Cập nhật:  GMT+7

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa

Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn ở nhà hoặc ít cơm với muối ớt đến điểm trường lẻ A Pul, A Liêng, Tà Rụt trong làn sương mây trắng đục như sữa thấm vào núi đá, phả hơi lạnh tê cóng ngấm vào da thịt. Hay những lần cùng đồng nghiệp “tim đập, chân run” băng qua chiếc cầu tre tạm bợ vượt dòng sông Đakrông đục ngầu cuồn cuộn chảy trong mùa mưa lũ để vào bản A Liêng bám trường, bám lớp.

I. Đã tròn 15 năm (từ năm 2009 đến nay), ngày cô giáo Hồ Thị Táo tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị rồi về nhận công tác tại Trường Mầm non Tà Rụt (xã Tà Rụt, huyện Đakrông). Cô Táo vẫn nhớ như in ngày cô đặt chân đến mảnh đất Tà Rụt là vào độ rét ngọt mùa đông. Đi xe máy từ thị trấn Krông Klang từ tờ mờ sáng đến gần trưa mới vào đến Trường Mầm non Tà Rụt.

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa

Một tiết học do cô giáo Hồ Thị Táo giảng dạy tại Trường Mầm non Tà Rụt - Ảnh: NVCC

Đón chờ cô giáo là Trường Mầm non Tà Rụt đã được xây dựng khang trang, nhưng các điểm trường lẻ như A Pul, A Liêng, Tà Rụt thì vẫn còn muôn vàn khó khăn, gian khổ. Gian khó đầu tiên mà cô giáo Hồ Thị Táo cùng các đồng nghiệp phải đối mặt đó là những tuần sau dịp tết Nguyên đán và đầu năm học mới, trong khi các giáo viên miền xuôi chỉ việc đến trường để tiếp tục giảng dạy bình thường thì nhiều thầy, cô giáo “cắm bản” ở huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa, từ bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS phải thay phiên nhau lên rẫy, vào bản vận động học sinh, trẻ mầm non đến trường.

Nhiều hôm, tờ mờ sáng đi xe máy từ nhà ở thị trấn Krông Klang vào đến điểm lẻ, cô giáo Hồ Thị Táo nhìn trước nhìn sau chỉ lác đác vài trẻ đến lớp. Lúc ấy, cô chỉ biết men theo những con đường nhỏ lầy lội bùn đất, sỏi đá ngoằn ngoèo bám vào sườn đồi để vào nương rẫy tìm trẻ. Vào đến nơi mới biết nguyên nhân vì nhà còn bánh kẹo tức là còn tết nên các cháu không muốn đến trường mà theo bố mẹ lên rẫy từ sáng sớm.

Vừa lau khuôn mặt dính bụi nhem nhuốc của trẻ, vừa dỗ dành các cháu rằng cứ theo cô về lớp, ở lớp cũng có bánh kẹo và còn tết. Lên rẫy tìm đủ số trẻ mầm non vắng mặt, cô mới về điểm trường để bắt đầu công việc của một ngày mới.

Các điểm trường lẻ như A Pul, A Liêng, Tà Rụt là những điểm trường lẻ thuộc loại đặc biệt khó khăn vì ngoài đường sá đi lại luôn lầy lội, trơn trượt về mùa mưa lũ, nhiều phụ huynh là đồng bào dân tộc Pa Kô vẫn còn quan niệm “đói cơm mới chết, đói chữ không chết” nên không mặn mà lắm với việc học của con cái, nhất là bậc học Mầm non.

Vì vậy, cứ sau tết Nguyên đán và đầu năm học mới, cô giáo Hồ Thị Táo phải tích cực đến từng nhà và lội bộ lên tận nương rẫy để tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa con em đến trường. Công việc tuyên truyền, vận động trẻ mầm non đến trường mà cô giáo Hồ Thị Táo cùng đồng nghiệp ở Trường Mầm non Tà Rụt đã làm không phải là công việc ngày một, ngày hai mà là công việc phải làm nhiều tháng, nhiều năm.

