Cập nhật:  GMT+7

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành

Vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đồng loạt kiểm tra và phát hiện, xử lý nhiều hộ kinh doanh bột ngọt (mì chính) nhập lậu từ Thái Lan (bột ngọt hiệu “Cái Muỗng”) tại nhiều chợ trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình kiểm tra ở các chợ đầu mối tại tỉnh Quảng Trị như: chợ Đông Hà, Diên Sanh, Quảng Trị,... lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý nhiều hộ kinh doanh bột ngọt nhập lậu. Tuy nhiên con số này chỉ phản ánh được một phần thực trạng của tình hình buôn bán bột ngọt nhập lậu trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra và thu giữ bột ngọt nhập lậu hiệu “Cái muỗng” tại nhiều hộ kinh doanh

Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan quản lý thị trường tại địa phương tổ chức kiểm tra về mặt hàng bột ngọt nhập lậu từ Thái Lan này. Có thể thấy, thói quen “sính ngoại” của người dân không thay đổi thì tình trạng bột ngọt nhập lậu vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Bột ngọt nhập lậu hoành hành do ... thói quen “sính ngoại” của người dân

Được biết, loại bột ngọt hiệu “Cái Muỗng” này được sản xuất bởi Công ty THAI FERMENTATION IND. CO.,LTD., tại Thái Lan và vận chuyển sang Lào. Từ đây, bột ngọt hiệu “Cái Muỗng” được nhập lậu qua các đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, sau đó được vận chuyển theo đường bộ đến các chợ trong thị trường nội địa Việt Nam để tiêu thụ. Trên bao bột ngọt nhập lậu hiệu “Cái Muỗng” này không có bất kỳ thông tin nào bằng Tiếng Việt về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác hay thành phần sản phẩm cũng như hạn sử dụng...

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành

Bao bì của bột ngọt lậu hoàn toàn không có thông tin bằng tiếng Việt

Không có bất cứ thông tin nào về sản phẩm, không biết rõ thành phần bên trong là gì và tác hại của loại bột ngọt nhập lậu này nhưng tại sao người tiêu dùng vẫn sử dụng và dường như đã trở thành thói quen trong nấu ăn?

Đặt câu hỏi này với chị T. H., kinh doanh mặt hàng thực phẩm tại chợ Đông Hà, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Hàng ngoại thì đương nhiên phải tốt hơn hàng Việt.” Chị M.T. cũng đang mua hàng tại chợ thì cho hay gia đình chị đã sử dụng loại bột ngọt này từ lâu và dù chị không hiểu những chữ in trên bao bì nhưng chị vẫn rất tin dùng vì “nó là hàng Thái mà”.

Với những suy nghĩ như vậy, các loại bột ngọt chính hãng được sản xuất trong nước với chất lượng được nhà nước đảm bảo lại bị người tiêu dùng thờ ơ. Hơn nữa, mặc dù giá bán của loại bột ngọt nhập lậu này cao hơn với các sản phẩm được sản xuất trong nước khoảng 5.000 đồng/ gói 500g nhưng lại chiếm phần lớn thị phần bột ngọt ở thị trường Quảng Trị nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung.

Ngoài ra, có một điều mà người tiêu dùng không để ý và cũng không biết đó chính là trên thị trường cũng xuất hiện bột ngọt giả của loại bột ngọt nhập lậu này. Người tiêu dùng sẽ rất khó phân biệt và nhận biết được đâu là bột ngọt nhập lậu, đâu là hàng giả của loại bột ngọt nhập lậu, nên nhiều khi nghĩ rằng mình đã mua được hàng ngoại (hàng lậu) nhưng thực tế thì lại mua phải hàng giả, lại càng nguy hiểm hơn.

Tác hại “khôn lường” của loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bột ngọt nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng nhái đều không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Đánh giá về chất lượng của loại bột ngọt lậu này, BS. CKII Trần Thị Kim Chi - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Tác hại trước mắt trên sức khỏe người tiêu dùng là những ngộ độc cấp tính hoặc dị ứng từ những thành phần không tinh khiết trong sản phẩm bột ngọt nhập lậu có thể khiến cho người tiêu dùng, trong 1 khoảng thời gian ngắn sau khi sử dụng, có những triệu chứng như nhức đầu, choáng váng, thậm chí là buồn nôn tiêu chảy, đau bụng...

Và nguy hại hơn nữa, phần chìm của tảng băng trôi mà chúng ta không biết được đó là ngộ độc mãn tính lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đưa đến tình trạng suy gan, suy thận hoặc thậm chí trong nhiều năm có thể tồn tại những chất độc, hóa chất gây hại là những chất sinh ung, làm tăng nguy cơ ung thư.”

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, bột ngọt nhập lậu còn gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế đất nước, bởi đây là hành vi gian lận, trốn thuế, đồng thời còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Có thể thấy, chính thói quen tiêu dùng của người dân đang giúp cho bột ngọt nhập lậu nói riêng và hàng lậu nói chung càng có thêm cơ hội tồn tại trên thị trường và tiếp tục là mối nguy hại đáng lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy là những người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.

PA.


PA.

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mùa vàng miền biên viễn

Mùa vàng miền biên viễn
2024-07-03 11:02:00

QTO - So với miền xuôi, vụ mùa của bà con dân tộc Vân Kiều trên miền biên cương Hướng Phùng, Hướng Hóa có muộn hơn một chút về thời gian nhưng năm nay thời...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long