Cập nhật:  GMT+7

Nguồn vốn cho tương lai

Kể từ năm 2022, khi mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên được điều chỉnh từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được tạo thêm cơ hội để đầu tư vào việc học của các con. Nhiều người ví von rằng, nguồn vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) chính là nguồn vốn cho tương lai. Bởi nhờ vốn vay này, nhiều HSSV đã viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học, trở thành những công dân có ích cho đất nước.

Nguồn vốn cho tương lai

Bà Võ Thị Sinh (bên trái) chia sẻ về việc vay vốn tín dụng chính sách với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của chi hội phụ nữ thôn Nại Cửu Lê Thị Hiền - Ảnh: HN

Nhắc đến hành trình nuôi 5 người con học đại học, chị Võ Thị Sinh (sinh năm 1966), thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, không khỏi xúc động. Bởi hành trình này đối với mẹ con chị thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả nghị lực vượt khó của tất cả các thành viên trong gia đình.

“Các con ham học, ba mẹ thì quyết tâm nuôi dưỡng giấc mơ của con nên mới có thành quả như ngày hôm nay. Tuy nhiên, nếu không có vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thì giấc mơ của mẹ con chúng tôi cũng không thành”, chị Sinh chia sẻ.

Chị Sinh có 5 người con, lớn nhất sinh năm 1987, nhỏ nhất sinh năm 2003. Nuôi các con ăn học từ bậc tiểu học lên hết THPT đã là nỗ lực vượt bậc của vợ chồng chị. Chồng chị Sinh sức khỏe yếu, một mình chị tần tảo làm ruộng, chăn nuôi, chắt chiu từng đồng để nuôi các con ăn học.

Vậy nên khi con gái đầu đỗ Trường Đại học Sư phạm Huế, chưa kịp mừng, vợ chồng chị lại đối mặt với nỗi lo vì không biết lấy tiền đâu cho con học tiếp. Nhưng nhìn thấy sự khát khao được tiếp bước đại học ánh lên trong đôi mắt con, vợ chồng chị đành phải vay mượn khắp nơi để con nhập học đúng thời hạn.

Khi con gái đầu vào năm hai thì con thứ hai cũng nối gót chị vào đại học. Lúc này, gia cảnh quá khó khăn nên chị Sinh định cho con đầu ra trường rồi mới tính tiếp chuyện học cho đứa thứ 2. Giữa lúc rối bời thì chị Sinh nhận được thông tin NHCSXH triển khai gói tín dụng cho HSSV. Chị đã vay hai gói, mỗi gói 8 triệu đồng/năm với lãi suất thấp để chi trả học phí cho các con. Cứ thế, 5 người con của chị Sinh đều được “tiếp sức” bởi gói vay tín dụng hỗ trợ cho HSSV.

“Vất vả giờ đây chưa hẳn đã qua nhưng nhìn các con theo đuổi được ước mơ vào giảng đường đại học, ra trường có việc làm ổn định, tôi thấy rất mãn nguyện. Các con hiểu được nỗi vất vả của ba mẹ nên ra trường đi làm đều tiết kiệm gửi về để tôi trả nợ. Đến nay, tôi đã trả hết vốn vay HSSV và tiếp tục vay vốn theo diện hộ cận nghèo 150 triệu đồng để chăn nuôi lợn, gà”, chị Sinh cho biết.

Ở thôn Nại Cửu, hầu như gia đình nào cũng có con học đại học. Giống như chị Sinh, nhiều gia đình trong thôn đã vay vốn ưu đãi dành cho HSSV của NHCSXH. Nguồn vốn này đã nâng bước cho biết bao con em của thôn trên hành trình mở cánh cửa tương lai. Toàn thôn Nại Cửu hiện có 8 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với 84 người được vay vốn HSSV để theo học các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Bà Lê Thị Hiền, Tổ trưởng Tổ TK&VV của chi hội phụ nữ thôn Nại Cửu cho biết, tổ của bà có 40 thành viên, tổng dư nợ đến thời điểm hiện tại gần 3,8 tỉ đồng. Hiện vốn vay theo chương trình HSSV có 11 sinh viên đang dư nợ với số tiền 1,5 tỉ đồng, lãi suất 0,55%/tháng. Những năm qua, tổ có 25 sinh viên được vay vốn đi học với số tiền trên 2 tỉ đồng, đến nay đã trả xong nợ. Trung bình mỗi sinh viên được vay tối đa 4 triệu đồng/ tháng để trang trải học hành.

