{title}
{publish}
{head}
Dịch bệnh sốt xuất huyết những tháng gần đây vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương trong tỉnh nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng. Để ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, bên cạnh vai trò nòng cốt của ngành y tế, các địa phương đã tăng cường công tác phối hợp với chính quyền, các tổ chức, đoàn thể để chung tay đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết -Ảnh: P.T
Giữa thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết tiếp tục có chiều hướng gia tăng tại thành phố Đông Hà, Khu phố 1, phường Đông Lương được đánh giá là địa bàn có báo động đỏ với tổng số 9 ca mắc và 3 ổ dịch sốt xuất huyết được ghi nhận đến ngày 1/10/2024.
Trước tình hình đó, để góp phần hạn chế tình trạng dịch bệnh lây lan trong cộng đồng dân cư, trang zalo của Khu phố 1, phường Đông Lương thường xuyên được ban điều hành đăng tải các thông tin về diễn biến dịch bệnh; thông báo các hoạt động do y tế địa phương phối hợp với khu phố triển khai; kêu gọi cộng đồng dân cư tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
“Ngoài ra, ban điều hành khu phố luôn phối hợp chặt chẽ với Trạm Y tế phường Đông Lương và các ban, ngành, đoàn thể địa phương vận động bà con thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đa số người dân tích cực hưởng ứng và thực hiện khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh với phương châm “Không có loăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, ông Phạm Hồng Thanh, Khu phố trưởng Khu phố 1, phường Đông Lương cho hay.
Đồng hành với ban điều hành các khu phố trên địa bàn, Hội Phụ nữ phường Đông Lương đã tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đến toàn thể hội viên. Hội vận động hội viên tập trung thực hiện tốt việc tổng vệ sinh, phát quang bụi rậm định kỳ vào ngày chủ nhật hằng tuần; tuyên truyền hướng dẫn chị em thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch như kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt loăng quăng.
Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để không cho muỗi đẻ trứng. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Người dân cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Ngoài nỗ lực của ngành y tế, việc vào cuộc của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn phường Đông Lương thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Ý thức của người dân trong việc thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng được nâng lên.
Để chủ động trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân phường đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương năm 2024. Tổ chức họp triển khai kế hoạch cho toàn thể cán bộ từ phường đến các khu phố, trường học, chợ trên địa bàn định kỳ vào ngày chủ nhật hằng tuần ra quân tổng vệ sinh, diệt loăng quăng, bọ gậy.
Phân công thành viên ban chỉ đạo phụ trách các địa bàn dân cư theo dõi việc thực hiện. Trạm y tế phường thường xuyên kiểm tra chỉ số loăng quăng, bọ gậy để có kế hoạch chủ động phun hóa chất chống dịch. “Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong những năm qua địa phương đã kịp thời khống chế không để dịch bệnh lây lan, góp phần đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn”, ông Nguyễn Lương Lân, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chăm sóc sức khỏe Nhân dân phường Đông Lương, cho biết.
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Sương, Trưởng Trạm Y tế phường Đông Lương, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài vai trò chuyên môn do trạm y tế đảm trách, có rất nhiều hoạt động nếu không có sự vào cuộc của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể thì khó thực hiện tốt các chỉ tiêu trong công tác phòng chống dịch bệnh.
“Ví dụ như việc phun hóa chất, trước đây một số người dân không hợp tác và gây trở ngại khi cán bộ y tế triển khai. Tuy nhiên, khi chính quyền và các ban, ngành vào cuộc vận động, tuyên truyền thì người dân đều chấp hành, hưởng ứng. Nhờ đó, các chỉ số phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn đều đạt độ bao phủ 100%; ý thức chủ động phòng bệnh của người dân được nâng lên. Diễn biến dịch bệnh do đó cũng luôn trong tầm kiểm soát; sức khỏe của Nhân dân trên địa bàn được bảo vệ hiệu quả”, bác sĩ Sương chia sẻ.
Tính đến ngày 1/10/2024, toàn thành phố Đông Hà ghi nhận 100 ca mắc với 8 ổ dịch sốt xuất huyết. Riêng phường Đông Lương chiếm 27 ca và 5 ổ dịch, đứng vị trí thứ 2 trong bản đồ dịch tễ sốt xuất huyết của thành phố Đông Hà, tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2023.
Nguyên nhân được xác định do Đông Lương là địa bàn có ổ dịch sốt xuất huyết cũ lưu hành. Đây là địa bàn rộng, dân cư đông và mật độ dân cư tập trung nhiều, sự di biến động trong dân cư cao khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng lớn. Bên cạnh đó, thời tiết mưa nắng đan xen trong thời gian qua khiến dịch bệnh có điều kiện bùng phát; người dân có thói quen chứa nước bằng xô chậu không có nắp đậy tạo chỗ trú ẩn cho muỗi vằn đẻ trứng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên dịch bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng.
Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp. Để duy trì hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, ngoài việc nâng cao vai trò chủ chốt của ngành y tế địa phương, cần tiếp tục phát huy vai trò của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể nhằm kiểm soát và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết.
Phương Thảo
QTO - Thời gian qua, việc áp dụng mức đóng góp của người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết...
QTO - Vĩnh Linh được xem là một trong những địa phương đi đầu ở tỉnh Quảng Trịtrong thực hiện công tác dân số nhiều năm qua. Bằng việc triển khai đồng bộ...
QTO - Một chiếc xe lăn, một chiếc giường, một căn phòng nhỏ dành cho con trai..., những thứ tưởng chừng rất nhỏ bé, không cần phải mong đợi ấy lại là cả...
QTO - Gần đây, mạng xã hội lan truyền nhiều video clip đánh ghen hay bạo lực gia đình, trong đó có hình ảnh những đứa trẻ với khuôn mặt sợ hãi khi cố ngăn...
QTO - “Thầy thuốc như mẹ hiền” - lời dạy của Bác Hồ kính yêu luôn được bác sĩ người Pa Kô Trần Văn Thiện, Trạm trưởng Trạm Y tế xã A Vao, huyện Đakrông...
QTO - Hằng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt, xóa tan cái nắng hạn khô khốc, nước mưa từ các ruộng đồng dâng cao cũng là mùa của nhiều loại...
QTO - Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế và kéo giảm tội phạm. Xác...
QTO - Ngày 29/12/2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 19/2023/TTBLĐTBXH (Thông tư 19) bổ sung thêm nhiều nghề công việc nặng nhọc,...
QTO - Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo Thông tư quy định về quản lý dạy thêm, học thêm để xin ý kiến góp ý đến ngày...
QTO - Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực từ năm 2013. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện, tuy nhiên, để Luật PCTHTL...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông tích cực phối hợp, triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo...
QTO - Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh những năm qua thường xuyên đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức...