{title}
{publish}
{head}
Xác định công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, thời gian qua, huyện Đakrông huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai nhiều giải pháp, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Nhờ vậy, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác dân số và phát triển trong tình hình mới, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương.
Các CLB tiền hôn nhân ở huyện Đakrông tham gia hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu kiến thức về CSSK vị thành niên - Ảnh: Dân số Đakrông
Đakrông là huyện nghèo, có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết số 45/2020/NQ-HĐND, ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh Quảng Trị về chính sách dân số và phát triển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, UBND huyện đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác dân số và phát triển phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thành lập, kiện toàn kịp thời ban chỉ đạo công tác dân số và phát triển huyện, xã, thị trấn.
Hằng năm, giao chỉ tiêu về công tác dân số và phát triển, kế hoạch triển khai các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/ KHHGĐ).
Các chỉ tiêu về dân số và phát triển được huyện xây dựng và đưa vào nghị quyết Đảng bộ huyện qua các nhiệm kỳ, các chương trình hành động, nghị quyết của HĐND, kế hoạch của UBND huyện về nhiệm vụ phát triển KT-XH của cả giai đoạn, từng năm của huyện để chỉ đạo thực hiện.
Hằng năm, công tác tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết số 45/2020/ NQ-HĐND được huyện thực hiện bằng các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú như: mở các hội nghị học tập, phổ biến; hội nghị chuyên đề, học tập chuyên đề, tập huấn, lồng ghép...
Triển khai đến đối tượng cán bộ, lãnh đạo của các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn và Nhân dân trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số và phát triển. Từ năm 2021 đến nay, huyện mở 8 lớp tập huấn, hội nghị liên quan đến triển khai, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết 45/NQHĐND với hơn 400 lượt người tham dự.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 45- NQ/HĐND, huyện đạt được một số kết quả quan trọng trong thực hiện các chính sách hỗ trợ công tác dân số: nhận thức của toàn xã hội về mô hình gia đình ít con đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Quy mô dân số ổn định, chất lượng dân số từng bước được nâng lên, cơ cấu dân số cân đối. Đội ngũ làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở được củng cố cả về số lượng lẫn chất lượng.
Các nguồn lực đầu tư cho công tác dân số và phát triển được tăng cường, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của huyện. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã có sự quan tâm đối với công tác dân số và phát triển. Hoạt động của BCĐ công tác dân số và phát triển từ huyện đến cơ sở ổn định và đi vào nền nếp.
Các thành viên ban chỉ đạo tích cực hơn trong phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia chỉ đạo tại địa bàn được phân công quản lý. Nhiều chỉ tiêu về dân số-KHHGĐ ở huyện đạt và vượt, như: giảm tỉ suất sinh từ năm 2020 là 21,99%o xuống còn 20,37%o từ năm 2023, dự kiến đến cuối năm 2024 giảm còn 19,87%o.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2020 chiếm 1,81%, giảm xuống còn 1,61% năm 2023, dự kiến đến cuối năm 2024 còn 1,56%. Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2020 chiếm 29,67% giảm xuống còn 27,3% năm 2023, dự kiến đến cuối năm 2024 giảm 25%.
Tỉ lệ thực hiện biện pháp tránh thai từ 64% năm 2020 tăng lên 66,5% năm 2024. Tổ chức xây dựng và duy trì 12 mô hình làng không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Tỉ số giới tính khi sinh năm 2020 là 98,2 trẻ nam/100 trẻ nữ tăng lên 101,9 trẻ nam/100 trẻ nữ năm 2023, dự kiến đến cuối năm 2024 là 103 trẻ nam/100 trẻ nữ, đạt mức cân bằng tự nhiên. Tỉ lệ nam/nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 24,5% năm 2023.
Các chế độ, chính sách về công tác dân số và phát triển cơ bản thực hiện theo kinh phí nguồn Nghị quyết 45/2020/NQ-HĐND cấp hằng năm. UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động như: hỗ trợ cho phụ nữ là người DTTS thuộc hộ nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số (Nghị định 39/2015/ NĐ-CP); hỗ trợ khích lệ khen thưởng thêm cho các mô hình thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên, duy trì đạt 2 năm liền (Nghị quyết 45/2020/NQ-HĐND hỗ trợ khen thưởng 3 năm, 5 năm trở lên).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số và phát triển trên địa bàn huyện vẫn đặt ra những vấn đề đáng quan tâm: tỉ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng lựa chọn thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng thấp.
Các trường hợp vi phạm chính sách dân số chưa được xử lý nghiêm. Công tác phối kết hợp hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở còn thiếu tính đồng bộ, tích cực. Công tác truyền thông, vận động tuy đã có nhiều chuyến biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Việc cung cấp các dịch vụ CSSKSS/ KHHGĐ chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là về nhu cầu sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai...
Việc xây dựng các mô hình thôn, khóm không có người sinh con thứ 3 trở lên của một số xã chưa được quan tâm. Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số và phát triển chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số vẫn còn diễn ra...
Để khắc phục những tồn tại, khó khăn nói trên, thời gian tới, huyện Đakrông xây dựng kế hoạch giải pháp cụ thể về công tác dân số và phát triển đối với từng địa phương, từng đối tượng. Tiếp tục thay đổi về phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với từng tâm lý, tình cảm của từng người dân địa phương.
Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các ban, ngành đoàn thể về công tác tuyên truyền, cổ động... cập nhật, đưa tin triển khai chiến dịch dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tập trung chỉ đạo ưu tiên các vùng sâu, vùng xa đang có mức sinh cao, phối hợp sự hỗ trợ với bộ đội biên phòng vùng biên và các già làng, trưởng bản, các vị chức sắc trong cộng đồng để thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động đối tượng thực hiện KHHGĐ.
Ngọc Trang
QTO - Trước khi đảm nhận trọng trách Trưởng Công an Phường 1 (thị xã Quảng Trị), Trung tá Hoàng Văn Anh đã trải qua nhiều đơn vị công tác. Dù ở bất kỳ vị...
QTO - Nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đakrông đã khẳng định vị trí, vai trò là cầu...
QTO - Thời gian gần đây, thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Vĩnh Linh, ở thị trấn Hồ Xá, luôn dạy và học trong tâm trạng nơm nớp lo sợ...
QTO - Trở lại thôn Lạc Sơn (xã Gio Sơn, huyện Gio Linh), chúng tôi nhận thấy nhiều sự đổi thay tích cực. Những mái nhà khang trang, kiên cố được xây dựng;...
QTO - Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (NCT), thời gian qua, Hội NCT huyện Gio Linh đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động...
QTO - Khu dân cư Đội 4, thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh nằm cạnh Dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà đang thi công. Sau các đợt mưa lớn vừa...
Tin buồn
QTO - Từ bao đời nay, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đồng bào dân tộc thiểu số ở những bản làng miền Tây Quảng Trị bị bó buộc bởi những định kiến và...
QTO - Những năm qua, hệ thống đài truyền thanh xã trên địa bàn huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính...
QTO - Thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên...
QTO - Các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực