đề này.
Luật Anh (Theo AP)
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Vào thứ Tư (ngày 4/1) đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng, giao dịch ở mức 7,33 nhân dân tệ đổi 1 USD.
QTO - Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn đối với những người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép.
QTO - Hôm thứ Hai, các hãng hàng không toàn cầu đã nâng dự báo lợi nhuận cho năm 2024 và dự kiến doanh thu toàn ngành vào khoảng 1 nghìn tỷ USD, khi số...
QTO - Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore vào hôm Chủ Nhật, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa...
QTO - Theo tờ Financial Times, một lượng vàng khổng lồ trị giá hàng chục tỷ USD đang được buôn lậu từ châu Phi đến UAE, phản ánh những lo ngại ngày càng...
QTO - Các công ty này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý nếu rời khỏi Nga.
QTO - Các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang đối diện với thách thức trong việc hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
QTO - Ngày 20/5, trưởng Công tố Karim Khan của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC xác nhận đang xin lệnh bắt Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel với cáo buộc...
QTO - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng quyết định của EU về việc sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga nhằm...
QTO - Thâm hụt thương mại của châu Âu đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm, ghi nhận dấu hiệu tích cực đáng kể trong...
(Tin Tức) - Đã có những vụ từ chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ vì chính sách Israel của Washington kể từ ngày 7/10 năm ngoái. Ngoại trưởng Antony Blinken đang phải vật lộn với sự...