Cập nhật:  GMT+7

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao

Những năm qua, huyện Đakrông triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, trong đó xem đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao

Nhiều người dân ở huyện Đakrông được quan tâm đào tạo, nâng cao tay nghề, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay -Ảnh: M.L

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 15/1/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, Huyện ủy, UBND huyện Đakrông ban hành các văn bản phù hợp để triển khai thực hiện; tăng cường chỉ đạo, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

Chỉ đạo đưa nội dung công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao vào kế hoạch hoạt động của các ban, ngành, đơn vị liên quan đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Quán triệt các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định đúng yêu cầu của vị trí việc làm, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của trung ương, của tỉnh, nhất là nguồn vốn từ các chương trình MTQG để tập trung phát triển các lĩnh vực như: đào tạo nghề cho đồng bào DTTS, thanh niên trong độ tuổi lao động, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học để nâng cao chất lượng công tác dạy và học; chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN-GDTX huyện đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cấp các trường học trên địa bàn huyện theo lộ trình đạt chuẩn quốc gia để phục vụ nhu cầu dạy học cho các lứa tuổi ngày càng tốt hơn. Triển khai thực hiện công tác phân luồng học sinh khối THCS; lồng ghép tuyên truyền, giáo dục định hướng nghề nghiệp, việc làm, học nghề, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên.

Sau 10 năm triển khai, quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW, công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao ở huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã tích cực tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ để thực hiện tốt công tác quản lý, giảng dạy. Các phong trào thi đua học tốt, dạy tốt diễn ra sôi nổi.

Nội dung, phương pháp, chương trình, giáo trình giảng dạy thường xuyên được cập nhật, bổ sung kịp thời theo nhu cầu của thị trường lao động và định hướng cho hội nhập; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng tay nghề gắn với vị trí việc làm; cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư ngày càng chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Nhờ vậy, số lao động qua đào tạo, tập huấn nghề toàn huyện giai đoạn (2013-2023) là 7.438 người, trong đó số lao động được đào tạo nghề 3.530 người, nghề nông nghiệp có 2.716 người, nghề phi nông nghiệp có 814 người.

Hằng năm, huyện giải quyết việc làm mới trên 800 lao động, xuất khẩu lao động trên 30 người. Tổng số lao động qua đào tạo, tập huấn nghề đến cuối năm 2023 trên địa bàn huyện đạt 45,57% dân số trong độ tuổi lao động, tăng 19,57% so với năm 2013. Trong đó, số lao động qua đào tạo nghề 28,37%, tăng 10,67% so với năm 2013.

Trong giai đoạn từ năm 2014-2023, Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã xây dựng 4 chương trình đào tạo sơ cấp nghề (nghề kỹ thuật xây dựng (nề), điện dân dụng, hàn - cơ khí; pha chế đồ uống) phù hợp với đối tượng người học và tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề đào tạo nhân lực có tay nghề cao thông qua công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cho đi học tập kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý để không ngừng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng việc đổi mới giáo dục và đào tạo.

Tính đến nay, tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của trung tâm là 15 người (trong đó có 1 thạc sĩ: 1, 13 đại học và 1 cao đẳng). Từ năm 2014-2023, có 56 lượt cán bộ quản lý và nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Hằng năm, trung tâm được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Việc tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ học tập, vay vốn cho người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ học vấn được các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai một cách đồng bộ.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Đakrông tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Đổi mới, linh hoạt phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Quan tâm thu hút những dự án đầu tư, sử dụng nhiều lao động và lao động chất lượng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi nghiệp, tự thân lập nghiệp, nhằm tạo việc làm ổn định, giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, nhất là đối với lao động đã qua đào tạo.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong liên kết tuyển dụng và đào tạo cho lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Tăng cường phát triển trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện trong đào tạo nghề đảm bảo cung ứng lao động có tay nghề. Đổi mới, đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở đào tạo có uy tín để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Gắn đào tạo nghề cho lao động với các chương trình giải quyết việc làm, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao
    Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

    Ngày 1/5/1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Trước yêu cầu tái thiết lại quê hương, cùng với giải pháp về phát triển kinh tế, tỉnh đã tổ chức ngay những lớp học bổ túc văn hóa cho người dân; đồng thời đề nghị tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh tổ chức các lớp bổ túc, phổ thông cho con em địa phương nhằm kịp thời tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

  • Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao
    Cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    Giáo dục - đào tạo, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện, nhân tố để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững...


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sớm thiệt thòi vì mồ côi bố

Sớm thiệt thòi vì mồ côi bố
2024-05-18 06:05:00

QTO - Mồ côi bố khi chưa tròn 4 tuổi, em Mai Nguyễn Minh Tuấn, học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Đông Giang, TP. Đông Hà sớm chịu thiệt thòi hơn so với bạn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long