{title}
{publish}
{head}
Với phương pháp giảng dạy luôn đổi mới và lấy học sinh làm trung tâm, cô Trần Thị Đào (42 tuổi), giáo viên Trường Phổ thông liên cấp, Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị đã tạo niềm hứng thú, yêu thích môn Lịch sử cho nhiều học sinh. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 vừa qua, nhiều học sinh của cô Đào đã đạt được những điểm số ấn tượng.
Cô Trần Thị Đào với những cuốn sách tham khảo thi trắc nghiệm môn Lịch sử do cô biên soạn - Ảnh: Đ.V
Không giấu được niềm vui và tự hào, cô Đào thông tin, trong số 16 em đạt điểm 10 môn Lịch sử toàn tỉnh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thì học trò của cô ôn luyện có 3 em. Trong đó, em Nguyễn Xuân Nhật Tân là thủ khoa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Trường Phổ thông liên cấp, Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị. Cũng trong năm học 2023 - 2024, cô Đào bồi dưỡng 2 học sinh của trường đoạt 2 giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh. Có được thành tích ấn tượng ấy của học trò là cả một quá trình truyền dạy miệt mài với những phương pháp phù hợp của cô Đào.
Cô Đào tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế vào năm 2004. Ra trường, cô về công tác tại Trường THPT Vĩnh Linh, đến năm 2010 thì chuyển vào công tác tại Trường CĐSP Quảng Trị cho đến nay. Với niềm yêu thích môn Lịch sử, từ nhỏ cô thường xuyên đọc sách, xem phim tư liệu, tìm hiểu các kiến thức về lịch sử.
Đến khi vào đại học, được các giảng viên truyền dạy những kiến thức đa dạng, mới mẻ; học lên cao học, được tiếp xúc với nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về lịch sử với kiến thức uyên bác càng vun đắp niềm yêu thích môn Lịch sử cho cô. Từ khi môn Lịch sử chuyển sang thi trắc nghiệm thì cô Đào cũng đã nghiên cứu viết sách tham khảo.
Năm 2017 và 2018, cô liên tiếp hoàn thành 3 cuốn sách tham khảo, gồm: Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử 12; Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử 11; Kiến thức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm khách quan Lịch sử 10, được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xuất bản, tái bản nhiều lần. Các sách tham khảo này được phát hành tại nhiều nhà sách lớn, uy tín trên toàn quốc.
Môn Lịch sử khiến nhiều em học sinh chán học vì khô khan, khó học do có nhiều sự kiện, số liệu, ngày tháng. “Bản thân tôi cũng rất trăn trở về thực trạng nhiều học sinh hiện nay ít “mặn mà” với môn Lịch sử. Vì vậy, tôi đã nỗ lực đổi mới phương pháp dạy, trong đó lấy học sinh làm trung tâm.
Tôi tìm hiểu, nghiên cứu biên soạn nội dung giảng dạy phù hợp với mỗi lớp, mỗi đối tượng học sinh khác nhau. Đối với học sinh yếu thì dạy kiến thức đơn giản để dễ tiếp thu. Với học sinh khá, giỏi có mục tiêu điểm cao thì mình dạy cho các em biết, hiểu đồng thời cung cấp thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa; có sự phân hóa kiến thức cao hơn để thi vào các trường đại học. Song song đó cho các em làm nhiều bài tập, cọ xát nhiều dạng đề để các em luyện tập”, cô Đào cho biết.
Quá trình giảng dạy, cô luôn tương tác với học trò để thấy được mức độ tiếp thu của từng em, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. Trước mỗi bài dạy dù ở trường hay ở lớp luyện thi, cô đều tạo hứng thú học cho các em bằng cách chiếu video hay các câu thơ mô tả về sự kiện... để cho học trò nhận xét, kích thích tư duy, từ đó định hướng cho các em cách học.
Quá trình học, từ số liệu, dữ liệu khô khan nhưng qua học hiểu, các em sẽ hình dung được sự kiện đó gắn với ý nghĩa cụ thể, rút ra được bài học lịch sử để phục vụ cuộc sống hiện tại và định hướng, dự báo cho tương lai.
“Tôi thường nói với học sinh rằng, sau lớp bụi phủ thời gian của di tích, trầm tích sẽ thấy lấp lánh những bài học lịch sử thật sinh động. Nếu không học, không tìm hiểu thì sẽ mãi không biết được những giá trị đó”, cô Đào chia sẻ.
Để việc học và thi trắc nghiệm môn Lịch sử hiệu quả, cô Đào tập luyện cho các em nắm được các từ khóa, hiểu biết kiến thức cốt lõi, trọng tâm trong sách giáo khoa. “Chương trình mới môn Lịch sử hiện nay khá dài, kiến thức rộng, số liệu, ngày tháng quá nhiều nên học sinh ngại học.
Vì vậy, tôi cho các em học theo sơ đồ tư duy, học thảo luận theo nhóm, theo chủ đề. Đồng thời khuyến khích các em tăng cường tìm hiểu các kiến thức xã hội trong thực tế cuộc sống. Trong khi thi cần tự biến hóa lựa chọn đáp án đối với nhiều dạng ra câu hỏi khác nhau của cùng nội dung”, cô Đào phân tích.
Em Nguyễn Xuân Nhật Tân chia sẻ: “Em vốn đam mê môn Lịch sử và may mắn gặp được cô Đào giảng dạy nên càng tăng thêm niềm yêu thích về môn học này. Nguyện vọng 1 em thi Học viện Biên phòng và có số điểm thi khá cao nên hy vọng sẽ đỗ”.
Hạnh phúc vì những thành tích của học trò đã nỗ lực đạt được, cô Đào nói rằng điều đó sẽ tiếp thêm động lực khích lệ cô tiếp tục giúp các em “vun trồng và gặt hái thêm những quả ngọt” từ môn Lịch sử.
Hiếu Giang
Lời cảm ơn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị
QTO - Tham gia Diễn đàn Câu lạc bộ Quyền trẻ em, Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi tỉnh năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà, nhiều đại biểu ấn tượng với một...
SKĐS - Hai cháu bé ở Quảng Trị nhiễm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore) sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế hiện có một...
QTO - Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Huyện uỷ Cam Lộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CTXH) xã...
QTO - Là trung tâm huyện lỵ Vĩnh Linh, thị trấn Hồ Xá với số lượng dân cư đông, số đầu mối các tổ chức cơ sở lớn, là điểm đến và nơi giao lưu buôn bán, đi...
QTO - Hơn một tháng qua, người dân Quảng Trị được chứng kiến và tham gia chuỗi chương trình ý nghĩa, hấp dẫn cùng các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Vì Hòa...
QTO - Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-BTV ngày 14/3/2024 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh về việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng...
QTO - Đakrông là huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ với 12/13 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số...
QTO - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 và 2, Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nâng cao chất...
QTO - Giai đoạn 2019-2024, các phong trào và chương trình lớn của Hội LHTN Việt Nam huyện Gio Linh được triển khai rộng khắp với nhiều hình thức phong phú,...
QTO - 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tỉ lệ tiêm chủng đầy...
QTO - Ở tuổi 90, bà Trần Thị Man, trú tại thôn An Đồng, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, luôn lo lắng mỗi lần nghĩ đến chuyện sống chết. Bà sợ, nếu mình rời...