{title}
{publish}
{head}
49 mùa xuân trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị luôn tiếp nối mạch nguồn truyền thống cách mạng để làm nên diện mạo mới cho quê hương. Từ những người lính đã trải qua cuộc chiến đến thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình, tất cả đều ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình để tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chung tay dựng xây quê hương ngày càng đẹp giàu.
Học sinh Trường TH&THCS Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh tham quan tại Bảo tàng Quảng Trị -Ảnh: D.C
Trao truyền ngọn lửa cách mạng
Hơn 10 năm qua, hình ảnh cựu chiến binh (CCB) Hoàng Ngọc Dũng (sinh năm 1947) đã trở nên quen thuộc đối với nhiều thế hệ học sinh ở xã Trung Giang, huyện Gio Linh.
Ông Dũng sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Từ năm 1967-1972, ông là du kích địa phương, tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ.
Từng trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương nên những câu chuyện giáo dục về truyền thống cách mạng của ông Dũng đều rất chân thực, sinh động, được các em học sinh hào hứng đón nhận. Nhiều năm qua, ông được Hội CCB xã Trung Giang và Trường TH&THCS Trung Giang mời nói chuyện giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh.
“Sinh ra, lớn lên trong hòa bình nên đa phần các cháu không thể hình dung được mức độ khốc liệt mà bom đạn kẻ thù đã trút xuống quê hương cũng như sự anh dũng hy sinh của thế hệ đi trước. Vì thế trong những buổi nói chuyện, tôi luôn cố gắng truyền đạt nội dung một cách ngắn gọn, dễ hiểu, lấy câu chuyện lịch sử làm bài học hiện tại, qua đó dặn dò các cháu cố gắng học tập, rèn luyện tốt để bước tiếp truyền thống cha ông. Bản thân tôi là thương binh 4/4, tuy sức khỏe không được tốt như trước nhưng tôi tâm nguyện tiếp tục làm công việc ý nghĩa này để trao truyền ngọn lửa cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay...”, ông Dũng chia sẻ.
Không chỉ riêng CCB Hoàng Ngọc Dũng mà việc làm ý nghĩa này được nhiều CCB khác hưởng ứng. Thông qua những câu chuyện thật, con người thật, các CCB giúp học sinh hiểu sâu hơn về lịch sử quê hương mình, từ đó có thêm động lực để phấn đấu học tập, rèn luyện, theo đuổi ước mơ, hoài bão của bản thân...
Trở về cuộc sống đời thường sau những năm tháng cùng cả nước đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, tuy phải đối mặt với biết bao khó khăn nhưng những người lính Cụ Hồ luôn phát huy phẩm chất quý báu và có thêm nhiều đóng góp cho Tổ quốc trên mặt trận mới.
Huyện đoàn Hải Lăng và Đoàn Thanh niên xã Hải Thượng thăm hỏi, tặng quà và tổ chức sinh nhật 100 tuổi cho Mẹ Việt Nam anh hùng Đào Thị Vui -Ảnh: D.C
Theo Chủ tịch Hội CCB tỉnh Hồ Thanh Tự, những năm qua, Hội CCB tỉnh thực hiện có hiệu quả các phong trào CCB làm kinh tế với nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi được các cấp khen thưởng, ghi nhận, đi đầu trong công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa...
Năm 2023, tiếp tục phong trào “Hội CCB chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các cấp hội phát động cán bộ, hội viên ra quân tham gia, hiến 6.961 m2 đất làm đường giao thông nông thôn; đóng góp trên 250 triệu đồng; huy động 11.247 ngày công nạo vét kênh mương nội đồng; trồng mới hàng ngàn cây xanh bóng mát cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác...
"Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng, Hội CCB các cấp trong tỉnh đã tích cực đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền.
Qua đó góp phần giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của mỗi đoàn viên, thanh niên trong học tập, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Hoạt động này được tổ chức thường xuyên nhưng triển khai đậm nét nhất vào các dịp kỷ niệm và những ngày lễ của đất nước. Nhiều CCB mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn tích cực với công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”, ông Tự cho biết.
Tự hào tiếp bước cha ông
Các đoàn cơ sở, trường học trên địa bàn tỉnh đều tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, ôn lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh toàn trường. Việc tổ chức chương trình sinh hoạt truyền thống, kết nạp đoàn viên, đội viên tại các “địa chỉ đỏ” là một trong những hoạt động có ý nghĩa như thế.
Ngày 22/3/2023, Đoàn cơ sở phường Đông Lễ (TP.Đông Hà) phối hợp với Chi đoàn Trường THCS Phan Đình Phùng tổ chức buổi lễ kết nạp đoàn viên cho 59 đội viên ưu tú ngay tại khuôn viên di tích Đình làng Lập Thạch, phường Đông Lễ.
Đây là hoạt động được triển khai thường xuyên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng cho mỗi đoàn viên, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn mạch nguồn cách mạng, truyền thống của quê hương.
Tháng 3 vừa qua, khối nhi đồng của Trường TH&THCS Vĩnh Hòa có chuyến thăm Thành Cổ Quảng Trị. Tại đây, liên đội nhà trường cũng đã tổ chức lễ kết nạp đội viên mới năm học 2023-2024 nhằm ghi nhận nỗ lực phấn đấu của học sinh để được đứng vào hàng ngũ của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Thầy giáo Võ Xuân Thủy, Tổng phụ trách Đội Trường TH&THCS Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, cho biết hằng năm liên đội đều tổ chức các đợt tham quan cho học sinh tại các di tích lịch sử nhằm giáo dục ý thức cách mạng, lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
Ngày 12/4, học sinh nhà trường được tổ chức tham quan tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thăm giếng cổ 500 năm và cây cổ thụ tại huyện Cam Lộ. “Các buổi trải nghiệm giúp học sinh có thêm sự hiểu biết sâu hơn về lịch sử Việt Nam và những di tích lịch sử tại địa phương từ quan sát thực tiễn. Hoạt động này giúp các em có niềm hứng thú trong học tập, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của quê hương”, thầy Thủy chia sẻ.
