{title}
{publish}
{head}
Nga vượt qua Mỹ về xuất khẩu năng lượng sang châu Âu.
Vào tháng 5, Nga đã vượt qua Mỹ về lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu - lần đầu tiên sau hai năm kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát. Đáng chú ý hơn, điều này xảy ra bất chấp những nỗ lực của châu Âu nhằm hạn chế nhập khẩu nguồn nhiên liệu hóa thạch của Moscow.
Tình trạng này cho thấy “lục địa già” vẫn phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung khí đốt từ Nga, đặc biệt là các nước Đông Âu.
Nhiều nước châu Âu vẫn nhập khẩu năng lượng Nga. Ảnh: The Financial Times
Tom Marzec-Manser, chuyên gia tại công ty tư vấn ICIS cho biết: “Thật bất ngờ khi thị phần khí đốt của Nga ở châu Âu tăng lên đáng kể bất chấp mọi nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ quốc gia này”.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, châu Âu đã cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga thông qua các đường ống dẫn và thay thế bằng nguồn khí tự nhiên hóa lỏng LNG cũng như khí đốt từ Mỹ.
Vào tháng 9/2023, Mỹ đã vượt Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt cho châu Âu. Kể từ năm 2023, khí đốt và LNG của Washington chiếm đến 1/5 nguồn cung năng lượng của châu Âu.
Tuy nhiên, dữ liệu của ICIS cho thấy vào tháng trước, lượng khí đốt và LNG do Nga cung cấp chiếm 15% tổng nguồn cung sang EU, Anh, Thụy Sĩ, Serbia, Bosnia và Herzegovina và Bắc Macedonia. Theo dữ liệu, LNG từ Mỹ chỉ chiếm 14% nguồn cung của khu vực này, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2022.
Điều này chủ yếu là do nhiều nước tại châu Âu vẫn nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh hạn chế từ phương Tây. Dù đã ngừng vận chuyển khí đốt đến các quốc gia Tây Bắc Âu kể từ giữa năm 2022, Nga vẫn duy trì việc cấp năng lượng đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, lượng dầu nhập khẩu từ Mỹ giảm đi đáng kể do sự cố ngừng hoạt động tại một cơ sở xuất khẩu LNG lớn của nước này
Tuy nhiên, ông Marzec-Manser của ICIS cho biết tình trạng này sẽ không kéo dài do việc Nga đang ưu tiên cung cấp LNG và khí đốt cho thị trường châu Á sẽ dẫn đến suy giảm sản lượng xuất khẩu đến châu Âu. Chuyên gia khẳng định sản lượng LNG nhập khẩu từ Mỹ đang trên đà tăng trở lại.
Bên cạnh đó, thỏa thuận quá cảnh khí đốt giữa Ukraine và Nga - Moscow trả tiền cho Kiev để xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua mạng lưới đường ống của nước này - sắp hết hạn trong năm nay, gây ra ảnh hưởng đáng kể đến các dòng hàng đi qua tuyến đường này.
Bên cạnh đó, nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, Ủy ban Châu Âu tích cực thúc đẩy kế hoạch mở rộng công suất các đường ống tại Hành lang Khí đốt phía Nam giữa châu Âu và Azerbaijan.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của EU cho biết nguồn cung cấp qua tuyến đường này không đủ để thay thế 14 tỷ mét khối khí đốt của Nga hiện đang di chuyển trong các đường ống của Ukraine đến EU mỗi năm.
Ủy viên châu Âu về năng lượng Kadri Simson nêu bật những thách thức mà châu Âu phải đối mặt khi Nga chuyển hướng sang cung cấp LNG cho các nước châu Á.
Bà cho biết Tokyo và Brussels đã thiết lập một hệ thống cảnh báo về tình trạng thiếu LNG cũng như nhất trí theo đuổi các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Long Hải
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Chính quyền Bắc Kinh đang triển khai nhiều chính sách nhằm ổn định thị trường bất động sản, vốn đang đối diện trước các thách thức.
QTO - Hãng thông tấn Reuters cho biết tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 khai mạc vào chiều 13/6 ở Borgo Egnazi, nước Ý, các nhà lãnh đạo nhất trí kế hoạch...
QTO - Khi các công ty dầu mỏ ngày càng tăng sản lượng khai thác, dẫn đến thế giới phải đối mặt với tình trạng dư thừa dầu đáng kể, ước tính lên đến hàng...
QTO - Thái Lan đang lên kế hoạch kết nối tuyến đường sắt quốc gia với mạng lưới đường sắt Lào-Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại giữa ba nước, với kỳ vọng...
QTO - Các chuyên gia nhận định Washington nên tận dụng những ưu thế về sức mạnh kinh tế hiện tại để giảm thiểu gánh nặng thâm hụt tài chính.
QTO - Nhận thức được vai trò quan trọng của vàng đối với nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc xây dựng, phát triển cũng như...
QTO - Thủ tướng Ấn Độ Modi xem việc hợp tác quốc phòng với Washington là giải pháp quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng lên khu...
QTO - Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn đối với những người di cư vượt biên giới Mỹ - Mexico trái phép.
QTO - Hôm thứ Hai, các hãng hàng không toàn cầu đã nâng dự báo lợi nhuận cho năm 2024 và dự kiến doanh thu toàn ngành vào khoảng 1 nghìn tỷ USD, khi số...
QTO - Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore vào hôm Chủ Nhật, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa...