{title}
{publish}
{head}
Bình đẳng giới (BĐG) là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng núi. Do đó, khi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021-2025, vấn đề BĐG được đặc biệt quan tâm được Chính phủ xây dựng thành một dự án thành phần của chương trình (Dự án 8). Sau 3 năm thực hiện, Dự án 8 đã có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động về thực hiện BĐG vùng đồng bào DTTS, trong đó nổi bật là những kết quả đáng khích lệ của huyện Đakrông.
Một tiết mục văn nghệ hưởng ứng chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đakrông -Ảnh: V.T.H
Để triển khai thực hiện tốt Dự án 8, qua các năm, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 221/ KH-UBND ngày 17/11/2022, Kế hoạch số 129/KHUBND ngày 2/6/2023 về “Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với PN&TE” và các quyết định phê duyệt dự toán thực hiện dự án hằng năm.
Trên cơ sở phân công của UBND huyện, Hội LHPN huyện đã chủ trì, phối hợp với Phòng Dân tộc, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm và tổ chức thực hiện dự án; chủ động phối hợp với UBND các xã và trường THCS triển khai xây dựng các mô hình như: tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ), địa chỉ tin cậy (ĐCTC), CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.
Hội LHPN huyện đã chọn xã Húc Nghì để chỉ đạo và xây dựng các mô hình điểm từ năm 2022. Theo đó, trên địa bàn xã Húc Nghì được xây dựng 1 mô hình điểm tổ TTCĐ tại thôn Húc Nghì; 1 mô hình ĐCTC ở cộng đồng với 2 ĐCTC ở thôn Húc Nghì và thôn La Tó; 1 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường TH&THCS Húc Nghì. Từ hoạt động mô hình điểm có hiệu quả, đến nay, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ thành lập 44 tổ TTCĐ tại 44 thôn thuộc 12 xã, thị trấn; 2 mô hình ĐCTC ở cộng đồng ở 2 xã; thành lập 6 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ở 6 trường học.
Hội LHPN huyện đã tổ chức tập huấn: 6 lớp hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực vận hành cho thành viên tổ TTCĐ; 1 lớp xây dựng ĐCTC cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở, 2 lớp nâng cao năng lực vận hành ĐCTC tại cộng đồng cho các thành viên ban điều hành; 2 lớp hướng dẫn thành lập và vận hành CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 3 đợt tập huấn tuyên truyền bình đẳng giới; tổ chức 9 sự kiện truyền thông về BĐG, phòng chống tảo hôn, bạo lực gia đình.
Tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, giới thiệu ĐCTC đến hội viên phụ nữ và người dân tại 10 xã, thị trấn có mô hình ĐCTC ở cộng đồng; tổ chức 5 cuộc đối thoại chính sách cụm thôn, bản; tổ chức 1 lớp tập huấn ứng dụng KH&CN cho thành viên các tổ hợp tác, nhóm sinh kế do phụ nữ quản lý hoặc tham gia quản lý; tổ chức đánh giá kết quả sau khi kết thúc chiến dịch truyền thông và diễn đàn giao lưu chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình tổ TTCĐ giữa các xã, thị trấn.
Thông qua các hoạt động của tổ TTCĐ đã giúp các cấp, ngành ở địa phương và người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong quá trình thúc đẩy BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho PN&TE. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của PN&TE trong các hoạt động phát triển KT-XH của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
Đakrông là huyện miền núi nghèo của cả nước, đời sống của hầu hết phụ nữ trên địa bàn huyện còn rất nhiều khó khăn, nhiều hủ tục, bất BĐG vẫn còn tồn tại... Bản thân một bộ phận đồng bào DTTS chưa phát huy hết nội lực, tiềm năng, thế mạnh, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Bạo lực gia đình, tệ nạn ma túy, mại dâm, các vụ, việc xâm hại, bạo lực với PN&TE ngày càng tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng; sự gia tăng các loại tội phạm mới...
Những vấn đề đó tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và sự phát triển toàn diện của PN&TE. Do đó, các hoạt động của Dự án 8 được triển khai bám sát yêu cầu định hướng, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các mô hình, hoạt động triển khai đã được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.
Thời gian tới của năm 2024, Dự án 8 trên địa bàn huyện Đakrông thành lập mới 10 tổ TTCĐ, 5 ĐCTC, 5 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, tập trung điều hành hoạt động tốt các mô hình. Hỗ trợ 1 tổ/nhóm/HTX sinh kế do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng KH&CN. Tổ chức 10 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản. Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Tổ chức 2 lớp tập huấn lồng ghép giới cho trưởng thôn, bản, chức sắc, tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng.
Để đạt được các mục tiêu trên, Dự án 8 tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và người dân. Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UBND tỉnh, các hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Dự án 8 theo đúng yêu cầu định hướng và sát với tình hình thực tế của huyện.
Thúc đẩy sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với vấn đề BĐG, đồng thời quan tâm giải quyết những vấn đề cấp thiết của PN&TE, bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của PN&TE trong các hoạt động phát triển KT-XH địa phương.
Tăng cường công tác vận động, lồng ghép các nguồn lực trong thực hiện dự án. Tiếp tục chỉ đạo công tác phối hợp giữa Hội LHPN huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn nhằm thực hiện hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu của Dự án 8 giai đoạn I. Hội LHPN huyện chủ trì, quản lý; đồng thời rà soát, tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện Dự án 8 đảm bảo hiệu quả hơn.
Chủ động phối hợp với các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã tổ chức thực hiện các hoạt động, chỉ tiêu cụ thể theo hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo chỉ tiêu được phân bổ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát BĐG trong chương trình gắn với các nhiệm vụ phát triển KTXH của huyện.
Chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN cấp xã triển khai các hoạt động của Dự án 8 một cách nghiêm túc, hiệu quả, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao đời sống của PN&TE tại vùng DTTS và miền núi.
Võ Thái Hòa
QTO - Xác định văn hóa công v có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thực thi công v của các cơ quan nhà nước, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công...
QTO - Nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh, ngành Y tế Quảng Trị đã nỗ lực triển khai các hoạt...
QTO - Từ lâu, giải thưởng Kim Đồng là ước mơ, động lực phấn đấu của em Đào Xuân Quý (sinh năm 2012), học sinh Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh...
Hàn Quốc - quốc gia năng động với sự hòa quyện độc đáo giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại, từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch lý tưởng thu hút hàng trăm nghìn du khách...
QTO - Mặc dù đã có quy định pháp luật xử phạt nhưng nhiều người nuôi chó trên địa bàn tỉnh vẫn bất chấp, thả rông chó ra đường, nơi công cộng không đeo rọ...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc...
QTO - Tháng 5 là tháng cao điểm vận động toàn dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) năm nay có chủ đề “BHXH - An tâm cho mọi gia đình”...
QTO - Gần dân, sát dân, tận tụy với công việc, thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong cách làm, đó là ghi nhận của cán bộ, Nhân dân dành cho Bí thư Đảng ủy,...
QTO - Trong những ngày này, rất nhiều phật tử và người dân về chùa An Trú, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa...
QTO - Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ngày càng có nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người...
QTO - Thời gian qua, cùng với công tác điều trị, Bệnh viện Chuyên khoa Lao và bệnh phổi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường triển khai có hiệu quả hoạt động khám...
QTO - Mồ côi bố khi chưa tròn 4 tuổi, em Mai Nguyễn Minh Tuấn, học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Đông Giang, TP. Đông Hà sớm chịu thiệt thòi hơn so với bạn...