{title}
{publish}
{head}
Xã Lìa (huyện Hướng Hóa) có phần lớn dân số là người Pa Kô sinh sống. Đồng bào nơi đây có đời sống văn hóa vô cùng phong phú, trong đó nghề đan lát mây tre là nghề truyền thống có từ lâu đời, trở thành nét văn hóa đặc trưng. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, nghề đan lát đang bị mai một dần và có nguy cơ mất hẳn. Làm thế nào để bảo tồn nét văn hóa đặc sắc này đang trở thành nỗi trăn trở lớn của bà con nơi đây.
Các thành viên Câu lạc bộ đan lát xã Lìa tích cực giữ nghề, truyền nghề đan lát - Ảnh: M.L
Nỗ lực duy trì nghề
Ông Hồ Cu Chảnh ở thôn Kỳ Tăng là một trong những nghệ nhân lớn tuổi nhất ở xã Lìa hiện còn duy trì nghề đan lát. Tuy tuổi năm nay đã ngoài 80 nhưng hằng ngày ông vẫn đều đặn đến điểm nhóm đan lát tập trung tại Kỳ Tăng (một trong các điểm nhóm của Câu lạc bộ đan lát xã Lìa). Tại đây, ông như được sống lại những ngày tháng tuổi trẻ khi cùng các nghệ nhân trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn lớp trẻ cách đan các loại vật dụng sao cho nhanh, bền, đẹp... Sản phẩm làm ra không nhiều nhưng ông luôn cảm thấy hài lòng vì được thực hành nghề đan lát mây tre mà mình yêu thích.
Ông Hồ Cu Chảnh chia sẻ: “Tôi biết đan lát các vật dụng sinh hoạt từ lúc còn rất trẻ và duy trì công việc này cho tới bây giờ. Mặc dù nhu cầu sử dụng các vật dụng bằng tre, nứa hiện nay ít đi, hơn nữa bản thân tôi tuổi ngày càng cao, không thể làm nhiều như trước nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì để giữ nghề truyền thống của dân tộc mình”.
Nhiều nghệ nhân có chung tâm huyết như ông Hồ Cu Chảnh. Từ chỗ đan lát nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, các nghệ nhân này đã chủ động kết nối để sinh hoạt tập trung theo nhóm tại các hộ gia đình. Cách làm này tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm, vừa làm, vừa học và rèn luyện tay nghề. Mặt khác, các thành viên sinh hoạt chung sẽ có thêm thời gian để trao đổi với nhau cách tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình cũng như tại cộng đồng cùng nhau giữ gìn nghề truyền thống. Nhờ thế, số người có cùng đam mê với nghề đan lát tại xã Lìa ngày càng tăng.
Năm 2022, trên cơ sở đề xuất của nhóm đan lát, UBND xã Lìa quyết định thành lập Câu lạc bộ đan lát xã Lìa với gần 20 thành viên của tất cả các nhóm đan lát tại địa phương. Các nghệ nhân lớn tuổi, vững tay nghề được một số dự án mời tham gia truyền dạy hỗ trợ cho các vùng dân tộc thiểu số khác, đồng thời đặt mua và kết nối tiêu thụ sản phẩm; tham gia quảng bá bản sắc văn hóa nghề đan lát tại các hoạt động văn hóa của địa phương, như: Phiên chợ vùng cao, Hội chợ thương mại huyện Hướng Hóa.
Trăn trở bảo tồn
So với trước đây, việc thực hành nghề đan lát truyền thống của người Pa Kô ở xã Lìa đã được duy trì ổn định hơn và có dấu hiệu “hồi sinh”. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy nghề này một cách bền vững lại là một vấn đề nan giải.
Vợ chồng ông Hồ Văn Ngại và bà Hồ Thị Hoa ở thôn Kỳ Tăng là hai thành viên “gạo cội” của Câu lạc bộ đan lát xã Lìa. Mặc dù tay nghề cao, rất tâm huyết với công việc này, nhưng khi đề cập đến vấn đề bảo tồn thì ông bà không giấu được sự lo lắng.
Ông Ngại chia sẻ: “Vợ chồng tôi vượt qua nhiều khó khăn để cố gắng duy trì nghề đan lát nhưng hiện nay, việc truyền nghề rất khó khăn, đầu ra sản phẩm không ổn định nên chúng tôi rất lo lắng, không biết làm cách nào để giữ nghề truyền thống của dân tộc tốt hơn”. Sản phẩm của Câu lạc bộ đan lát xã Lìa khá đa dạng, chủ yếu là các vật dụng truyền thống được sử dụng trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số, như: A chói, cà ria, a đư, a điên...
