Cập nhật:  GMT+7

Kết nối cung cầu lao động trong thời đại số

Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp thông tin thị trường lao động và tư vấn, giới thiệu việc làm. Điều này không chỉ kết nối cung cầu lao động nhanh chóng mà còn tiết kiệm được thời gian, chi phí cho trung tâm, doanh nghiệp và người lao động.

Kết nối cung cầu lao động trong thời đại số

Người lao động tham gia tìm kiếm việc làm qua sàn giao dịch online của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh -Ảnh: T.N

Tháng 8/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị đưa vào hoạt động website vieclamquangtri.com.vn, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu “người tìm việc - việc tìm người”. Với độ mở lớn, nhiều hiệu ứng tương tác, người lao động được cấp quyền trực tiếp đăng tải hồ sơ ứng tuyển lên website hoàn toàn miễn phí. Chỉ trong thời gian ngắn đã có trăm thông tin ứng tuyển được đưa lên hệ thống. Nhờ đó, các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận thông tin của người lao động.

Bên cạnh đó, nắm được nhu cầu sử dụng facebook ngày càng cao của người dân, trung tâm cũng đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, tư vấn việc làm, tư vấn pháp luật lao động, xuất khẩu lao động và các chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên fanpage.

Hiện Fanpage Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị thu hút 30.167 lượt người theo dõi và hơn 27.848 lượt thích trên nền tảng facebook. Cán bộ phụ trách fanpage thường xuyên đăng tải, cập nhật các nội dung liên quan đến việc làm trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo thống kê, mỗi tháng qua website, facebook, zalo trung tâm kết nối, giới thiệu việc làm cho 250 - 300 lượt lao động; kết nối cho 40 - 60 lượt doanh nghiệp đăng ký thông tin tuyển dụng.

Theo anh Hoàng Kim Tung, Phòng Thông tin thị trường lao động - Giới thiệu việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, hiện nay, với các nền tảng số đơn vị đang áp dụng, tỉ lệ người lao động tìm kiếm được việc làm mới phù hợp ngày càng cao; các thông tin đăng tải thường xuyên được kiểm tra, giám sát để tăng độ chính xác và tính bảo mật về thông tin cá nhân cho người lao động. Trước đây, người lao động đến trực tiếp ở trung tâm đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng và đăng ký tìm việc, cán bộ phải mất thời gian nhập lại thông tin của người lao động vào máy tính.

Nay có sẵn mẫu phiếu đăng ký việc làm dành cho người lao động, phiếu đăng ký giới thiệu/cung ứng lao động dành cho người sử dụng lao động đính kèm theo đường link trên website, fanpage của trung tâm, người lao động chỉ cần click vào đường link để điền thông tin và gửi. “Người lao động ở bất kỳ đâu đều có thể gửi đăng ký thông tin tìm việc mà không cần phải mất thời gian, công sức đi lại như trước đây.

Hiệu suất tư vấn của cán bộ cũng tăng lên vì cùng một thời điểm có thể hỗ trợ thông tin cho nhiều người. Đặc biệt, từ mẫu thông tin người lao động gửi, chúng tôi rà soát, thu thập thông tin về ứng viên và nhanh chóng xác định những ứng viên phù hợp với từng vị trí cụ thể để giới thiệu cho đơn vị tuyển dụng”, anh Tung chia sẻ.

Tháng 3/2024, thông qua kết nối từ Fanpage Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị, chị Lê Thị Thúy Hằng (sinh năm 2001), ở TP. Đông Hà, được tuyển dụng vào làm nhân viên văn phòng tại Công ty Cổ phần Sông Cầu (huyện Hướng Hóa) với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Chị Hằng rất hài lòng vì kiếm được công việc có thu nhập ổn định, môi trường làm việc tốt.

“Đọc được thông tin tuyển dụng của công ty đăng trên facebook của Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị, tôi điền vào mẫu tờ khai thông tin cá nhân và nộp hồ sơ tìm việc online. Rất nhanh chóng sau đó tôi được trung tâm kết nối để đến công ty phỏng vấn trực tiếp và được tuyển dụng luôn, thuận tiện vô cùng”, chị Hằng cho hay.

Bên cạnh việc tận dụng triệt để các hình thức giao dịch việc làm trên môi trường mạng qua facebook, zalo, trung tâm cũng tăng cường tổ chức và tham gia các phiên giao dịch việc làm trực tuyến.

Ngoài các phiên giao dịch việc làm trong tỉnh, định kỳ mỗi tháng 2 lần vào sáng thứ 6 (tuần thứ 2 và tuần thứ 4) trung tâm kết nối sàn giao dịch trực tuyến với một số tỉnh, thành khu vực miền Trung. Với hình thức tổ chức trực tuyến, quy mô các sàn giao dịch, thị trường lao động được mở rộng hơn so với hình thức trực tiếp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản về tình hình lao động, việc làm, “người tìm việc - việc tìm người” trên phần mềm ứng dụng, quản lý, dự báo thông tin thị trường lao động do trung tâm quản lý. Hiện nay, đơn vị đang tiếp tục thu thập dữ liệu việc làm để tiến tới sẽ hòa vào phần mềm cung - cầu lao động quốc gia của Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, nhờ chuyển đổi số, tỉ lệ giao dịch việc làm đã chuyển dịch mạnh mẽ từ phương thức truyền thống sang các kênh hỗ trợ trực tuyến. Đây là xu thế tất yếu trong giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu lao động hiện nay.

Vì vậy thời gian tới, trung tâm tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ công tác dự báo, phân tích thị trường lao động; tập trung đổi mới hình thức và cách thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm, trong đó tăng cường phiên trực tuyến, kết nối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa - nơi người lao động khó tiếp cận thông tin, các tỉnh ngoài đang có nguồn nhân lực dồi dào.

Đặc biệt, trung tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số bằng việc thiết lập đường dây tư vấn, giới thiệu việc làm online qua website, fanpage và zalo bằng số điện thoại của cán bộ. Từ đó, tạo thuận lợi cho người lao động tiếp cận nguồn thông tin về việc làm chính thống, tránh rủi ro khi tìm việc.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:
  • Kết nối cung cầu lao động trong thời đại số
    Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung cầu

    Sau thời gian trầm lắng do ảnh hưởng của COVID-19, trạng thái “bình thường mới” đã được thiết lập, các hoạt động kết nối giao thương trực tiếp đang được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, trong đó có hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng, khách hàng và đối tác trong cả nước.

  • Kết nối cung cầu lao động trong thời đại số
    Đẩy mạnh kết nối cung cầu để tiêu thụ nông sản

    Cùng với các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia các hội chợ, chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thời gian qua, Sở Công thương đã đẩy mạnh triển khai hợp tác, kết nối cung cầu với giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nông dân. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản địa phương.


Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mong ngày “trở về”

Mong ngày “trở về”
2024-09-25 16:00:00

QTO - Háo hức, mong đợi là tâm lý chung của 31 phạm nhân ở Trại giam Nghĩa An thuộc Bộ Công an (đóng trên địa bàn xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ) có tên trong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long