Cập nhật:  GMT+7

Tập hợp, đoàn kết các tôn giáo hướng đến cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”

NGUYỄN VĂN HIỆT Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 3 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo và Tin lành với khoảng hơn 110.000 tín đồ, chiếm gần 18% dân số toàn tỉnh; có 244 cơ sở thờ tự, 273 nhà tu hành, 80 chức sắc, hơn 1.935 chức việc. Các tôn giáo sống đan xen, hòa hợp với nhau trong dân cư, trên tinh thần đoàn kết cộng đồng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tập hợp, đoàn kết các tôn giáo hướng đến cuộc sống tốt đời, đẹp đạo

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567-Dương lịch 2023 - Ảnh: N.BỐN

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đời sống tôn giáo trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến rất căn bản, các tổ chức tôn giáo thể hiện phương châm hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ ANTQ.

Những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền và MTTQ Việt Nam các cấp nên các hoạt động tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của Nhân dân được đáp ứng; chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo luôn phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, cùng chung sức với các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới như phong trào: “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”, kết hợp với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do MTTQ Việt Nam phát động, qua đó, các tổ chức tôn giáo ký kết các chương trình phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhằm đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua trong tôn giáo nói chung và các phong trào thi đua yêu nước nói riêng; cùng chung sức, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm tốt công tác từ thiện, nhân đạo để mọi người đều được hưởng ấm no, hạnh phúc, sống “Tốt đời, đẹp đạo”.

Phật giáo với tinh thần “Từ bi- Hỷ xả, Vô ngã-Vị tha”, từ năm 2008 đến nay đã đồng hành với các cấp ủy, chính quyền tích cực triển khai cuộc vận động “Treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở thờ tự và nhà riêng của tín đồ”; xây dựng, nhân rộng 73 mô hình với 676 điểm hoạt động và 1.624 tổ chức tự quản tham gia các phong trào bảo vệ ANTQ, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ở các địa phương tiêu biểu như: Mô hình “Niệm phật đường an lành, trật tự, văn minh”, “Niệm phật đường không có tội phạm và tệ nạn xã hội”...

Mặt khác, các tổ chức tôn giáo trực thuộc đã tích cực tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dạy nghề với mô hình Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật ở Tịnh xá Ngọc Lộ; Trung tâm dạy nghề miễn phí Phùng Xuân hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho hàng trăm đối tượng là thanh thiếu niên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chưa có việc làm; hỗ trợ xây dựng nhiều “Nhà Từ bi, Nhà Tình thương” cho các đối tượng người già cả, neo đơn và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị trợ cấp, cứu tế thường xuyên cho các đối tượng neo đơn khó khăn, tàn tật, nạn nhân bị thiên tai lũ lụt; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí; phục vụ cơm chay miễn phí cho bệnh nhân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện tỉnh và một số bệnh viện tuyến huyện. Tổ chức “Phiên chợ 0 đồng” cho người nghèo...

Công giáo với đường hướng “Kính Chúa, yêu nước”, sống “Tốt đời đẹp đạo” đã tranh thủ các nguồn lực xây dựng: “Xứ, họ đạo bình yên”, “Họ tộc không có người vi phạm pháp luật”; “Lương giáo đoàn kết bảo vệ ANTQ”, “Mái ấm tình thương” ,“Ánh sáng đường quê”, “Giếng nước tình thương”, “Nồi cháo tình thương”, “Khuyến học”. Mô hình “Giáo xứ Phước Tuyền chung tay bảo vệ ANTQ và xây dựng nông thôn mới”.

Vận động giáo dân tích cực tham gia các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Xây dựng khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”; “Xây dựng gia đình văn hóa”; “Gia đình Công giáo mẫu mực”; mô hình “Nước sạch cho người dân” ở giáo xứ. Các nữ tu Hội dòng mến Thánh giá Huế tham gia xã hội hóa giáo dục qua việc tổ chức các lớp mẫu giáo và nuôi dạy trẻ bán trú.

Tin lành đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội giúp tín đồ Tin lành và người dân địa phương giảm bớt khó khăn, góp phần xóa đói giảm nghèo tại thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông với mô hình “Làng Vân Kiều không thuốc lá, rượu bia”. Dự án nước sạch, công trình vệ sinh của Hội thánh Tin lành Quảng Trị với tên gọi “Giếng nước Tình thương”. Hội thánh Tin lành Quảng Trị đã khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng 750 kính lão, xây dựng 30 tủ thuốc cho các thôn, bản và tặng 154 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật, 100 xe đạp cho học sinh nghèo...