Bởi cô giáo Hồ Thị Táo luôn tâm niệm rằng, phải cố gắng vận động các em đến trường, vì không ai khác chính các em sẽ là những người mang ánh sáng tri thức về với các bản làng nằm heo hút giữa rừng sâu, núi thẳm trong tương lai không xa.

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa

Cô giáo Hồ Thị Táo được vinh danh tại hội nghị biểu dương CNVCLĐ và chủ tịch CĐCS tiêu biểu giai đoạn 2019-2023 - Ảnh: NVCC

II. Đến bây giờ, trẻ mầm non ở Trường Mầm non Tà Rụt cũng như các điểm trường lẻ như A Pul, A Liêng, Tà Rụt đã đảm bảo đủ dinh dưỡng, giảm dần tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng qua từng năm; từng bước thay đổi căn bản nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc Pa Kô về thói quen chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở vùng bản.

Trong trí nhớ của cô giáo Hồ Thị Táo vẫn không thể quên những bữa ăn của trẻ mầm non vài năm trước. Đến giờ ăn của trẻ, cô giáo Hồ Thị Táo thỉnh thoảng lại mở cặp lồng, túi ni lông đựng thức ăn của trẻ mầm non ở các điểm trường lẻ.

Thức ăn của trẻ mầm non mang theo là nắm xôi, cơm đã khô, vón cục; mì tôm thì trương sình (vì được pha từ sáng sớm mang theo). Trẻ mầm non dân tộc Pa Kô ở các điểm trường lẻ phải mang theo thức ăn là do số lượng quá ít, nên không thể tổ chức nấu ăn cho các em.

Buổi sáng, cha mẹ các em trước khi lên nương, lên rẫy, phải nấu thức ăn để các em mang đến trường. Cũng do cuộc sống còn quá khó nghèo, nên khẩu phần ăn của trẻ mầm non cũng tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình.

Để cải thiện bữa ăn cho trẻ mầm non, những năm gần đây Trường Mầm non Tà Rụt đã tổ chức nấu ăn cho trẻ mầm non bán trú tại Trường Mầm non Tà Rụt và điểm trường lẻ Tà Rụt. Sau đó, các cô nuôi sẽ dùng xe máy để đưa thức ăn đến các điểm trường lẻ cho trẻ mầm non.

Nhưng chỉ bữa ăn trưa bán trú tại Trường Mầm non Tà Rụt và các điểm trường lẻ thì khó mà cải thiện được tình trạng trẻ mầm non suy dinh dưỡng. Năm học 2020 - 2021, cô giáo Hồ Thị Táo đã có sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bán trú”. Mà điểm nhấn của sáng kiến là tích cực vận động phụ huynh tìm bắt cua, cá suối cũng như các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương để cải thiện bữa ăn cho trẻ mầm non trong thời gian trẻ mầm non không đến trường.

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa

Được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen là niềm vinh dự, tự hào để cô giáo Hồ Thị Táo tiếp tục gắn bó với sự nghiệp “trồng người” - Ảnh: S.H

III. Cô giáo Hồ Thị Táo vẫn không thể tin là mình có thể bám trụ vững vàng ở mảnh đất này đến 15 năm. Trong cô cũng đã có những phút giây chạnh lòng, chán nản. Nhưng rồi thương trẻ mầm non miền núi thiệt thòi đủ thứ, nên cô giáo Hồ Thị Táo tự khuyên mình cố gắng vượt qua tất cả khó khăn để bám lớp, bám trường.

Nhà ở thị trấn Krông Klang, nên cứ đến chiều thứ sáu là vội vàng, tất bật chạy xe máy về để chăm sóc chồng con. Rồi đến sáng thứ hai phải dậy từ sáng sớm để chạy xe máy gần 50 - 60 km lên lại trường.

