Cập nhật:  GMT+7

Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số

Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số là mục tiêu được tỉnh Quảng Trị hướng đến nhằm tạo những giá trị mới trong quản lý, vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số

Nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thị xã Quảng Trị hướng dẫn các tiểu thương áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua quét mã QR trên ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng -Ảnh: H.T

Năm 2023 là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”, trên tinh thần lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau và thực hiện song song từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên với phương châm nhất quán “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”. Nhờ đó, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tăng tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Đến nay 99,53% dân số trưởng thành của tỉnh có điện thoại thông minh với 95,22% hộ gia đình có người có điện thoại thông minh; tỉ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang ước đạt 80,51%; 100% cơ quan nhà nước có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng.

Dịch vụ mạng di động 4G tiếp tục được phát triển; tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động 4G đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1.078 trạm; ngoài ra còn có 824 trạm 2G và 752 trạm 3G vẫn đang hoạt động.

Toàn tỉnh hiện có 86.936 hồ sơ đăng ký định danh điện tử, trong đó có 11.768 tài khoản đã được kích hoạt; 487.083 tài khoản thanh toán đang hoạt động, tỉ lệ bình quân dân số có tài khoản thanh toán ước đạt trên 65%; 137.428 hộ gia đình có địa chỉ số. Ngoài Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến, đến nay Quảng Trị đã thiết lập Cổng thông tin phản ánh hiện trường nhằm giúp người dân tham gia cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền.

Thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục các nền tảng số quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 8 nền tảng số được triển khai như: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; Nền tảng giám sát điều hành thông minh; Nền tảng trợ lý ảo với tổng đài AI 1900868674; Nền tảng giám sát an toàn thông tin...

Mặt khác, năm 2023, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh đã kết nối qua tài khoản cập nhật tin tức chuyên ngành 728 tin, bài; tiếp tục duy trì và khai thác hiệu quả, tích hợp nhiều dịch vụ như giám sát hành chính công, giám sát an toàn giao thông và an ninh trật tự công cộng, giám sát y tế, giáo dục, thông tin kinh tế - xã hội tỉnh, cảnh báo môi trường.

Hiện nay, 100% sở, ban, ngành và địa phương có cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp. 100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 90% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin thông suốt từ tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, địa phương.

100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (trừ văn bản mật) và 100% văn bản nội bộ của các sở, ban, ngành, địa phương được thực hiện dưới dạng điện tử. Hệ thống thư điện tử công vụ được triển khai đồng bộ tại tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tỉ lệ cán bộ, công chức của tỉnh được cấp hộp thư điện tử công vụ đạt 100%; tỉ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ước đạt trên 70%.

Toàn tỉnh hiện có 737 doanh nghiệp công nghệ số với 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có triển khai nền tảng hóa đơn điện tử. Ngoài sàn thương mại điện tử của tỉnh, Quảng Trị hiện có 3.757 sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử Postmart (đứng thứ 6/19 tỉnh, thành phố trong khu vực), với 16.000 giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử này; có 113.335 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; tỉ lệ hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử đạt 55% (xếp thứ 4/19 tỉnh, thành phố trong khu vực).

Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, đến nay, Sở Y tế đã chỉ đạo triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện và cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, 100% cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo đầy đủ các điều kiện và chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại, cơ sở cung cấp dịch vụ quản lý khám, chữa bệnh tích hợp, kết nối dữ liệu trong quá trình thanh toán; bố trí đầu mối, nhân lực để hướng dẫn, hỗ trợ thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng quy định.

Cùng với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo triển khai việc thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, 100% trường học, cơ sở giáo dục phải đảm bảo các điều kiện và chấp nhận thanh toán học phí, phí, lệ phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; các trường học, cơ sở giáo dục bố trí đầu mối, nhân lực để hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ học sinh, học sinh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí, phí, lệ phí và các dịch vụ theo quy định.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 4/10/2021 Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến 2030 và Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực.

Trong đó, tập trung phát triển và cung cấp nhiều dịch vụ tương tác bằng hình thức trực tuyến phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, nhất là cung cấp dịch vụ công bằng hình thức trực tuyến; tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị trực tuyến; thanh toán phí, lệ phí, thuế không dùng tiền mặt; các dịch vụ lĩnh vực tác động thường xuyên đến đời sống xã hội, doanh nghiệp và người dân; đồng thời triển khai quyết liệt các giải pháp để nâng tỉ lệ tương tác của người dân, doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến trên các nền tảng số đã triển khai.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số
    Chuyển đổi số - từ nhận thức đến hành động

    Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 505/QĐ-TTg chọn ngày 10/10 hằng năm là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia”. Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số cũng như thúc đẩy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

  • Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số
    Chuyển đổi số phải là chuyển đổi, rồi mới đến số

    Khi nói về khái niệm “chuyển đổi số”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến “công nghệ”. Nhưng thực ra, chuyển đổi số phải xoay quanh một vấn đề cốt lõi là “con người”: Chuyển đổi số là bởi con người, cho con người và vì con người.


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chiết xuất cao lá bàng để bảo quản rau củ

Chiết xuất cao lá bàng để bảo quản rau củ
2024-01-03 04:30:00

QTO - Tận dụng lá bàng già để bảo quản thực phẩm- điều không tưởng này đã được cô giáo Lê Thị Hải Minh (sinh năm 1978) và các em học sinh Trường THPT Cam...

Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số

Thị xã Quảng Trị tăng tốc chuyển đổi số
2023-12-20 05:15:00

QTO - Thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 15/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Trị (Khóa VI) “Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long