{title}
{publish}
{head}
Gần đây, mạng xã hội lan truyền nhiều video clip đánh ghen hay bạo lực gia đình, trong đó có hình ảnh những đứa trẻ với khuôn mặt sợ hãi khi cố ngăn người lớn đánh nhau. Trong cơn giận giữ cực điểm, người trong cuộc chẳng mấy chú ý đến bọn trẻ, thậm chí có người còn dí sát camera vào mặt để quay lại cảnh kêu cứu của chúng. Việc để trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực do người lớn gây ra rất đáng lên án.
Học sinh Trường Phổ thông liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị chia sẻ quan điểm cá nhân về cách kiềm chế cảm xúc nóng giận - Ảnh: H.N
Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều clip đánh ghen được cho là xảy ra tại địa bàn TP. Đông Hà được tung lên mạng xã hội. Xung quanh câu chuyện này có nhiều ý kiến khác nhau, người thì đồng thuận, cho rằng người trong cuộc phải làm như vậy mới đủ sức “răn đe” đối phương; người thì phản đối, cho rằng những câu chuyện như vậy nên giải quyết kín đáo, không nên phô bày cho bàn dân thiên hạ biết.
Riêng câu chuyện về hình ảnh những đứa trẻ lọt vào khung hình của các clip này thì nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đó là không nên để trẻ con chứng kiến cảnh đánh đập, chửi bới tàn nhẫn của người lớn.
Trong một clip mới đây, khi chứng kiến cảnh ba mình bị một nhóm người đánh đập, quay phim, hai đứa trẻ cầu xin mọi người hãy dừng tay nhưng tiếng kêu của chúng không khiến những người có mặt mảy may quan tâm. Có người khi thấy những đứa trẻ kêu khóc như vậy còn dí sát camera để quay, trong khi luôn miệng “trấn an”: không sao đâu (!?). Tiếng kêu yếu ớt và cử chỉ bất lực của hai đứa trẻ khiến nhiều người phẫn nộ, từ đó không đồng tình với cách giải quyết mâu thuẫn của nhóm người này.
Cách đây không lâu, một clip ghi lại hình ảnh hai đứa trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học ở Thanh Hóa chứng kiến cảnh người bố đánh đập mẹ tàn nhẫn cũng khiến dư luận bất bình. Hai đứa trẻ sợ hãi, rối rít van xin bố đừng đánh mẹ nhưng không thể, vì cơn nóng giận đã lấn át lý trí của người đàn ông. Hình ảnh này chắc chắn sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong ký ức tuổi thơ của hai đứa trẻ.
Việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường bạo lực và hành vi bạo lực để lại hậu quả rất nặng nề. Theo Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Huy Tuyến, giảng viên Trường Phổ thông liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, hậu quả của việc trẻ tiếp xúc với môi trường và hành vi bạo lực sẽ dẫn đến tâm lý sợ sệt, co cụm, thậm chí ám ảnh bởi những hành vi đó.
Cũng có em sẽ bắt chước một cách có ý thức thái độ, hành vi bạo lực của người lớn và sẵn sàng sử dụng trong những tình huống xung đột. Hoặc có những đứa trẻ coi hành vi bạo lực như là cách ứng xử thông thường (điều này rất dễ xảy ra với trẻ tuổi dậy thì) nên dễ dẫn đến các hành vi bạo lực trong học đường.
“Tùy vào các độ tuổi khác nhau mà mỗi đứa trẻ có sự ảnh hưởng khác nhau. Với trẻ ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, có thể hiện tại những thái độ, hành vi hung tính đó chưa xuất hiện nhưng do được chứng kiến nên bộ não của các em đã “chụp lại” và lưu giữ một cách vô thức trong tiềm thức. Khi gặp những tình huống, điều kiện nhất định nào đó thì thái độ, hành vi bạo lực này lập tức xuất hiện”, Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Huy Tiến chia sẻ.
Tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường gia tăng là do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường và hình ảnh bạo lực. Không ít em là “nạn nhân” của bạo lực trong quá khứ nhưng lại là “thủ phạm” của các vụ bạo lực ở hiện tại. Ngày càng nhiều trẻ em có xu hướng bạo lực khiến cha mẹ và những người xung quanh cảm thấy lo ngại.
Lý do gì dẫn đến tình trạng này và cha mẹ cần có giải pháp như thế nào để con thay đổi là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở. Môi trường bạo lực không chỉ giới hạn trong việc chứng kiến cảnh người lớn đập đánh, chửi bới lẫn nhau mà “bao vây” trẻ từ nhiều phía, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Rất nhiều bộ phim, dù dành cho lứa tuổi học sinh, lại nhuốm đầy cảnh bạo lực.
Điều đáng nói là một số phụ huynh hoặc chính bản thân trẻ xem đây chỉ là kênh “giải trí”, không ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt. Nhưng theo cách giải thích của Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Huy Tiến, não bộ của trẻ đã chụp lại toàn bộ những gì chúng được xem, được thấy, được nghe và sẽ vận dụng khi cần. Trẻ em có thể bị tác động bởi các hình ảnh, video và nội dung bạo lực trên mạng, như cảnh đánh nhau, chém giết hay bạo lực gia đình.
Những hình ảnh này có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng và lo lắng về sự an toàn của mình hoặc dẫn đến hành vi của trẻ có xu hướng bạo lực, bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, người lớn không nên để trẻ chứng kiến cảnh bạo lực do mình gây ra. Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nội dung bạo lực trên mạng và tạo môi trường an toàn, đầy đủ tình yêu thương cho trẻ.
Dạy cho trẻ biết cách nhận biết và quản lý cảm xúc của mình là một trong những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ các em giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, từ đó tránh xa bạo lực. Liên quan đến nội dung giáo dục trẻ về quản lý cảm xúc, nhiều trường học đã đưa nội dung này vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa.
Thạc sĩ Bùi Thị Hoài Thu, giáo viên tâm lý Trường Phổ thông liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cho biết, thông qua chủ đề “Kiềm chế cảm xúc nóng giận”, giáo viên chia sẻ cho học sinh cách quản lý cảm xúc của bản thân, hạn chế cơn nóng giận để xử lý tình huống một cách linh hoạt.
“Nóng giận là một trong những nguyên nhân dẫn đến giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Vì thế, việc trang bị cho học sinh kỹ năng kiềm chế cảm xúc nóng giận của bản thân rất có ý nghĩa. Đây cũng là diễn đàn để học sinh bày tỏ quan điểm liên quan đến nội dung trên, từ đó hình thành cách hành xử khi xảy ra mâu thuẫn”, cô Hoài Thu chia sẻ.
Thủy Ba
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - “Thầy thuốc như mẹ hiền” - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông...
QTO - Hằng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt, xóa tan cái nắng hạn khô khốc, nước mưa từ các ruộng đồng dâng cao cũng là mùa của nhiều loại...
QTO - Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế và kéo giảm tội phạm. Xác...
QTO - Ngày 29/12/2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 19/2023/TTBLĐTBXH (Thông tư 19) bổ sung thêm nhiều nghề công việc nặng nhọc,...
QTO - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo Thông tư quy định về quản lý dạy thêm, học thêm để xin ý kiến góp ý đến ngày...
QTO - Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực từ năm 2013. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện, tuy nhiên, để Luật PCTHTL...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông tích cực phối hợp, triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo...
QTO - Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh những năm qua thường xuyên đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức...
QTO - Năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới công tác quản lý...
QTO - Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên (GDNN- GDTX) huyện Vĩnh Linh bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển...