{title}
{publish}
{head}
LÊ BÁ HÙNG, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo
Thị trấn Lao Bảo là điểm đầu của Khu KTTMĐB Lao Bảo, tiếp giáp với huyện Sepon, tỉnh Savannakhet của nước bạn Lào, nơi có Cửa khẩu quốc tế Densavan; điểm đầu của Khu thương mại biên giới Densavan về phía Việt Nam, là địa bàn năng động trong phát triển kinh tế, trọng điểm về quốc phòng-an ninh của huyện Hướng Hóa.
Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.K
Thị trấn Lao Bảo hiện có 11 khóm, bản với dân số 3.143 hộ/13.823 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 384 hộ/2.012 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và nông, lâm nghiệp; tỉ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 giảm còn 3,62%. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh, thân thiện, mến khách.
Đặc biệt, Nhân dân thị trấn Lao Bảo có mối quan hệ tốt đẹp với người dân các bản của Lào bên kia biên giới trong phối hợp phát triển sản xuất nông nghiệp, thường xuyên qua lại thăm người thân, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả, từ đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân hai bên biên giới ngày càng được cải thiện và nâng cao, góp phần xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt-Lào.
Năm 1998, khi Khu KTTMĐB Lao Bảo được hình thành, được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất-kinh doanh; hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, hoạt động mua bán, trao đổi hàng qua lại biên giới, thương mại, dịch vụ trên địa bàn sôi động; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người năm 2003 từ 13,1 triệu đồng đến năm 2013 đạt 24,4 triệu đồng; văn hóaxã hội ngày càng phát triển; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới luôn được giữ vững.
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 72/2013/ QĐ-TTg, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 109/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Quyết định trên đã hạn chế dần các ưu đãi trong Khu KTTMĐB Lao Bảo; sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 134/2016 ngày 1/9/2016 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động trao đổi hàng hóa qua lại biên giới, thương mại, dịch vụ trên địa bàn gặp khó khăn, kinh doanh kém sôi động, khách du lịch giảm dần, ảnh hưởng nhiều mặt đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân.
Linh vật rồng xuân Giáp Thìn ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa thu hút đông đảo khách tham quan -Ảnh: KĂN SƯƠNG
Trong những năm gần đây khi các dự án đầu tư sản xuất bên kia Cửa khẩu phía Lào (thuộc huyện Sepon, tỉnh Savannakhet) đi vào vận hành, lượng hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng hóa, nguyên liệu sản xuất từ cảng biển Đà Nẵng sang Lào và ngược lại tăng mạnh. Hiện nay, hằng ngày có khoảng 600 lượt phương tiện vận tải qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đồng thời lượng khách du lịch đến với Lao Bảo cũng đang tăng nhanh, đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của khu vực biên giới Việt-Lào trên tuyến đường 9.
Năm 2023, thị trấn Lao Bảo tổ chức 2 lần tuyến phố đi bộ về đêm trên đường Nguyễn Huệ với các chương trình ẩm thực và văn hóa, văn nghệ đã thu hút hơn 35 nghìn lượt du khách trong và ngoài địa bàn thị trấn, các bản thuộc huyện Sepon, tỉnh Savannakhet; doanh thu của các gian hàng trên tuyến phố đạt 3,5 tỉ đồng. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, địa bàn Lao Bảo đã thu hút hơn 130 nghìn lượt du khách trên mọi miền Tổ quốc, du khách nước ngoài và người dân các huyện thuộc tỉnh Savannakhet đến tham quan khám phá nét đẹp văn hóa, thưởng thức đặc sản của các dân tộc trên địa bàn thị trấn, doanh thu ngành thương mại dịch vụ trong dịp tết Nguyên Đán ước tăng hơn 10 tỉ đồng so với cùng kỳ.
Điều đó chứng minh khách du lịch đang có nhu cầu đến tham quan, trải nghiệm tại khu vực biên giới Lao Bảo-Densavan. Tuy nhiên việc đi lại của khách du lịch và cư dân Việt Nam sang khu vực Densavan và nhân dân bên kia biên giới sang Lao Bảo đang bị ràng buộc bởi các quy định của nhà nước về xuất nhập cảnh, đây là rào cản cần tháo gỡ trong phát triển du lịch và giao lưu văn hóa của nhân dân vùng biên giới cửa khẩu hai nước.
Qua nghiên cứu dự thảo đề án thí điểm “Xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao BảoDensavan”, chúng tôi nhận thấy các cơ chế, chính sách dự kiến áp dụng tại khu kinh tế thương mại sẽ góp phần tháo gỡ, giải quyết những khó khăn hiện nay của địa phương trong hoạt động thu hút khách du lịch và tạo thuận lợi cho việc đi lại, làm ăn của cư dân hai bên biên giới.
Từ thực tiễn của địa phương, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Đề nghị cấp trên nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực thị trấn Lao Bảo phù hợp định hướng xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavan, mở thêm điểm thông quan về phía Bắc Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo hiện nay để phát triển dịch vụ kho bãi, giảm lượng xe vận tải hàng hóa đi vào trung tâm thị trấn Lao Bảo.
- Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung cần có chính sách đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho cư dân hai biên giới đi lại du lịch, làm ăn trong phạm vi khu vực biên giới hai nước như được sử dụng thẻ thông hành biên giới để đi lại với thủ tục đơn giản thay vì hộ chiếu hoặc giấy thông hành như hiện nay.
- Tạo thuận lợi về thủ tục và miễn tất cả các loại thuế đối với các sản phẩm sản xuất nông nghiệp do cư dân khu vực biên giới sản xuất đưa vào tiêu thụ trong Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung.
- Nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng mô hình chợ phiên biên giới tại khu vực Lao Bảo và khu vực Densavan để phát huy các bản sắc văn hóa, ẩm thực của các dân tộc trong vùng biên giới hai nước, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, thu hút khách du lịch.
- Tạo thuận lợi cho các tour du lịch qua biên giới trong phạm vi Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung, nhất là tạo điều kiện cho khách du lịch Việt Nam đến bảo tàng Bản Đông tại Khu thương mại biên giới Densavan.
QTO - Những năm gần đây, huyện Hải Lăng đã hình thành nhiều cơ sở may gia công ở nông thôn. Đây là mô hình không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao...
QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...
QTO - Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị triển khai các hoạt động kinh doanh với thị trường Lào từ tháng 7/1989. Hiện nay mỗi năm kim ngạch...
QTO - Hình thành trung tâm logistics để hàng hóa từ các tỉnh nam Lào về cảng biển Việt Nam thuận lợi
QTO - Trong bối cảnh kết nối, hợp tác phát triển đang trở thành xu hướng chung của khu vực, Việt Nam và Lào đang nỗ lực đề xuất các sáng kiến kết nối, tạo...
QTO - Tạo thuận lợi thương mại Quốc tế đối với mô hình khu kinh tế thương mại xuyên biên giới
QTO - Khu công nghiệp Quảng Trị là liên doanh của 3 nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam gồm Công ty Liên doanh TNHH Khu công...
QTO - Các Khu kinh tế cửa khẩu (tên gọi chung quy ước cho cả Khu thương mại/Khu kinh tế thương mại cửa khẩu) của Việt Nam cho đến nay chủ yếu thực hiện các...
QTO - Savannakhet sẵn sàng hợp tác để Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới trở thành biểu tượng hợp tác Lào-Việt Nam
QTO - Để Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sớm đi vào vận hành và hoạt động có hiệu quả
Sáng 30/3, tại The Grand Ho Tram (xã Phước Thuận, huyện Muyên Mộc), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng khai mạc Hội nghị triển khai Quy...
QTO - Vùng khơi hay vùng lộng luôn có loài cá hố được ngư dân ví là loài “cá biển mình rồng” do thân hình dài lấp lánh ánh bạc cùng vây chạy dọc sống lưng....