{title}
{publish}
{head}
(TG&VN) - Các nhà lãnh đạo quốc tế đã lên án Ecuador sau khi cảnh sát ở thủ đô nước này đột nhập vào Đại sứ quán Mexico để bắt giữ một cựu phó tổng thống đã được tị nạn chính trị.
Cảnh sát Ecuador. (Nguồn: AP) |
Trong vụ việc, rạng sáng 6/4, lực lượng an ninh Ecuador đã tấn công Đại sứ quán Mexico tại thủ đô Quito, khống chế toàn bộ nhân sự thuộc phái đoàn ngoại giao Mexico và bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge Glas – người đã tị nạn trong Đại sứ quán này từ tháng 12/2023 và được Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador chính thức cấp quy chế tị nạn chính trị trước đó vài giờ.
Cuộc đột kích khiến Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ecuador. Còn bà Alicia Bárcena, Bộ trưởng Bộ nội vụ và ngoại giao của Mexico, hôm 6/4 đã đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X rằng một số nhà ngoại giao đã bị thương trong vụ đột nhập. Bà Bárcena cho biết Mexico sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Công lý quốc tế và kêu gọi các nhà ngoại giao Mexico “tố cáo trách nhiệm của Ecuador về hành vi vi phạm luật pháp quốc tế”.
Vụ đột nhập đã bị lên án rộng rãi. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ trong một tuyên bố đã nhắc nhở các thành viên của mình, bao gồm Ecuador và Mexico, về nghĩa vụ của họ là không “ viện dẫn các quy định của luật pháp trong nước để biện minh cho việc không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của họ”.
Ngày 7/4, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha tuyên bố: “Việc dùng vũ lực vào Đại sứ quán Mexico ở Quito là vi phạm Công ước Vienna năm 1961. Chúng tôi kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế và sự hòa hợp giữa Mexico và Ecuador, các nước anh em với Tây Ban Nha và các thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Ibero”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói rằng: “Mỹ lên án mọi hành vi vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao và rất coi trọng nghĩa vụ của các nước sở tại theo luật pháp quốc tế là tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan ngoại giao”. Ông kêu gọi cả hai nước giải quyết sự khác biệt.
Tổng thống Honduras Xiomara Castro, viết trên X, mô tả cuộc đột kích là “một hành động không thể chấp nhận được đối với cộng đồng quốc tế” và “vi phạm chủ quyền của Nhà nước Mexico và luật pháp quốc tế” vì “nó phớt lờ nguyên tắc lịch sử và cơ bản về quyền tị nạn”.
Cơ sở ngoại giao được coi là đất nước ngoài và “bất khả xâm phạm” theo Công ước Vienna và các cơ quan thực thi pháp luật của nước sở tại không được phép vào nếu không có sự cho phép của đại sứ.
Những người xin tị nạn đã sống từ nhiều ngày đến nhiều năm tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, bao gồm cả Đại sứ quán Ecuador ở London, nơi người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã ở trong bảy năm vì cảnh sát Anh không thể vào bắt ông ta.
Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định rằng cơ sở ngoại giao hoặc lãnh sự của một nước “là bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, công ước này cũng nói rằng không nên sử dụng các cơ sở này theo bất kỳ cách nào “không phù hợp” với các chức năng ngoại giao và lãnh sự.
Hạ Nhi
QTO - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề xuất các quốc gia thành viên NATO nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% GDP, tăng đáng kể so với mục tiêu 2%...
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
VOV.VN - Các lực lượng quốc phòng của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines sẽ tiến hành tập trận hàng hải chung vào ngày mai (7/4), trong bối cảnh lo ngại về tầm ảnh hưởng...
(CLO) Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm thứ Sáu kêu gọi điều tra độc lập về cái chết của tất cả 196 nhân viên cứu trợ thiệt mạng ở Dải Gaza trong cuộc chiến Israel - Hamas.
QTO - Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Đặc phái viên của Bộ ngoại giao Nga, Rodion Miroshnik, cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh...
QTO - Trung tâm trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu USD được kỳ vọng sẽ nâng tầm quan hệ hợp tác giữa ông lớn công nghệ hàng đầu của Mỹ và quốc gia Đông Nam Á.
QTO - Ngày 5/4, Bộ quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã bắn hạ hơn 50 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm qua, bao gồm 44 chiếc tại khu...
(CLO) - Tuần tới, Mỹ sẽ đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự thảo nghị quyết về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian, Điều phối viên Truyền thông...
(Vietnam+) - Tổng thư ký Guterres bày tỏ vô cùng lo lắng trước báo cáo cho rằng chiến dịch ném bom của quân đội Israel sử dụng AI như một công cụ để xác định mục tiêudẫn đến...
QTO - Truyền thông phương Tây đưa tin, ngày càng có nhiều lo ngại tại Ukraine và các đồng minh phương Tây về một cuộc tấn công tổng lực của quân đội Nga...
(CAND) - Chính quyền Palestine kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) tiến hành bỏ phiếu về đơn gia nhập LHQ mà họ đã đệ trình từ hơn một thập kỉ trước. Đến nay, 140 quốc...
QTO - Theo The Guardian, quan chức Kiev cho biết không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công trực diện vào lãnh thổ Nga.