{title}
{publish}
{head}
Những dự án nhà máy thu và lưu trữ carbon đang “mọc lên” nhằm đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Mỹ vào năm 2050.
Vào tháng 2, dự án nhà máy thu giữ và lưu trữ CO2 của công ty International Paper tại Vicksburg, TP Mississippi đã nhận được khoản tài trợ 88 triệu USD từ Chính phủ Mỹ. Theo các nguồn tin, nếu thành công, nhà máy này sẽ thu giữ và lưu trữ 120.000 tấn CO2/năm, tương đương với lượng khí thải ra của 27.000 ô tô chạy bằng khí đốt.
Amazon, một đối tác trong dự án, sử dụng giấy bìa từ nhà máy để làm hộp và bao bì. Gã khổng lồ trong dịch vụ dầu khí, SLB đang hợp tác với RTI International trong thiết kế và chế tạo hệ thống thu giữ CO2.
Dự án Bayou Bend đang được hình thành tại Bờ Vịnh, nước Mỹ. Ảnh: CNBC
Dự án nhà máy giấy tại Vicksburg chỉ là một trong số các dự án phát triển công nghệ thu giữ carbon đang nhận được khoản tài trợ 12 tỷ USD từ Luật cơ sở hạ tầng lưỡng Đảng (BIL) năm 2021 trên khắp nước Mỹ, được coi là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh vai trò của việc thu hồi và lưu trữ carbon trong việc đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trên toàn cầu, tuy nhiên cảnh báo ngành dầu khí không nên tận dụng công nghệ này như một cách để tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Được biết, công nghệ này hấp thụ CO2 từ các nguồn thải, ngưng tụ thành chất lỏng để vận chuyển tới các điểm an toàn và lưu giữ ở độ sâu hàng nghìn mét dưới mặt đất trong các giếng dầu đã cạn.
Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ trên đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo IEA, thế giới cần thu giữ 1 tỷ tấn CO2 vào năm 2030 và 6 tỷ tấn đến năm 2050. Cơ quan này cho biết việc thu hồi và lưu giữ carbon cho đến nay vẫn kém hiệu quả, với chỉ 5% dự án được công bố đi đến quyết định đầu tư cuối cùng.
Hiện tại, nhiều ông lớn Mỹ như: Chevron, Exxon, Baker Hughes và SLB đang tập trung xây dựng các hệ thống thu hồi và lưu giữ carbon, xem công nghệ này là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp nặng như: xi măng, thép – những ngành có rất ít sự lựa chọn trong cắt giảm khí thải.
Theo Rystad Energy, công ty tình báo kinh doanh và năng lượng có trụ sở tại Na Uy, tổng chi tiêu cho các dự án thu hồi và lưu trữ carbon dự kiến sẽ đạt 241 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2030. Công ty này cũng cho biết Mỹ và Vương quốc Anh là những quốc gia dẫn đầu, với các khoản đầu tư dự kiến lần lượt là 85 tỷ USD và 45 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.
Tại Mỹ, đầu tư vào công nghệ quản lý carbon đã lên đến 1,2 tỷ USD vào năm 2023, năm đầu tiên sau khi Đạo luật Giảm lạm phát được thông qua – theo Clean Investmant Monitor.
Trong tháng này, SLB đã công bố khoản đầu tư gần 400 triệu USD vào Aker Carbon Capture, một công ty thu giữ carbon có trụ sở tại Na Uy, nhằm đẩy nhanh việc triển khai công nghệ này ở quy mô thương mại.
Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh Baker Hughes đang phát triển công nghệ thu khí trực tiếp, sau khi mua lại công ty Mosaic Materials vào năm 2022. Công nghệ này nhằm mục đích thu giữ lượng khí thải CO2 nồng độ thấp và khó thu giữ, từ khí quyển cũng như các nhà máy công nghiệp. Baker Hughes dự đoán thời điểm ra mắt có thể là vào cuối năm 2026.
Một ông lớn khác là Chevron đang xây dựng các trung tâm thu hồi và lữu trữ carbon ở Bờ Vịnh. Công ty này đang là nhà đầu tư chính trong dự án lưu trữ CO2 Bayou Bend nằm dọc theo Bờ Vịnh Texas, cùng với các đối tác khác là Total Energies và Equinor.
Dự án Bayou Bend là giải pháp vận chuyển và lưu trữ cho các nguồn phát thải công nghiệp nằm ở Kênh Houston Ship và vùng Beaumont – Port Arthur, một trong những hành lang công nghiệp lớn nhất ở Mỹ.
“Bayou Bend có thể là một trong những dự án lưu trữ CO2 lớn nhất thế giới, với mức dự trữ có thể lên đến hàng triệu tấn/năm” – Jeff Gustavson, người phụ trách năng lượng carbon thấp tại Chevron, cho biết.
Luật Anh (Theo CNBC)
QTO - Trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nổi lên như một điểm sáng với những thành tựu...
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Ukraine rất có thể sẽ phải thỏa hiệp với Nga nhằm chấm dứt xung đột – Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết.
(PLO)- Sáu tháng xung đột Israel - Hamas đã gây ra những tác động to lớn đến các bên tham chiến cũng như hệ thống kinh tế - chính trị toàn cầu.
(TG&VN) - Các nhà lãnh đạo quốc tế đã lên án Ecuador sau khi cảnh sát ở thủ đô nước này đột nhập vào Đại sứ quán Mexico để bắt giữ một cựu phó tổng thống đã được tị nạn chính trị.
VOV.VN - Các lực lượng quốc phòng của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines sẽ tiến hành tập trận hàng hải chung vào ngày mai (7/4), trong bối cảnh lo ngại về tầm ảnh hưởng...
(CLO) Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm thứ Sáu kêu gọi điều tra độc lập về cái chết của tất cả 196 nhân viên cứu trợ thiệt mạng ở Dải Gaza trong cuộc chiến Israel - Hamas.
QTO - Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Đặc phái viên của Bộ ngoại giao Nga, Rodion Miroshnik, cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh...
QTO - Trung tâm trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu USD được kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ hợp tác giữa ông lớn công nghệ hàng đầu của Mỹ và quốc gia Đông Nam Á.
QTO - Ngày 5/4, Bộ quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã bắn hạ hơn 50 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm qua, bao gồm 44 chiếc tại khu...
(CLO) - Tuần tới, Mỹ sẽ đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự thảo nghị quyết về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian, Điều phối viên Truyền thông...
(Vietnam+) - Tổng thư ký Guterres bày tỏ vô cùng lo lắng trước báo cáo cho rằng chiến dịch ném bom của quân đội Israel sử dụng AI như một công cụ để xác định mục tiêudẫn đến...