{title}
{publish}
{head}
Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Huyện uỷ Cam Lộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CTXH) xã Cam Thành đã tổ chức thực hiện Quy chế về giám sát, phản biện xã hội đạt kết quả tốt, góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương.
Bằng những hoạt động cụ thể của mình MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội góp phần để xã Cam Thành xây dựng thành công nông thôn mới nâng cao, trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện vào năm 2025 -Ảnh:Cổng thông tin xã Cam Thành
Nội dung, phương thức thực hiện giám sát, phản biện xã hội ở xã Cam Thành ngày càng đi vào thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân được dư luận xã hội quan tâm.
Thông qua hoạt động này đã kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa phù hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với thực tế địa phương; phát hiện những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ sự đồng thuận của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Hằng năm, MTTQ Việt Nam và các tổ chức CTXH xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát cụ thể gửi Ban Thường trực Ủy ban MTTQ xã tổng hợp để xây dựng kế hoạch giám sát tổng thể, báo cáo xin ý kiến Đảng ủy, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động giám sát của mình theo nội dung các chuyên đề đã đăng ký.
Qua mỗi cuộc giám sát, đều có báo cáo, tham mưu, đề xuất đến cấp ủy, UBND xã xem xét chỉ đạo, giải quyết những tồn tại, bất cập qua kiến nghị của đoàn giám sát như: những kiến nghị, đề xuất của cử tri, giám sát việc huy động tổ chức thực hiện và công khai tài chính trong xây dựng nông thôn mới, giám sát vấn đề giải quyết thủ tục hành chính, điều tra hộ nghèo, công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp và đại biểu Quốc hội, tổ chức để đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp.
Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thông qua báo cáo giải trình ý kiến của cử tri và những ý kiến trực tiếp trong các kỳ họp HĐND xã; giám sát thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, của HĐND xã; giám sát việc thu, chi ngân sách được trình bày tại các kỳ họp của HĐND xã; giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; giám sát việc cấp hàng cứu trợ cho Nhân dân...
Trong nhiệm kỳ, MTTQ Việt Nam và các tổ chức CTXH xã đã ra quyết định thành lập 56 tiểu ban giám sát; giám sát thông qua ban thanh tra nhân dân 20 cuộc tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn; MTTQ Việt Nam xã đã chủ trì thực hiện 36 cuộc giám sát, phản biện với nhiều nội dung khác nhau qua hoạt động giám sát, phản biện đã kịp thời đề xuất các chủ trương phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và Nhân dân; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp.
Cùng với hoạt động giám sát, công tác phản biện xã hội được MTTQ và các tổ chức CTXH xã Cam Thành quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. MTTQ xã phối hợp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với Nhân dân, qua đó đã tổ chức 10 cuộc đối thoại, có 416 người dân đại diện hộ gia đình tham gia với 43 ý kiến đóng góp; 11 hội nghị phản biện xã hội về các chủ trương, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KT-XH; tham gia góp ý và tổ chức lấy ý kiến góp ý hơn 16 văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương. Đã phát huy được vai trò của các tổ chức thành viên, hội đồng tư vấn trong hoạt động phản biện xã hội.
Hoạt động phản biện xã hội của các địa phương đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách, quy định và các đề án, dự án, chương trình của xã có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân. Qua đó, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chính sách, quy định và các đề án, dự án khi ban hành, phù hợp với thực tiễn, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát và phản biện xã hội còn khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn nội dung và cách thức tổ chức thực hiện; năng lực giám sát, phản biện của cán bộ mặt trận, các đoàn thể, nhất là ở cấp thôn còn hạn chế...
Từ thực tiễn đó, đòi hỏi MTTQ và các đoàn thể CTXH tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực làm tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm; chú trọng lựa chọn nội dung giám sát, phản biện, cần tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân; những vấn đề Nhân dân có nhiều bức xúc, kiến nghị, phản ánh.
Cùng với đó cần sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của cấp ủy đảng, chính quyền; bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho MTTQ và các đoàn thể CTXH để có đủ khả năng thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội; mặt khác, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong việc tiếp thu góp ý của MTTQ, các đoàn thể CTXH và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI.
Thông qua giám sát, phản biện của MTTQ đã có tác động tích cực đến việc mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, thi hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh góp phần để xã Cam Thành xây dựng thành công nông thôn mới nâng cao, trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện vào năm 2025.
Nguyễn Phong
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Là trung tâm huyện lỵ Vĩnh Linh, thị trấn Hồ Xá với số lượng dân cư đông, số đầu mối các tổ chức cơ sở lớn, là điểm đến và nơi giao lưu buôn bán, đi...
QTO - Hơn một tháng qua, người dân Quảng Trị được chứng kiến và tham gia chuỗi chương trình ý nghĩa, hấp dẫn cùng các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Vì Hòa...
QTO - Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-BTV ngày 14/3/2024 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh về việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng...
QTO - Đakrông là huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ với 12/13 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số...
QTO - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 và 2, Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nâng cao chất...
QTO - Giai đoạn 2019-2024, các phong trào và chương trình lớn của Hội LHTN Việt Nam huyện Gio Linh được triển khai rộng khắp với nhiều hình thức phong phú,...
QTO - 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tỉ lệ tiêm chủng đầy...
QTO - Ở tuổi 90, bà Trần Thị Man, trú tại thôn An Đồng, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, luôn lo lắng mỗi lần nghĩ đến chuyện sống chết. Bà sợ, nếu mình rời...
QTO - Trước đây, truyền thông về bình đẳng giới chủ yếu đề cập dưới góc độ phụ nữ là phái yếu, là nạn nhân của bất bình đẳng. Vì thế mà hầu hết các chương...
QTO - Trong những năm qua, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có những diễn biến phức tạp, gây hoang mang, bất an trong...