Thầy trò Trường TH&THCS Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh dâng hương và thả hoa tại Bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn -Ảnh: D.C
Tại huyện Hải Lăng, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” luôn được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia. Cụ thể như việc tổ chức các chương trình sinh hoạt truyền thống tại địa chỉ đỏ, chương trình “Về nguồn” thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng; tổ chức bữa cơm gia đình tại nhà các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH).
Bí thư Huyện đoàn Hải Lăng Lê Văn Phong cho biết: “Với ý nghĩa giáo dục sâu sắc, những hoạt động đền ơn đáp nghĩa luôn được huyện đoàn đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia. Mô hình “Mừng sinh nhật Mẹ” là một trong những hoạt động được nhiều đoàn viên, thanh niên hưởng ứng và các cấp bộ đoàn ghi nhận, đánh giá cao”.
Ngày 5/5/2023 là một ngày đặc biệt đối với Mẹ VNAH Đào Thị Vui ở thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng vì mẹ tròn 100 tuổi. Trong ngày này, niềm vui nhân đôi khi mẹ được đón tiếp cán bộ, đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn đến thăm hỏi, tặng quà và tổ chức sinh nhật. Mẹ xúc động nói: “Mẹ có chồng là liệt sĩ Lê Hồi hy sinh năm 1949 và một người con trai duy nhất là liệt sĩ Lê Thịnh hy sinh năm 1969. Chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng nỗi nhớ chồng con vẫn luôn hiện hữu trong mẹ. Nhờ sự quan tâm, sẻ chia và những lần thăm hỏi của các cháu đoàn viên thanh niên, mẹ đã phần nào vơi bớt nỗi buồn”.
Trên địa bàn xã Hải Thượng hiện còn có Mẹ VNAH Phan Thị Thuộc (hơn 97 tuổi) tại thôn Thượng Xá. Việc thực hiện tốt phong trào chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ VNAH là một trong những hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa đối với các cấp bộ đoàn, giúp các mẹ có những ngày tháng sum vầy, ấm áp.
Bạn Phan Thị Trà Giang, đoàn viên Đoàn Thanh niên xã Hải Thượng, chia sẻ: “Nhiều năm qua, tôi thường xuyên có mặt trong các hoạt động của đoàn thanh niên xã Hải Thượng, đặc biệt là hoạt động đền ơn đáp nghĩa như thăm, tặng quà, dọn dẹp nhà cửa và phụng dưỡng các bà Mẹ VNAH trên địa bàn. Mong rằng ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các Mẹ VNAH để các mẹ được sống vui, sống lâu cùng con cháu và làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo”.
Những ngày tháng Tư lịch sử lại về, hòa chung khí thế mừng ngày hội thống nhất non sông, thế hệ trẻ Quảng Trị lại có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực để tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương.
Hoài Diễm Chi
QTO - Đâu đó trong các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Đông Hà, có những người phụ nữ suốt mười mấy năm qua vẫn mưu sinh bằng nghề buôn bán cá, tôm được...
QTO - Bằng nhiệt huyết và sức sáng tạo của một người trẻ, Phạm Khánh Linh (sinh năm 1995), ở Phường 2, thị xã Quảng Trị, đã bền bỉ theo đuổi và thành công...
QTO - Trong những năm qua, tình trạng khai thác cát trắng trái phép ở đồi cát của các địa phương nằm trên tuyến đường Trung tâm trục dọc Khu kinh tế Đông...
QTO - Khi chỉ mới 15 tuổi, Hoàng Thị Thương Huyền (sinh năm 2002) đã lặn lội từ quê nhà Vĩnh Long, Vĩnh Linh vào TP. Huế tham gia và đoạt giải Ba cuộc thi...
QTO - Cũng như nhiều cô bé, từ nhỏ, Nguyễn Thị Ánh Tuyết (sinh năm 2005), một người con Quảng Trị đang sống, học tập tại TP. Hồ Chí Minh từng ước mơ một...
QTO - Tôi đến Seoul, thủ đô của Hàn Quốc vào cuối Thu, đầu Đông. Là thành viên đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam, ngoài thời gian làm việc với Hội Nhà báo...
QTO - Dọc miền biên ải từ Bắc chí Nam, tôi hay dừng lại ở những thị trấn ven sông, nhất là những dòng sông phân định ranh giới quốc gia. Cái cảm giác bồi...
QTO - Với kỹ năng diễn xuất linh hoạt, sống hết mình trong từng nhân vật để mang đến cảm xúc chân thật nhất cho khán giả, Ngô Quang Tuấn (sinh năm 1985),...
QTO - Những ngày cuối tháng 3, vùng biển bãi ngang xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tấp nập thuyền làm nghề cào ốc ruốc (còn gọi là ốc gạo, ốc...
QTO - Tuy không lương thưởng, phụ cấp nhưng thời gian qua, 8 đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG ở Quảng Trị đã dồn toàn tâm, toàn sức cho công việc. Sinh...
QTO - Tôi là một người lính viết văn trưởng thành từ những mâm pháo, những con đường ra trận, từ mặt trận Cánh Đồng Chum... Tôi chiến đấu thực thụ ở đây...
QTO - Từng bôn ba làm đủ nghề để mưu sinh, thậm chí đi làm việc theo diện hợp đồng lao động ở nước ngoài nhưng đều không thành công, phải đến khi khởi...