Cập nhật:  GMT+7

Triển khai các giải pháp tăng cường thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn thu bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Ông NGUYỄN NGỌC TÚ, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn

Thưa ông! Đề nghị ông cho biết những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua?

- Năm 2024 Bộ Tài chính giao dự toán thu nội địa cho tỉnh Quảng Trị là 2.946 tỉ đồng và HĐND tỉnh giao là 2.951 tỉ đồng. Đây là nhiệm vụ tương đối nặng nề của ngành Thuế Quảng Trị, đặc biệt năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Thuế Việt Nam, hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Thuế lần thứ VI - năm 2025.

Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn và thách thức do nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu áp lực về suy thoái, lạm phát, đứt gãy về chuỗi cung ứng toàn cầu, sự cạnh tranh căng thẳng, gay gắt giữa các nước lớn và các khối kinh tế lớn mang đến nhiều yếu tố bất ngờ, khó lường.

Triển khai các giải pháp tăng cường thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn thu bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Nguyễn Ngọc Tú (thứ 3, từ trái qua) tặng giấy khen cho người nộp thuế có thành tích nộp thuế tiêu biểu năm 2023 trên địa bàn huyện Hướng Hoá - Ảnh: Đ.T

Quảng Trị có điều kiện khí hậu tự nhiên khắc nghiệt, hạn hán, bão, lũ xảy ra hằng năm gây nhiều thiệt hại. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên nguồn thu nộp ngân sách không đáng kể, không ổn định, thiếu sự bền vững.

Bước sang năm 2024, sản xuất công nghiệp có nhiều dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp gặp khó khăn do giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng của chiến sự tại nhiều khu vực và sự bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới dẫn đến các doanh nghiệp thiếu đơn hàng, doanh thu giảm, theo đó đã ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu “tan băng” nhưng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn trong thời gian vừa qua thành công không nhiều, chủ yếu tại TP. Đông Hà, các địa bàn khác vẫn còn trong tình trạng “đóng băng” đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu từ tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và các loại phí, lệ phí liên quan,...

Bên cạnh đó, việc thực hiện đồng thời các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí của Chính phủ nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh cũng ảnh hưởng đến công tác dự toán và quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể các chính sách trong năm 2023 như: Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 44/2023/ NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội; Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 của Chính phủ; Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 của Bộ Tài chính.

Trong năm 2024, tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 94/2023/ NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/ QH15 của Quốc hội; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu theo Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15...

-Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đề nghị ông cho biết trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh sẽ triển khai các giải pháp tăng cường thu ngân sách, thực hiện hiệu quả dự toán thu ngân sách năm 2024 và những năm tiếp theo, đảm bảo nguồn thu bền vững như thế nào trên địa bàn tỉnh Quảng Trị?

- Hiện số thu ngân sách 4 tháng đầu năm do Cục Thuế quản lý đạt trên 35% dự toán pháp lệnh, đây là tín hiệu tốt cho việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của năm 2024.

Để triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 và những năm tiếp theo cũng như đảm bảo nguồn thu bền vững, Cục Thuế Quảng Trị sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đồng hành với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh, trong đó triển khai kịp thời, hiệu quả các gói hỗ trợ về miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất của Quốc hội, Chính phủ theo các chương trình phục hồi sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng và đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế; tăng cường công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý thuế, góp phần chuyển đổi phương thức quản lý thuế theo hướng tự động hóa nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa công tác quản lý thuế đối với các khoản thu ở tất cả các khâu để hỗ trợ người nộp thuế. Hoàn thiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu hoá đơn điện tử (HĐĐT) trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đồng bộ, kết nối cơ sở dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý đối với các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản... Thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trong toàn ngành Thuế, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Thứ tư, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử và mở rộng các dịch vụ thuế điện tử, đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin về HĐĐT, triển khai hiệu quả HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, HĐĐT của hoạt động kinh doanh xăng dầu; đẩy mạnh các giải pháp quản lý HĐĐT, chống gian lận trong quản lý, sử dụng HĐĐT; xây dựng và đưa vào vận hành ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh, mỏ tài nguyên khoáng sản, giá đất, giá chuyển nhượng bất động sản.

Thứ năm, tập trung thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hoặc có dư địa thu lớn như doanh nghiệp có giao dịch liên kết, doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng tài nguyên, khoáng sản, thanh tra chuyển giá với khu vực đầu tư nước ngoài...

Đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra HĐĐT; phân tích các tiêu chí rủi ro của hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Thứ sáu, về công tác quản lý nợ: tiếp tục rà soát, phân loại các khoản nợ thuế, phân tích nguyên nhân của từng đối tượng nợ để có giải pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thu hồi tiền thuế nợ.

Đồng thời, đẩy nhanh điện tử hoá các khâu, các bước trong quản lý, đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, giao chỉ tiêu quản lý nợ thuế năm 2024 đến từng chi cục thuế, phòng, đội thuế và từng công chức thuế. Phấn đấu tổng số nợ thuế đến ngày 31/12/2024 giảm xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước.

Thứ bảy, thường xuyên chỉ đạo các chi cục thuế trực thuộc tập trung nguồn lực phối hợp với các ngành liên quan, cấp ủy, UBND các cấp trong việc hoàn thiện bản đồ số quản lý hộ kinh doanh; tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; quản lý hiệu quả nguồn thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ cho các công trình đang xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định; tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và chống thất thu trong hoạt động kinh doanh bất động sản,...

Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra, rà soát việc xử lý hồ sơ theo các quy trình quản lý thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, chính sách giảm, giản, gia hạn tiền thuế, phí - lệ phí; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức thuế; xử lý nghiêm công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế, vi phạm kỷ luật, kỷ cương của ngành Thuế hoặc vi phạm pháp luật; thực hiện tốt việc kê khai, minh bạch tài sản và thu nhập theo quy định của Chính phủ.

Thực hiện bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức thuế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức và năng lực của đội ngũ công chức thuế; xây dựng hình ảnh thân thiện của công chức ngành Thuế Quảng Trị trong cộng đồng người nộp thuế và chính quyền các cấp.

- Xin cảm ơn ông!

Đào Tâm Thanh (thực hiện)

Tin liên quan:
  • Triển khai các giải pháp tăng cường thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn thu bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    Nhiều giải pháp để đảm bảo tăng nguồn thu ngân sách bền vững

    Năm 2021, thu ngân sách trên địa bàn có bước đột phá mạnh mẽ, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tăng mạnh chủ yếu nhờ vào nguồn thu thuế nhập khẩu các thiết bị điện gió, đấu giá quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, để duy trì mức tăng nguồn thu ngân sách trong những năm tiếp theo cần có những giải pháp mang tính bền vững theo hướng nâng dần quy mô nền kinh tế.

  • Triển khai các giải pháp tăng cường thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn thu bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    Tăng cường các biện pháp đảm bảo thu ngân sách trên địa bàn tỉnh

    Sáng nay 30/6, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì phiên làm việc của Thường trực HĐND tỉnh với Sở Tài chính về tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh đối với dự toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian còn lại; việc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các chính sách địa phương do HĐND tỉnh đã ban hành và dự kiến ban hành trong năm 2023.

  • Triển khai các giải pháp tăng cường thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn thu bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    Nỗ lực tăng thu ngân sách và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững

    Năm 2022, trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân nhưng nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị vẫn vượt qua khó khăn, thử thách, phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Đặc biệt năm 2022, tỉnh có 15/20 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong 8 chỉ tiêu thực hiện vượt kế hoạch đề ra có những chỉ tiêu rất quan trọng, cốt lõi, có sức tác động lớn đến nền kinh tế, trong đó điểm sáng là tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 4.685 tỉ đồng, vượt 13% dự toán địa phương, 36,7% dự toán Trung ương.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu nhập cao với nghề nuôi chim yến

Thu nhập cao với nghề nuôi chim yến
2024-05-30 05:00:00

QTO - Sau 10 năm quyết định rẽ lối khởi nghiệp với nghề nuôi chim yến, đến nay vợ chồng anh Phan Văn Thư và chị Phan Thị Thanh Huyền ở Khu phố 2, Phường 2,...

Trồng thành công nấm dược liệu linh chi đỏ

Trồng thành công nấm dược liệu linh chi đỏ
2024-05-29 06:33:00

QTO - Nấm dược liệu linh chi đỏ là loại đối tượng trồng chưa phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhưng từ một số mô hình thử nghiệm trồng quy mô tập...

Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao

Du nhập nuôi cá chim vây vàng cho thu nhập cao
2024-05-24 05:33:00

QTO - Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tiến...

Thời tiết