
{title}
{publish}
{head}
Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định phát triển Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh với cơ cấu chính là công nghiệp-dịch vụ; là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, Quảng Trị đã và đang kiến tạo mở rộng không gian phát triển về phía Tây, khai thác có hiệu quả lợi thế Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Hành lang Quảng Trị (Việt Nam)-Salavan (Lào)-Ubon Ratchathani (Thái Lan), tạo thành Hành lang PARA-EWEC song song với EWEC.
Than đá nhập qua Cửa khẩu quốc tế La Lay -Ảnh: N.T.H
Tăng cường hơp tác với các tỉnh nước bạn Lào
Thực hiện Đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Lào đến năm 2025 tại Văn bản số 2390 ngày 9/11/2015 của Văn phòng Chính phủ, thời gian qua, các doanh nghiệp Quảng Trị đã phối hợp tốt với chính quyền các địa phương của nước bạn Lào triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư, như: Dự án đầu tư trồng cây cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị tại huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan với tổng mức đầu tư 203 tỉ đồng; Dự án Chuỗi cung ứng cà phê sinh thái của Công ty Slow Forest Coffee tại tỉnh Quảng Trị, tổng diện tích phê duyệt 930 ha; Công ty Điện lực Quảng Trị bán điện sinh hoạt và sản xuất cho tất cả các cư dân vùng biên giới của hai tỉnh Savannakhet và Salavan...
Tỉnh Quảng Trị đã thu hút sự tham gia đầu tư của một số nhà đầu tư Lào như Công ty TNHH Năng lượng Lào Việt của Xekong Power Plant Company Limited. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu than đá qua cặp Cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị)-La Lay (Salavan), các nhà đầu tư của hai nước đã thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát và đề xuất thực hiện các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, hiện nay đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án băng tải vận chuyển than đá, bãi san hạ tải, kho bãi trung chuyển than đá, các dịch vụ, hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải với khối lượng than đá nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam có thể đạt 500 triệu tấn trong vòng 50 năm tới.
Tỉnh Quảng Trị có bề dày truyền thống quan hệ hợp tác với hai tỉnh có chung đường biên giới của nước bạn Lào là Savannakhet, Salavan trên nhiều lĩnh vực và bắt đầu ký các biên bản thỏa thuận hợp tác với các tỉnh Champasak và Sekong từ năm 2023 đến nay. Đặc biệt là hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch và phát triển Hành lang song song với Hành lang kinh tế Đông-Tây (PARA EWEC), thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động phối hợp với tỉnh Savannakhet nghiên cứu Đề án xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavan trình cấp có thẩm quyền của hai nước cho phép triển khai thực hiện để khai thác tối đa lợi thế tỉnh đầu cầu của EWEC về phía Việt Nam, tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác phát triển KT-XH hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet.
Đây là khu thương mại được định hướng xây dựng theo hình mẫu “khu thương mại tự do” kiểu mới, áp dụng thống nhất một số cơ chế, chính sách ưu đãi cao hơn quy định pháp luật của mỗi nước nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đi lại, trao đổi hàng hóa của cư dân trong khu thương mại.
Hiện nay, tuyến đường bộ kết nối Quốc lộ 9 từ Bản Đông-điểm đầu Khu thương mại biên giới Densavan phía Lào đến huyện Tà Ôi, tỉnh Salavan liên thông với Quốc lộ 15B từ Cửa khẩu quốc tế La Lay đến các tỉnh Salavan, Sekong, Champasak của nước bạn Lào, khu vực có mỏ than Kaleum trữ lượng lớn và cao nguyên Boloven giàu tiềm năng các sản phẩm nông nghiệp vùng Nam Lào đã được thông tuyến, mở ra hành lang vận tải và không gian hợp tác phát triển mới trên khu vực biên giới hai nước Việt Nam-Lào.
Chợ phiên biên giới tại Trung tâm thương mại Lao Bảo thu hút khách đến tham quan, mua sắm -Ảnh: T.H
Trong định hướng giai đoạn 2025-2030, tỉnh Quảng Trị tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào trên nhiều lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông-lâm sản, khai khoáng, thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải và logistics. Đây cũng là lĩnh vực các tỉnh nước bạn Lào mong muốn đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Quảng Trị, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực biên giới của hai nước Việt Nam-Lào.