“Đây là khoản tiền rất có ý nghĩa với người dân địa phương vì thôn Nại Cửu chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư cho con em đi học đại học, cao đẳng gặp nhiều khó khăn. Ra trường, con em của thôn thường ở lại các thành phố lớn làm việc, hàng tháng gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ. Mọi người ai cũng tuân thủ đúng quy định của ngân hàng nên tổ do tôi phụ trách không có thành viên nào nợ quá hạn, không có lãi đọng”, chị Hiền cho biết.

Nguồn vốn tín dụng cho HSSV giờ đây đã lan tỏa khắp các địa phương, được nhiều người dân đón nhận. Theo chị Nguyễn Thị Thùy Chi, cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh, tại địa bàn do chị phụ trách (các xã Phong Bình, Gio Mai, Trung Sơn), đến thời điểm 30/6/2024 có 172 hộ tiếp cận nguồn vốn vay cho HSSV với dư nợ 9.945 triệu đồng.

100% vốn vay sử dụng đúng mục đích vay vốn, trong đó người dân chủ yếu sử dụng đóng học phí, mua máy vi tính phục vụ cho học trực tuyến và một phần trang trải các chi phí trong học tập. Sinh viên sau khi ra trường, phần lớn đều có việc làm ổn định, phụ giúp gia đình trả nợ cho NHCSXH đúng hạn theo thoả thuận đã cam kết trước khi vay. Đến nay chương trình tín dụng HSSV tại đơn vị không phát sinh nợ quá hạn.

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh tập trung phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các địa phương tuyên truyền tới các thôn, xóm để người dân biết và sử dụng vốn vay hiệu quả. Vào đầu năm học mới, phòng phối hợp các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền về tín dụng HSSV theo Quyết định 157/2007/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời thông qua hoạt động của hội phụ huynh, cán bộ tín dụng hướng dẫn các gia đình có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng HSSV. Quá trình vay vốn, các hộ trả nợ đúng hạn góp phần tăng vốn của quỹ tín dụng cho vay HSSV, bảo đảm cùng một đồng vốn nhưng giải quyết cho nhiều thế hệ HSSV thụ hưởng. Nhờ đó nhiều HSSV được vay vốn học tập, sau khi ra trường có việc làm ổn định, trả nợ tiền gốc đầy đủ cho ngân hàng và có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH Quảng Trị tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân tiếp cận và nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách cho HSSV.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Nguồn vốn cho tương lai
    Vững tin vào tương lai

    Gắn bó với Quảng Trị trong những tháng ngày gian khó, các ông: Hoàng Kim Phùng, Trương Sỹ Tiến và Thái Vĩnh Kháng đã cảm nhận sâu sắc về sự đổi thay của quê hương. Nhân 50 năm giải phóng Quảng Trị, Báo Quảng Trị chia sẻ góc nhìn của các ông về những bước tiến của mảnh đất Quảng Trị thân thương.

  • Nguồn vốn cho tương lai
    Trao tin tưởng, mở tương lai

    Mô hình “Hội Cựu chiến binh chung tay giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng” ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong đã giúp những người mãn hạn tù hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong làm ăn kinh tế. Đây là việc làm ý nghĩa bởi nhờ sự hỗ trợ và tin tưởng này, nhiều người sau khi ra tù đã bỏ qua mặc cảm để tự tin làm lại cuộc đời.


Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành
2024-07-03 14:06:00

Vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đồng loạt kiểm tra và phát hiện, xử lý nhiều hộ kinh doanh bột ngọt (mì chính) nhập lậu từ Thái Lan (bột ngọt hiệu “Cái...

Mùa vàng miền biên viễn

Mùa vàng miền biên viễn
2024-07-03 11:02:00

QTO - So với miền xuôi, vụ mùa của bà con dân tộc Vân Kiều trên miền biên cương Hướng Phùng, Hướng Hóa có muộn hơn một chút về thời gian nhưng năm nay thời...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết