{title}
{publish}
{head}
Ông Hồ A Keng là người dân tộc Vân Kiều, hiện đang cư trú tại thôn Thuận 2, xã Thuận, huyện Hướng Hóa luôn gương mẫu, đi đầu trong công tác vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương.
Già làng Hồ A Keng bên ngôi nhà sàn truyền thống -Ảnh: L.T.H
Giúp bà con làm lúa nước, hiến đất xây trường
Theo chân chị Nguyễn Thị Thương, Chủ tịch Công đoàn cơ sở xã Thuận, chúng tôi men theo con đường dốc cheo leo, hai bên đường là màu xanh bạt ngàn của những đồi sắn, chuối, cây hồ tiêu. Dừng chân trước ngôi nhà sàn ở đầu thôn, ông Hồ A Keng, già làng thôn Thuận 2 chào đón chúng tôi bằng nụ cười tươi.
Năm nay, ông Keng đã 60 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát. Nhiều năm nay, ông Keng đảm nhận vai trò già làng, Trưởng thôn Thuận 2, xã Thuận. Thôn Thuận 2 tiếp giáp với bản Ka Túp Mã Hạt thuộc huyện Sê Pôn, Lào, địa bàn có dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, đời sống còn nhiều khó khăn.
Ông Keng kể rằng, từ năm 1999, như bao người dân xã Thuận khác, theo chủ trương của cấp trên, ông và bà con trong bản di cư về khai hoang lập bản tại vùng đất mới thôn Thuận 2, xã Thuận. Hồi ấy, nơi đây chịu nhiều hậu quả của chiến tranh với hố bom, vật liệu nổ còn sót lại nhan nhản, đất đai cằn cỗi, heo hút. Đến lập nghiệp với hai bàn tay trắng, gia đình ông nỗ lực khai hoang đất.
Ban đầu, ông trồng sắn, trồng khoai để có cái ăn, sau đó thì trồng cây công nghiệp và trồng rừng. Đến nay, gia đình ông Keng đã có 4 ha đất trồng chuối, sắn, bời lời và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, khi dân bản còn quen với tập tục trồng lúa rẫy, ông tự mình khai hoang làm 2 ha lúa nước, giúp gia đình ông và nhiều hộ dân khác ở thôn Thuận 2 thoát cảnh chạy gạo từng bữa. Ngoài ra, ông còn giúp các hộ khó khăn trong bản về vốn, phân bón, cây con giống, kỹ thuật trồng trọt.
Điểm trường Thuận 2 được xây dựng trên diện tích đất ông Hồ A Keng hiến tặng -Ảnh: L.T.H
Những năm qua, ông Hồ A Keng luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi phong trào của địa phương. Ông Keng tâm sự: “Trước tiên mình phải làm gương cho bà con noi theo, mình lấy uy tín trong cộng đồng để khuyên nhủ thì dân làng mới nghe. Tôi thường xuyên vận động bà con chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Với mong muốn con em đồng bào “có cái chữ để bớt khổ”, năm 2018, ông Keng đã tự nguyện hiến đất phần đất của gia đình mình, với tổng diện tích trên 1.200 m2 để xây Điểm trường Thuận 2 - Trường Mầm non Thuận, tạo điều kiện cho con cháu trong bản có chỗ học tập, vui chơi, đồng thời làm gương, vận động nhiều hộ khác trên địa bàn hiến đất xây trường. Đến năm 2022, khi người dân không có đường đi vào khu vực sản xuất, ông không ngần ngại tiếp tục tự nguyện hiến 1.640 m2 đất của gia đình mình để mở con đường cho bà con thuận tiện mỗi lần lên nương rẫy mưu sinh.
Giỏi dân vận, khéo hòa giải
Xã Thuận là địa phương có số dân qua lại buôn bán trên tuyến biên giới Việt - Lào khá đông, vì vậy nguy cơ ma túy thâm nhập địa bàn là khá cao. Bằng uy tín của mình, ông đã thuyết phục nhiều gia đình, nhiều thanh niên trong thôn phải tuyệt đối tránh xa ma túy thì mới có sức khỏe để làm ăn và chăm lo cuộc sống.
Theo ông Keng, bản biên giới muốn bình yên thì phải “không có người nghiện ma túy, bia rượu; không có con em bỏ học giữa chừng; không có bạo lực gia đình, không có nạn tảo hôn; không có người di cư tự do; không có sử dụng pháo nổ ...”.
Để làm được điều đó, ông luôn tích cực, kiên trì, không quản ngại gian khổ, “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để đưa pháp luật đến với người dân. Trong bản, gần như mọi việc lớn nhỏ từ tổ chức lễ hội, cưới hỏi đến giải quyết các tranh chấp...đều có ông Keng đứng ra giải quyết, phân xử đúng sai. Ông luôn có mặt để kịp thời hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp.
Những vấn đề người dân chưa hiểu, chưa thông, ông Keng không nản chí, kiên trì thuyết phục, vận động đến lúc nào “thuận cái bụng” thì thôi. Chị Lê Thị Lành, công chức tư pháp - hộ tịch xã Thuận chia sẻ:” Trong hai năm (2020, 2021), ông Hồ A Keng đã tham gia hòa giải thành 4 vụ việc tranh chấp phức tạp trên địa bàn”.
Ông Hồ A Keng bên gia đình và bà con dân bản trong ngôi nhà của mình -Ảnh: L.T.H
Già làng Hồ A Keng luôn nhắc nhở, vận động người dân phải tích cực “trồng cây, gây rừng”, không được chặt phá rừng bừa bãi vì hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng; phải phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng trong bảo vệ đường biên cột mốc, chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia, tuyệt đối không nghe, không tin, không làm theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến bản làng.
Mặt khác, ông thường xuyên sưu tầm, hiến tặng hiện vật trưng bày tại Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô và nhắc nhở người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để truyền lại cho con cháu mai sau...
Những năm qua, bằng uy tín, trách nhiệm và sự tâm huyết qua mỗi việc làm hữu ích cho bản làng, ông Hồ A Keng luôn được người dân xã Thuận tin yêu và được các cấp, các ngành biểu dương, tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, ông vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen đã có nhiều thành tích trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị tặng giấy khen có nhiều thành tích trong công tác dân tộc, chính sách nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa lần thứ III, năm 2019.
Ông Hồ Ra Duông, Bí thư Đảng ủy xã Thuận nói rằng, ông Hồ A Keng không chỉ là người con ưu tú của xã Thuận, mà còn là niềm tự hào của đồng bào Vân Kiều nơi đây. Ông Keng đã có những việc làm, hành động đầy ý nghĩa, không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn địa phương mà còn giúp những đứa trẻ vùng cao vững bước trên con đường “tìm cái chữ”, dân làng thuận lợi trong sản xuất, vươn lên thoát nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ông Hồ A Keng thực sự là “điểm tựa” của dân làng, góp phần giữ vững bình yên miền biên giới tỉnh Quảng Trị.
Lê Thị Huyền
QTO - Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh đại học từ năm 2025 có nhiều thay đổi, đòi hỏi học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 năm nay có sự chuẩn...
QTO - Năm học 2023-2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị là một trong các địa phương trên toàn tỉnh triển khai thí điểm, đưa chương...
QTO - Những năm qua, Ban Chấp hành (BCH) Đoàn Thanh niên xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công tác đoàn và...
QTO - Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ triển khai hàng loạt biện pháp nhằm cải tiến quy trình...
QTO - Dịch bệnh sốt xuất huyết những tháng gần đây vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương trong tỉnh nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng....
QTO - Một chiếc xe lăn, một chiếc giường, một căn phòng nhỏ dành cho con trai..., những thứ tưởng chừng rất nhỏ bé, không cần phải mong đợi ấy lại là cả...
QTO - Gần đây, mạng xã hội lan truyền nhiều video clip đánh ghen hay bạo lực gia đình, trong đó có hình ảnh những đứa trẻ với khuôn mặt sợ hãi khi cố ngăn...
QTO - “Thầy thuốc như mẹ hiền” - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông...
QTO - Hằng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt, xóa tan cái nắng hạn khô khốc, nước mưa từ các ruộng đồng dâng cao cũng là mùa của nhiều loại...
QTO - Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế và kéo giảm tội phạm. Xác...
QTO - Ngày 29/12/2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 19/2023/TTBLĐTBXH (Thông tư 19) bổ sung thêm nhiều nghề công việc nặng nhọc,...
QTO - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo Thông tư quy định về quản lý dạy thêm, học thêm để xin ý kiến góp ý đến ngày...