{title}
{publish}
{head}
Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị không nhớ rõ nghề rèn có từ bao giờ, chỉ biết rằng, hàng trăm năm trước, khi có nông cụ sản xuất bằng sắt xuất hiện họ đã gắn bó với nghề này. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dù cuộc sống ngày nay sản xuất phần lớn dựa vào máy móc, thiết bị hiện đại nhưng người Pa Kô vẫn cần mẫn giữ lấy nghề rèn thủ công, bảo tồn những giá trị văn hóa.
Nhiều trẻ nhỏ ở thôn A Rông rất thích xem ông Hồ Văn Lập rèn nông cụ - Ảnh: K.S
“Thợ rèn của bản làng”
Từ thời thiếu niên, ông Hồ Văn Lập, 65 tuổi ở thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa thường xuyên ngồi xem ông nội và bố rèn, chỉnh sửa nông cụ sản xuất bên bếp lửa hồng. Những cây cuốc, cây rựa, dao...sử dụng hằng ngày của gia đình bị mòn, sứt mẻ... do sử dụng nhiều trên nương rẫy sẽ sắc bén hơn qua đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của người thân. Quan sát, ghi nhớ kỹ thuật cơ bản rèn thủ công từ ông và bố, ông tập rèn nông cụ và dần thành thạo.
Từ đó đến nay, ông Lập vẫn giữ thói quen “chữa bệnh” cho các loại nông cụ mỗi khi chúng bị hư hỏng. Không chỉ phục vụ cho gia đình, ông còn rèn giúp cho những ai có nhu cầu chỉnh sửa nông cụ trong thôn, đảm bảo cho việc sản xuất hiệu quả hơn. Chính vì vậy, ông luôn được người dân nơi đây gọi bằng cái tên rất gần gũi: “thợ rèn của bản”.
Khu vực rèn nông cụ của ông Lập được dựng lên khá đơn giản gồm một mái che nhỏ trước nhà sàn, ông lựa chọn những viên đá to, vuông, tầm 2 gang tay người lớn xếp lại, dựng hơi xiên tạo thành bếp và tìm kiếm những loại củi khô, chắc để đốt, tạo ngọn lửa to, cháy lâu.
Vật liệu được ông tự kiếm tìm, chủ yếu là sắt loại tốt tận dụng từ phế liệu chiến tranh hoặc những vật dụng hư hỏng khác. Để rèn nông cụ, ông sử dụng đe, búa, dụng cụ làm nguội sắt, dụng cụ mài sắc kim loại, máy quay tạo gió... Ngoài giờ lên nương rẫy sản xuất, khi ở nhà, bất cứ ai trong thôn cần chỉnh sửa nông cụ, ông sẵn sàng nhóm bếp lên rèn giúp họ.
Mỗi khi thấy bếp lửa này đỏ rực, nhiều người trong thôn kéo đến ngồi vây quanh ông để xem, trong đó phần nhiều là trẻ nhỏ. Chỉ trong ít phút thực hiện các thao tác rèn, ông đã giúp các loại nông cụ sắc bén như mới, thấy vậy ai cũng thích thú, trầm trồ khen ngợi.
Chị Hồ Thị Khung là một trong những “khách hàng thân thiết”, tại bếp rèn của ông Lập cho biết: “Mỗi lần đồ dùng đi làm nương rẫy của gia đình tôi bị hư hỏng, hoặc mòn, chặt cây không nhạy, tôi lại đưa đến nhờ ông Lập chỉnh sửa. Đặc biệt, cách rèn truyền thống của ông Lập bền hơn, giúp làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian”.
Một số người Pa Kô cao tuổi ở xã Lìa vẫn còn thói quen tự rèn nông cụ sản xuất - Ảnh: K.S
Đối với ông Lập, rèn giúp bà con trong thôn là một công việc rất ý nghĩa, mỗi lần rèn xong một sản phẩm, thấy họ hài lòng là ông vui, chứ không đặt nặng vấn đề tiền công.
Ông Lập vui vẻ cho biết: “Đối với người Pa Kô, những nông cụ chỉnh sửa đơn giản chỉ cần có 1 người là có thể làm được. Nếu như làm sản phẩm nào khó thì cần 2 người trở lên, trong đó có một người rèn chính.
Đối với việc làm mới một sản phẩm thì phải trải qua nhiều công đoạn đều làm bằng tay như: cắt sắt tạo hình (tùy sản phẩm), nung, đập, nhúng nước, nung, đập...cho tới khi định hình được sản phẩm xong mới mài cho sắc...Sản phẩm rèn tuy không đẹp nhưng chắc và bền hơn. Ông tôi, bố tôi đều rất tâm huyết với nghề rèn và gắn bó cả đời với nghề.
Đến đời tôi tuy nhu cầu của xã hội không còn nhiều như trước, vật liệu cũng khó khăn hơn trước, nhưng tôi vẫn cố gắng giữ gìn nghề rèn để giúp gia đình và người dân trong thôn, quan trọng là cố gắng giữ nghề truyền thống không bị mai một”.