Với những cố gắng, nỗ lực bám bản, bám trường để “trồng người”, cô giáo Hồ Thị Táo đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2019 - 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen là người dân tộc thiểu số đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh tại các vùng biên giới và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Cô giáo Hồ Thị Táo vẫn nhớ như in năm học 2012 - 2013, lúc ấy, cô sinh đứa con đầu lòng. Hết thời gian nghỉ thai sản, suốt cả năm học ấy, cô phải gạt nước mắt giao con cho chồng chăm sóc, để bám bản, bám trường...

“Giáo viên vùng bản nên cuộc sống luôn khó khăn thiếu thốn trăm bề, bù lại là tình cảm nồng ấm mà người dân bản dành cho cô giáo. Có mớ rau hái được bên suối, quả trứng gà hay gia đình có giỗ chạp đều dành phần mang biếu cô giáo. Sống trong sự đùm bọc, yêu thương của bà con đồng bào dân tộc Pa Kô nên bao nhiêu gian khó, nhọc nhằn như vơi bớt phần nào...”, cô giáo Hồ Thị Táo chia sẻ.

Sỹ Hoàng

Tin liên quan:
  • “Mẹ hiền” dạy ở bản xa
    Cô giáo như mẹ hiền

    Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ từ hơn 1 tuổi đã được bố mẹ gửi vào trường lớp hoặc nhờ ông bà nội ngoại chăm con để mưu sinh. Trước thực tế đó, nhiều trường mầm non, nhóm lớp tư thục đã đón nhận trẻ từ 18 tháng tuổi để chăm sóc. Công việc chăm các cháu nhỏ tuy vất vả nhưng bằng tình yêu nghề và yêu trẻ, nhiều cô giáo đã trở thành người mẹ hiền thứ 2 của trẻ.

  • “Mẹ hiền” dạy ở bản xa
    “Mẹ hiền” của trẻ mồ côi

    Không chỉ được biết đến là người “giữ lửa hạnh phúc” gia đình, hạt nhân tích cực trong các phong trào thi đua yêu nước, hội viên phụ nữ huyện Vĩnh Linh còn đảm trách thêm vai trò “mẹ hiền” của những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi tham gia chương trình đỡ đầu cho trẻ mồ côi do Hội LHPN tỉnh phát động.


Sỹ Hoàng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trưởng công an phường tận tụy

Trưởng công an phường tận tụy
2024-11-07 05:37:00

QTO - Trước khi đảm nhận trọng trách Trưởng Công an Phường 1 (thị xã Quảng Trị), Trung tá Hoàng Văn Anh đã trải qua nhiều đơn vị công tác. Dù ở bất kỳ vị...

Tận tâm với bản làng

Tận tâm với bản làng
2024-11-03 13:37:00

QTO - Nhiều năm là người có uy tín thôn Đá Bàn, xã Ba Nang, huyện Đakrông, ông Hồ Văn Pua luôn được người dân quý mến, bởi ông đã có nhiều đóng góp quan...

Cựu chiến binh làm theo tấm gương Bác Hồ

Cựu chiến binh làm theo tấm gương Bác Hồ
2024-11-03 13:32:00

QTO - Bước qua lằn ranh sinh tử của cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, ông Hồ Văn Xang, ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, cựu chiến binh người dân tộc...

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế
2024-11-02 06:05:00

QTO - Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dư luận...

Mẹ bệnh tật gắng gượng nuôi con

Mẹ bệnh tật gắng gượng nuôi con
2024-11-02 05:55:00

QTO - Dù mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung và suy tim bẩm sinh nhưng nhiều năm qua, một mình chị Lê Thị Thừa (51 tuổi), ở thôn Kinh Duy, xã Hải...

“Sốc” với kiểu kiếm tiền mới trên tiktok

“Sốc” với kiểu kiếm tiền mới trên tiktok
2024-11-02 05:50:00

QTO - Chỉ với việc ngồi trước màn hình livestream, làm theo các yêu cầu của người xem để được nhận quà là hình thức kiếm tiền mới, được nhiều người dùng...

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long