Kết nối giao thông để tăng liên kết vùng
Quảng Trị có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung điểm, tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giao cắt giữa trục Bắc-Nam và Đông-Tây. Trên địa bàn tỉnh có các hệ thống giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, là cầu nối quan trọng trong chiến lược mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch liên vùng nội địa và liên vùng quốc tế. Từ năm 1998, tỉnh Quảng Trị đã chủ động tham gia chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và chương trình hợp tác phát triển hành lang này.
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị tập trung đổi mới, cải thiện môi trường thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nhằm khai thác lợi thế của tỉnh đầu cầu Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông-Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Mianmar. Hiện nay, Quảng Trị đang là đại công trường xây dựng và thu hút đầu tư các dự án trọng điểm biến vùng đất này trở thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế như: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy; Cảng hàng không Quảng Trị; Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây; Khu công nghiệp Quảng Trị; Khu cảng cạn VSICO; bến cảng CFG Nam Cửa Việt và dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đang triển khai các dự án giao thông quan trọng tăng cường liên kết vùng như: Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây; Đường tránh phía Đông TP Đông Hà; cao tốc Cam Lộ-La Sơn; cao tốc Cam Lộ-Vạn Ninh. Cùng với đó, các nhà đầu tư đang quan tâm nghiên cứu, khảo sát đề xuất đầu tư các dự án giao thông chiến lược theo phương thức đối tác công tư PPP như: Dự án đầu tư Cao tốc Cam Lộ-Lao Bảo, Dự án đầu tư Quốc lộ 15D...
Song song với phát huy lợi thế của Hành lang kinh tế Đông-Tây, tỉnh Quảng Trị chủ động phối hợp với các tỉnh Salavan, Champasak (Lào), Ubon Ratchathani (Thái Lan) đề xuất Chính phủ các nước đồng ý chủ trương triển khai Hành lang PARA EWEC. Đồng thời, các tỉnh trên hành lang đi qua thực hiện đẩy mạnh thu hút đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu quốc tế, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người và hàng hóa lưu thông một cách đồng bộ.
Đề xuất Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đồng ý chủ trương xây dựng khu kinh tế biên giới La Lay (Quảng Trị)-La Lay (Salavan) nhằm khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, mỗi nước. Về phía tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2025-2030 tập trung đề xuất kêu gọi đầu tư hoàn thành tuyến Quốc lộ 15D nối Cửa khẩu quốc tế La Lay về Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy. Đây là tuyến đường mới được đánh giá góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH vùng Tây Nam tỉnh Quảng Trị nói riêng, tạo sự tương hỗ thúc đẩy phát triển Hành lang kinh tế Đông-Tây nói chung.
Hành lang kinh tế Đông-Tây đã được xác định là một trong những tuyến hành lang chính trong Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khi Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy ở Quảng Trị đưa vào khai thác cuối năm 2025 này, kết nối và rút ngắn khoảng cách vận tải hàng hóa trên EWEC và PARA EWEC thông ra Thái Bình Dương gần hơn khoảng 150 km so với Đà Nẵng, góp phần tạo sức hút tăng liên kết vùng, mở rộng không gian kết nối phát triển của tỉnh Quảng Trị về phía Tây.
Thanh Hải
QTO - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc...
QTO - Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được...
QTO - Dự án Khu công nghiệp (KCN) Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021. Dự án do Công...
QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...
QTO - Những vườn cà phê đặc sản dưới tán cây rợp bóng ở Hướng Phùng giờ đây không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là điểm đến của du khách gần xa. Để...
QTO - Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín...
QTO - Trong khi chủ đầu tư tích cực phối hợp với các địa phương tháo gỡ khó khăn để bàn giao mặt bằng thì các nhà thầu cũng rất khẩn trương trên các công...
QTO - Dự án đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy là một trong các dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị với kỳ vọng mở ra cơ hội thu hút đầu tư, khai thác...
QTO - Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị với quy mô 5.800 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ “mở cửa bầu trời”, khai phóng mọi tiềm năng, dư địa của...
QTO - Nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của trung ương, sự hợp tác tích cực của các nhà đầu tư nên tỉnh Quảng Trị hiện đang triển khai nhiều dự án có...
QTO - Dịch cúm gia cầm (H5N1) mới xuất hiện ở thôn Trâm Lý, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng. Ngay sau khi dịch mới xuất hiện, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hải...
QTO - Không ngừng nỗ lực cung cấp điện, nâng cao chất lượng các dịch vụ để phục vụ khách hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Điện lực Vĩnh Linh đặc...