{title}
{publish}
{head}
Chỉ với việc ngồi trước màn hình livestream, làm theo các yêu cầu của người xem để được nhận quà là hình thức kiếm tiền mới, được nhiều người dùng mạng xã hội tiktok áp dụng. Đáng nói là, giá trị của món quà tăng lên tỉ lệ thuận với mức độ quá đáng của lời yêu cầu; chủ phiên live thì vì tiền, có thể làm bất chấp tất cả. Sự xuất hiện của ngày càng nhiều hình thức livestream như thế này trở thành vấn đề đáng báo động trong xã hội.
Ảnh chụp màn hình một phiên livestream với kiểu kiếm tiền mới đang diễn ra trên nền tảng tiktok - Ảnh: N.P
Trước sự phát triển mạnh mẽ của internet, nhiều người không còn lạ lẫm gì với thuật ngữ “livestream” (phát sóng trực tiếp). Chỉ cần một thiết bị di động có kết nối internet, ai cũng có thể đăng nhập tài khoản trên tất cả các nền mạng xã hội như: facebook, instagram, youtube, tiktok... và bắt đầu các phiên livestream.
Cũng từ đây, trong xã hội xuất hiện một ngành nghề mới, có nguồn thu nhập cao, được các bạn trẻ theo đuổi là nghề livestream. Lâu nay, chúng ta đã quen với hình thức livestream có nội dung cụ thể như: tường thuật trực tiếp về một sự kiện lớn; giới thiệu và bán hàng hóa; chơi game hay người nổi tiếng giao lưu, trò chuyện với fan của mình. Tuy nhiên, trên tiktok gần đây thường xuyên đề xuất các phiên livestream với những nội dung khiến người xem “ngỡ ngàng”.
Một cô gái ở độ tuổi trẻ trung, khỏe mạnh nhưng không chịu lao động, lại lựa chọn phát livestream để kiếm tiền. Trên màn hình live, cô gái này “quy định” sẵn các phần quà tương đương với hành động sẽ làm.
Ví dụ như: tặng 1 biểu tượng bông hồng tương đương với 1 lần nâng gạch; tặng 1 biểu tượng hạc giấy tương đương với 1 lần nâng xe đạp. Những biểu tượng là quà tặng ảo, được mua bằng tiền thật của người dùng tiktok thông qua các phương thức thanh toán được phép và thông qua nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mà nền tảng này tích hợp sẵn.
Với lượng theo dõi trên 1.000 người, cô gái này có thể nhận được quà từ những người theo dõi qua những buổi live và những món quà sau đó được chuyển đổi thành tiền thật. Như vậy, không cần phải là người nổi tiếng, không cần hát hay, nhảy múa đẹp, chơi game giỏi, cô gái này vẫn có thể kiếm được tiền triệu sau mỗi phiên live.
Theo thời gian, những clip livestream như thế này xuất hiện ở đa dạng lứa tuổi, giới tính. Việc của các chủ tài khoản là ngồi trước màn hình, làm theo yêu cầu của người xem để nhận được các khoản donates (quà tặng).
Nhận được càng nhiều món quà sẽ càng có nhiều tiền chảy vào tài khoản. Do đó, khi giá trị món quà tăng lên, người phát trực tiếp sẽ phải thực hiện yêu cầu của người xem, cho dù yêu cầu đó quá đáng đến mức nào.
Không dùng lại ở việc nâng gạch, nâng bình nước, có người phải vừa chạy, vừa sủa tiếng chó; có người lần lượt lột đồ trên người, chỉ cần người xem tặng quà và yêu cầu. Không cần lao động vất vả, không cần phải cống hiến sức lực và trí tuệ, một bộ phận người dùng tiktok vẫn bất chấp kiếm tiền bằng hình thức này.
Lạ thay, những phiên live này lại thu hút hàng trăm nghìn “mắt xem”. Việc kiếm được vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/ngày với các đối tượng này nhờ đó mà trở thành chuyện “dễ như ăn kẹo”. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các phiên live không có nội dung, người phát trực tiếp không lao động, chỉ ngồi “chực chờ” kiếm tiền từ sự nhạo báng, thương hại của người xem đang thực sự trở thành một vấn đề đáng báo động trong xã hội.