Chung tay bảo tồn
Trước đây, nghề rèn còn khá phổ biến trong cộng đồng người dân tộc Pa Kô, đặc biệt trong những lúc nông nhàn hoặc khi vào mùa vụ nhu cầu sử dụng nông cụ nhiều. Tuy nhiên qua thời gian, nghề rèn đã bị mai một. Nhiều bí quyết, kỹ thuật, kinh nghiệm tích lũy từ nhiều thế hệ đang dần bị lãng quên. Người biết nghề rèn ngày càng ít, người còn giữ nghề, còn thực hành thường xuyên lại càng ít hơn.
Với mong muốn bảo tồn nghề rèn truyền thống của dân tộc, hiện nay một số hộ gia đình người dân tộc Pa Kô ở xã Lìa vẫn quyết tâm gìn giữ và phát huy. Từ những vật liệu thô sơ, họ tự tay chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc rèn nông cụ. Đối với nông cụ sửa chữa thì đơn giản hơn, chỉ cần đe, mài lại cho sắc là được. Các loại nông cụ làm mới cũng như sửa chữa thường xuyên nhất của họ đó là cuốc chét, cuốc cò, dao, rựa, liềm...
Cuộc sống của người Pa kô gắn liền với thiên nhiên hoang dã, chính vì thế họ có những nét độc đáo trong phong tục tập quán sản xuất. Canh tác chủ yếu ở vùng đồi núi, địa hình hiểm trở nên đồng bào nơi đây sử dụng các loại nông cụ phần lớn do mình làm ra. Chính vì thế, họ rất quý các loại nông cụ, coi đó như một phần không thể thiếu của gia đình.
Đa số những người còn giữ nghề rèn của người Pa Kô đều đã lớn tuổi, được truyền nghề từ các thế hệ trước của gia đình, có kinh nghiệm dày dặn, tuổi nghề cao và cũng rất tâm huyết với nghề nên qua bàn tay tỉ mẩn của mình, các nghệ nhân này đã biến những mảnh sắt phế liệu thành những sản phẩm nông cụ chất lượng.
Đối với những loại nông cụ rèn khó thì cần nhiều người cùng làm - Ảnh: K.S
Ngày nay, mặc dù cơ giới hóa đang dần được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp, thế nhưng đối với đồng bào dân tộc Pa Kô ở xã Lìa, những sản phẩm nông cụ rèn thủ công vẫn không thể thiếu. Việc duy trì nghề rèn là một việc làm hết sức thiết thực, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu lao động sản xuất của người dân, vừa góp phần bảo tồn nghề rèn-nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời.
Phó chủ tịch UBND xã Lìa Hồ Văn Thứ cho hay: “Mặc dù không còn phổ biến như trước nhưng hiện nay một số hộ người Pa Kô trên địa bàn xã vẫn cố gắng duy trì nghề rèn. Hiện toàn xã hiện có khoảng hơn 20 người am hiểu và có thể thực hành nghề rèn, trong đó 4 hộ gia đình là thực hành thường xuyên.
Chính quyền tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn nghề, vừa giúp người dân ở địa phương đảm bảo nông cụ sản xuất, vừa tạo sự gắn bó tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư, qua đó, chung tay bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống”.
Kô Kăn Sương
NDO - Đêm Gala trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024 do Báo Nhân Dân tổ chức, với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”, không chỉ là nơi vinh danh những sáng kiến ý nghĩa mà còn...
QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...
QTO - Những ngày giáp tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều lao động tự do ngược xuôi tìm kiếm thêm việc làm. Mỗi người một công việc, muôn nẻo nhọc nhằn, vất...
QTO - Hơn 15 năm qua, Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã trở thành nhịp cầu, nối những tấm lòng nhân ái với các hoàn...
QTO - Thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) ở huyện Triệu Phong giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Theo Phó trưởng Công...
QTO - Thời gian qua, UBND huyện Triệu Phong ban hành nhiều kế hoạch về tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC), trong đó có Kế hoạch số 74 về tổ chức cuộc...
QTO - 3 năm qua, với vai trò là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, anh Hồ Văn Tuân luôn tận tâm, trách nhiệm với công việc. Không chỉ...
QTO - Thời gian gần đây, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, bên cạnh các điểm du xuân công cộng thì trong không gian nhà hàng, quán cà phê, trường học......
QTO - Vừa qua, những hộ nghèo, gia đình khó khăn và học sinh nghèo tại khu vực biên giới huyện Hướng Hóa đã có phiên chợ Tết đặc biệt, đong đầy niềm vui và...
QTO - Cùng với không khí rộn ràng khắp nơi trong cả nước chuẩn bị đón tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, những ngày này, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh...
QTO - Xác định công tác truyền thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm...
QTO - Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo khí thế thi đua sôi nổi,...