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Các tôn giáo đã chủ động phối hợp với MTTQ và các ban ngành, địa phương xây dựng nhiều mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường bằng các hoạt động thiết thực như thông qua các buổi lễ, sinh hoạt tôn giáo, các chức sắc, chức việc đã vận động tín đồ thực hiện nếp sống văn minh, không đốt tiền và vàng mã, hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa...; các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã ký kết chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như tín đồ Công giáo tích cực hưởng ứng thông điệp Laudato Si của Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tất cả và từng người, gia đình, tập thể địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế hãy “hoán cải về môi sinh” đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để chăm sóc ngôi nhà chung-Trái đất, tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ môi sinh, môi trường.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 136 cơ sở thờ tự tôn giáo xây dựng, nhân rộng các mô hình BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo ANTT, xây dựng nông thôn mới với sự tham gia của hàng ngàn tín đồ và người dân. Từ sự đồng thuận, phối hợp của chức sắc, người có uy tín trong tôn giáo mà các ban ngành chức năng đã kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng chính đáng và tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc trong giải quyết các vụ việc tôn giáo liên quan.

Những năm qua, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về tôn giáo, Ban Tôn giáo đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp ký kết thực hiện chương trình phối hợp “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động tăng ni, phật tử tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2023-2026”. Từ tháng 7/2023 đến nay, đã có 3 lễ ký kết và hơn 10 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tổ chức tại các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà với sự tham gia hưởng ứng tích cực của hơn 2.000 chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. Đặc biệt, trong cuộc vận động “Toàn dân tham gia phòng chống COVID -19”, dưới sự tuyên truyền, vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo và các đoàn thể chính trị trong tỉnh, các tổ chức tôn giáo đã phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái bằng nhiều hoạt động an sinh xã hội, tích cực đóng góp các nguồn lực trị giá hàng chục tỉ đồng.

Ghi nhận những đóng góp trên của các tôn giáo, năm 2020, năm 2023, Ban Tôn giáo đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh tổ chức 2 hội nghị gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc các tôn giáo tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2020-2023; qua đó, gặp gỡ, động viên và biểu dương các tổ chức, chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo tham gia tích cực hơn nữa vào mọi mặt của đời sống xã hội, gắn kết tinh thần tôn giáo góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, để làm tốt hơn nữa công tác tập hợp, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn cần tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Một là, cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, mặt trận, đoàn thể tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là quan điểm của Đảng về phát huy giá trị đạo đức, văn hóa và nguồn lực các tôn giáo.

Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; quan tâm nắm bắt và xử lý, giải quyết các tâm tư nguyện vọng chính đáng của các tổ chức, chức sắc và tín đồ tôn giáo.

Ba là, tăng cường tập hợp, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đổi mới nội dung, hình thức tập hợp trong tuyên truyền, vận động nhằm phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tiêu biểu các tôn giáo. Thường xuyên sơ kết, tổng kết biểu dương, khen thưởng để nhân rộng, lan tỏa các mô hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước.

Bốn là, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau: Bám sát nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đối với tôn giáo trong từng giai đoạn để xác định nội dung và phương pháp phối hợp. Đề xuất ban hành quy chế phối hợp liên ngành giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Quan tâm giải quyết hợp lý và đáp ứng các nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận với các tổ chức, chức sắc tôn giáo, thực sự gần gũi trong tiếp xúc, vận động nhằm phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo.

Năm là, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, chức việc, người tu hành, tín đồ các tôn giáo hoạt động tuân thủ pháp luật, tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo đức, giáo lý các tôn giáo góp phần xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp, văn minh. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo để xuyên tạc, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực ngăn chặn tội phạm ma túy ở Đông Hà

Nỗ lực ngăn chặn tội phạm ma túy ở Đông Hà
2024-08-08 05:45:00

QTO - Trước thực tế tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, đời sống của...

Rác thải gây ô nhiễm hạ nguồn sông Hiếu

Rác thải gây ô nhiễm hạ nguồn sông Hiếu
2024-08-08 05:15:00

QTO - Dọc theo sông Hiếu chảy qua địa phận xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) không khó để chứng kiến “núi rác” gồm túi ni lông, bao bì, chai...

Hai cháu bé ở Quảng Trị mắc bệnh Whitmore

Hai cháu bé ở Quảng Trị mắc bệnh Whitmore
2024-08-07 14:36:00

SKĐS - Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế hiện có một...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long