Là một người dùng tiktok sống tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Mai Trang (22 tuổi), chia sẻ: “Tôi vô tình xem được phiên live như thế này cách đây không lâu. Trên màn hình là một chú trung niên, người có vẻ hơi gầy, nói giọng miền Nam. Thấy chú ấy cứ cầm viên gạch lên nói cảm ơn rồi hạ xuống, tôi tò mò vào xem. Hóa ra chú làm theo yêu cầu của người xem để nhận quà.
Tôi thấy thương tình nên tặng chú 10 bông hoa hồng, tương đương với 10.000 đồng tiền mặt. Vài ngày trước, tôi lại xem được một phiên live tương tự nhưng của một bạn nữ cỡ tuổi mình. Theo yêu cầu của người tặng quà, bạn ấy cởi bỏ áo khoác, áo pull; quần dài rồi quần đùi, biểu cảm trên gương mặt khá phản cảm khiến tôi rất xấu hổ.
Từ đó, mỗi lần thấy những livestream như thế là tôi lướt vội”. Có lẽ, xấu hổ, sợ hãi không chỉ là suy nghĩ của cá nhân Trang mà còn là suy nghĩ của rất nhiều người. Bằng chứng là trong mỗi phiên live, nhiều người liên tục kêu gọi chủ tài khoản rằng: “hãy dừng lại đi”; “không nên làm như thế” nhưng không mấy ai quan tâm, để ý. Người bỏ tiền ra tặng quà cứ mặc sức ra yêu cầu; người nhận quà cứ thoải mái làm theo.
Sự tăng lên của những clip livestream như thế trước mắt sẽ làm xấu đi hình ảnh của người dùng mạng xã hội Việt Nam trong mắt người dân nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung. Về lâu dài, những nội dung trong các phiên livestream còn làm lệch lạc suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ về việc không cần làm gì vẫn kiếm được tiền.
Thiết nghĩ, để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo, hạn chế xem, chia sẻ để những clip livestream như trên không xuất hiện phổ biến trên mạng xã hội.
Nam Phương
QTO - Sau một năm thực hiện chia tách từ Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Vĩnh Linh phát huy hiệu quả thế mạnh trong công...
QTO - Vấn đề bảo vệ môi trường từ lâu không còn là câu chuyện của riêng ai. Chung tay bảo vệ môi trường, học sinh tỉnh Quảng Trị đã có nhiều cách làm hay,...
QTO - Qua 2 năm thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, kỷ cương, trách nhiệm, vì an ninh Tổ quốc, vì hạnh phúc Nhân dân”...
QTO - Thời gian qua, phụ nữ Công an tỉnh Quảng Trị tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, trong đó có phong trào “Phụ nữ công an bản lĩnh, nhân văn, kỷ...
QTO - Tình trạng khó tuyển dụng lao động ngành may đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Từ đầu năm 2024, thị trường may mặc phục hồi, nhiều doanh nghiệp...
QTO - Thời gian qua, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh triển khai hiệu quả quy trình thương lượng, ký...
QTO - Với phương tiện, máy móc thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ trẻ, tận tâm, trách nhiệm, được đào tạo bài bản, Khoa Nội tim mạch, Bệnh...
QTO - Thời gian qua, TP. Đông Hà đã quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo...
QTO - Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có một số xã biên giới giáp nước bạn Lào. Với địa hình đồi núi chia cắt hiểm trở cùng tuyến Quốc lộ 9, đường Hồ Chí...
QTO - Với tinh thần xung kích, nhiệt huyết của tuổi trẻ, thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Đakrông đã có nhiều hoạt động tình...
QTO - Đến bản Hà Lệt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa) hôm nay, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi sắc thay da từng ngày của một bản làng người...
QTO - Đến với xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh hôm nay, ai cũng biết tới thầy giáo Hồ Văn Hoàn (sinh năm 1975), giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học xã Vĩnh Ô, bởi...