{title}
{publish}
{head}
Khi các công ty dầu mỏ ngày càng tăng sản lượng khai thác, dẫn đến thế giới phải đối mặt với tình trạng dư thừa dầu đáng kể, ước tính lên đến hàng triệu thùng dầu/ngày vào cuối thập kỷ này- cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA.
Trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ được dự đoán sẽ đạt đỉnh trước năm 2030, việc các công ty dầu mỏ tăng cường sản xuất nguồn nhiên liệu này, dẫn đầu là Mỹ, sẽ khiến cho công suất dự phòng có thể lên đến hơn 8 triệu thùng/ngày - IEA tiết lộ trong báo cáo thường niên về ngành dầu mỏ được công bố vào thứ Tư.
Cơ quan này cho biết lượng lớn dầu bổ sung này có thể ảnh hưởng đáng kể đến những nỗ lực quản lý giá của Opec+ và sẽ khiến giá dầu giảm sâu hơn trong thời gian tới.
Các nước tăng cường khai thác dầu trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu này giảm đáng kể. Ảnh: The Financial Times
Fatih Birol, giám đốc cơ quan này cho biết: “Đây không phải là lần đầu tiên thị trường dầu mỏ chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung. Điều này sẽ khiến giá dầu giảm xuông đáng kể”.
Ông nói thêm việc nhu cầu dầu chậm lại trong khi nguồn cung tiếp tục tăng lên cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty dầu mỏ, đồng thời cảnh báo họ cần xem xét lại kế hoạch kinh doanh.
Năm ngoái, IEA dự báo thế giới đang dần bước vào kỷ nguyên chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo tổ chức này, nhu cầu về dầu, khí tự nhiên và than đá sẽ bắt đầu giảm trong thập kỷ này khi năng lượng tái tạo và xe điện được ứng dụng ngày càng nhiều.
Dự báo trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà sản xuất dầu mỏ, đặc biệt là ở Trung Đông và Mỹ khi hoạt động khai thác dầu thô vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Chi tiêu dành cho dầu mỏ trên toàn cầu đã tăng lên 538 tỷ USD vào năm 2023, mức cao nhất kể từ năm 2019. Tình trạng trên phần lớn đến từ mức tăng gấp đôi chi tiêu dành cho nhiên liệu này của các công ty dầu khí tại Trung Đông và Trung Quốc trong vòng 10 năm qua.
Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (Opec), Haitham Al Ghais cho rằng dự báo của IEA sẽ gây ra nguy hiểm đối với ngành dầu mỏ. Ông cảnh báo về tình trạng hỗn loạn năng lượng ở quy mô lớn nếu các nhà sản xuất ngừng đầu tư vào những loại dầu khí mới.
Trong báo cáo của mình, IEA đặt câu hỏi liệu Opec+ có thể tiếp tục mở rộng sản xuất dầu trong bối cảnh đang bị các nước ngoài liên minh, đặc biệt là Mỹ, kìm hãm.
Cơ quan này cho biết tổng thị phần dầu mỏ của Opec+ trong năm 2024 đã giảm xuống 48,5%, mức thấp nhất kể từ khi tổ chức này thành lập vào năm 2016, do việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của các thành viên. Tuy nhiên, theo IEA, Opec+ vẫn sẽ tiếp tục bơm dầu thô vượt mức yêu cầu trong giai đoạn từ 2025-2030.
Ông Birol đã nêu ra ba nguyên nhân chính khiến nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào cuối thập kỷ, bao gồm: giảm sử dụng xăng khi thế giới chuyển sang xe điện, động thái của các nước Trung Đông, đặc biệt là Ả Rập Saudi, chuyển từ dầu mỏ sang sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất điện và tăng trưởng nhu cầu dầu chậm ở Trung Quốc.
Theo ông, nguyên nhân quan trọng nhất đến từ Bắc Kinh, khi khoảng 60% tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong 10 năm qua chủ yếu đến từ nền kinh tế số hai thế giới.
Giám đốc IEA cho biết động lực tăng trưởng nhu cầu dầu trong tương lai sẽ đến từ ngành hàng không và lĩnh vực hóa dầu. Cơ quan năng lượng cũng dự đoán việc sử dụng xăng sẽ tăng ở Ấn Độ khi ngày càng có nhiều phương tiện tham gia giao thông.
Trong khi đó, nhu cầu dầu ở các nước OECD, vốn đạt đỉnh điểm vào năm 2007, sẽ giảm xuống mức năm 1991 vào năm 2030.
Luật Anh (theo Financial Times)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Thái Lan đang lên kế hoạch kết nối tuyến đường sắt quốc gia với mạng lưới đường sắt Lào-Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại giữa ba nước, với kỳ vọng...
QTO - Các chuyên gia nhận định Washington nên tận dụng những ưu thế về sức mạnh kinh tế hiện tại để giảm thiểu gánh nặng thâm hụt tài chính.
QTO - Nhận thức được vai trò quan trọng của vàng đối với nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc xây dựng, phát triển cũng như...
QTO - Thủ tướng Ấn Độ Modi xem việc hợp tác quốc phòng với Washington là giải pháp quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng lên khu...
QTO - Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn đối với những người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép.
QTO - Hôm thứ Hai, các hãng hàng không toàn cầu đã nâng dự báo lợi nhuận cho năm 2024 và dự kiến doanh thu toàn ngành vào khoảng 1 nghìn tỷ USD, khi số...
QTO - Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore vào hôm Chủ Nhật, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa...
QTO - Theo tờ Financial Times, một lượng vàng khổng lồ trị giá hàng chục tỷ USD đang được buôn lậu từ châu Phi đến UAE, phản ánh những lo ngại ngày càng...
QTO - Các công ty này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý nếu rời khỏi Nga.
QTO - Các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang đối diện với thách thức trong việc hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.