Trước đây, các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ ngay tại địa phương và một số vùng lân cận. Tuy nhiên, trong điều kiện cuộc sống dần hiện đại hóa, sự giao thoa văn hóa vùng miền mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu sử dụng các vật dụng này ngày càng ít dần, thay vào đó là các sản phẩm công nghiệp. Đầu ra không ổn định nên số lượng sản phẩm không thể tăng thêm, bà con chỉ làm tranh thủ lúc nông nhàn.
Mặt khác, nguyên vật liệu phục vụ cho nghề đan lát ngày càng khan hiếm, phải mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm mây tre tận rừng sâu và đặt mua từ các huyện lân cận nước bạn Lào. Một số sản phẩm truyền thống đòi hỏi sự đa công, tỉ mỉ của nghệ nhân, mỗi sản phẩm bình quân mất một đến vài ngày mới có thể hoàn thiện. Đa công là vậy, nhưng đầu ra lại không ổn định và thường xuyên, giá cả cũng không cao.
Khoảng 1 năm trở lại đây, sản phẩm của Câu lạc bộ đan lát xã Lìa đã được Dự án Plan kết nối, đặt hàng nên sự tiêu thụ sản phẩm có phần ổn định hơn, với mức giá bình quân 90 - 100 nghìn đồng/sản phẩm, loại nào kích cỡ lớn và đa công hơn thì dao động từ 150 - 300 nghìn đồng/sản phẩm.
Tuy nhiên, so với công sức bỏ ra, mức thu nhập này còn chưa tương xứng. Đây là lý do người trẻ hiện nay không mặn mà với nghề đan lát. Bà Hồ Thị Hoa trăn trở: “Muốn truyền nghề phải có kinh phí mở lớp bài bản, phải có người đam mê, chịu khó học...Vì thế, tôi rất lo lắng khi thế hệ chúng tôi không còn thì nghề đan lát cũng có nguy cơ mai một”.
Trước thực trạng này, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là nghệ nhân, người trẻ tích cực duy trì, truyền nghề, học nghề. Thường xuyên đan lát, sử dụng các sản phẩm mây tre làm vật dụng sinh hoạt của gia đình. Tích cực tham gia sinh hoạt, duy trì tốt Câu lạc bộ đan lát xã Lìa...
“Trong điều kiện nguồn kinh phí của xã còn hạn hẹp, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành, chương trình, dự án quan tâm hỗ trợ kinh phí duy trì phát triển nghề truyền thống, trong đó có đan lát; hỗ trợ đầu ra sản phẩm ổn định...Có chính sách khuyến khích các nghệ nhân tâm huyết, đóng góp vào việc giữ gìn, truyền dạy nghề đan lát. Tổ chức nhiều chương trình trưng bày, triển lãm để giới thiệu sản phẩm truyền thống... Qua đó giúp bà con có thêm thu nhập từ sản phẩm đan lát mây tre, ổn định cuộc sống, yên tâm duy trì và phát triển nghề truyền thống”, Phó Chủ tịch UBND xã Lìa Hồ Văn Thứ đề nghị.
Minh Long
QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...
QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...
QTO - Sau hai ngày thông tuyến tạm thời trên Quốc lộ 70, nối từ TP. Yên Bái qua Phố Lu lên huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai, tôi mới có mặt ở thị trấn Phố...
QTO - Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào 9 tháng đầu năm 2024 diễn biến khá...
QTO - Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp thông tin thị trường lao động và tư vấn, giới thiệu...
QTO - Nhà báo - nhà văn Huỳnh Dũng Nhân là một cây phóng sự nổi bật của báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tháng 9/2024, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trở lại...
QTO - Tại nhiều tuyến đường ở thành phố Đông Hà, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi họp chợ, buôn bán diễn ra khá phổ biến, gây mất trật tự an...
QTO - Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, được ví như “điểm tựa”, “phao cứu sinh” của người...
QTO - Từ đầu năm học 2024 - 2025, Hội Khuyến học tỉnh cùng các cấp hội cơ sở đã tăng cường vận động các nhà tài trợ, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp,...
QTO - Tại kỳ họp báo của Chính phủ tháng 9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo chương trình giáo...
NDO - Dự án “Mỗi người, một mảnh ghép” sẽ sử dụng hình ảnh do độc giả gửi để ghép thành một bức ảnh lớn về Cột cờ Hà Nội.
QTO - Hoạt động tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với...