{title}
{publish}
{head}
Những năm gần đây, huyện Hải Lăng đã hình thành nhiều cơ sở may gia công ở nông thôn. Đây là mô hình không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nữ, mà còn góp phần giúp huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng về thu nhập, hộ nghèo, lao động... trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao.
Xưởng may Tuyết Linh tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 15 phụ nữ ở xã Hải Dương, huyện Hải Lăng - Ảnh: L.T
Sau khi lập gia đình, vợ chồng anh Hoàng Gia Linh và chị Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Đông Dương, xã Hải Dương quyết định đi tìm nguồn hàng và học hỏi bạn bè, internet để mở cơ sở may chuyên nhận các đơn hàng từ những công ty lớn ở miền Nam về gia công với đầu tư ban đầu khoảng 120 triệu đồng. Hoạt động được vài tháng, xưởng may Tuyết Linh buộc phải tạm dừng sản xuất do COVID-19 bùng phát.
Cuối năm 2023, khi tình hình dịch bệnh ổn định, vợ chồng chị Tuyết tiếp tục khôi phục sản xuất. “Do xưởng may nghỉ sản xuất thời gian dài nên khi khôi phục mọi thứ gần như phải bắt đầu lại từ đầu, khó khăn nhất là nguồn vốn. May mắn, lúc đó vợ chồng tôi được vay 70 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê mặt bằng ngắn hạn nên đến nay việc sản xuất đã dần ổn định”, chị Tuyết chia sẻ.
Tuy vậy, theo anh Linh, do thuê tạm thời trường mầm non cũ của thôn nên nhà xưởng hiện xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. Do đó, thời gian tới, rất mong chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ mặt bằng cho gia đình xây dựng nhà xưởng kiên cố hơn để yên tâm sản xuất lâu dài. Đồng thời, tạo điều kiện giúp cơ sở có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn vay ưu đãi hơn để mua sắm thêm máy móc nhằm mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm hơn cho chị em trong thôn.
Là một trong những người tiên phong đưa mô hình may gia công về địa phương, hiện nay xưởng may của chị Tuyết chuyên nhận gia công đa dạng các đơn hàng từ những công ty lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Huế, Bình Định như áo sơ mi, quần tây, quần thể thao... với trung bình mỗi tháng xuất đi khoảng 6.800 đơn hàng. Nhờ đó, xưởng may đã tạo việc làm ổn định cho 15 công nhân với thu nhập từ khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại Công ty Scavi Huế, sau khi lập gia đình, đầu năm 2023 đến nay chị Trần Thị Lành ở thôn Đông Dương được nhận vào làm tại xưởng may Tuyết Linh và luôn có nguồn thu nhập ổn định. “Nghề may gia công chủ yếu làm theo công đoạn và ăn theo sản phẩm nên người nào cũng có thể làm, miễn là chịu khó và phải tỉ mỉ. Với tôi, trước đây làm việc xa nhà thì thu nhập thường không cao vì phát sinh nhiều chi phí, nhưng từ ngày được làm đúng nghề mình biết, lại ở gần nhà nên tôi có thể vừa chăm sóc gia đình, đưa đón con cái đi học, vừa có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình”, chị Lành bộc bạch.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương Võ Trung Hiếu, Hải Dương là địa phương có thế mạnh phát triển kinh tế vùng cát bằng việc thâm canh các mô hình nông nghiệp. Vì thế, hiện xã đang tập trung quyết liệt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng tập trung, tăng năng suất, chất lượng trên một đơn vị diện tích.
Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho Nhân dân phát triển tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, hiện nay, nghề may gia công đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả thiết thực nhằm giúp giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động nữ khu vực nông thôn, giúp chị em vươn lên thoát nghèo ngay tại quê hương.
Thời gian tới, địa phương sẽ rà soát để có chính sách hỗ trợ các cơ sở may gia công tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể tổ chức đào tạo nghề may nhằm tạo nguồn lao động ổn định, có tay nghề cho các cơ sở, xưởng may trên địa bàn.
Thông tin từ Ban Quản lý Dự án, phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Hải Lăng cho biết, trên địa bàn xã Hải Dương nói riêng và huyện Hải Lăng nói chung hiện có nhiều cơ sở may gia công hoạt động hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho người lao động cũng như địa phương trong việc chuyển đổi ngành nghề.
Từ năm 2019 đến năm 2024, Ban Quản lý Dự án, phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Hải Lăng đã hỗ trợ trên 1,1 tỉ đồng cho gần 900 lao động nông thôn đang làm việc tại 32 công ty, cơ sở, tổ hợp tác, hộ sản xuất may công nghiệp trên địa bàn huyện.
Từ nguồn hỗ trợ thuộc chương trình khuyến công này đã giúp cho nhiều doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trong lĩnh vực may mặc ở huyện Hải Lăng vượt qua khó khăn, tạo động lực đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và quan trọng là góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nữ ở nông thôn.
Trường Nguyên
QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...
QTO - Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết sắp tới, những ngày này, các hộ trồng hoa trên địa bàn phường Đông Giang, đặc biệt...
QTO - Nhờ tham gia vào hợp tác xã (HTX), nhiều xã viên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giá bán và xây...
QTO - Những năm qua, huyện Hải Lăng tích cực chỉ đạo để phát triển các chương trình, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt kết quả khả quan....
Thị trường sim điện thoại năm 2025 đang nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng, đặc biệt là về giá sim 2025 tăng hay giảm. Những biến động về công nghệ, xu hướng tiêu dùng và...
QTO - Qua 3 năm thực hiện, đến nay, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh có 19 vườn mẫu nông thôn mới được công nhận. Việc xây dựng vườn mẫu đã trở thành phong...
QTO - Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản...
QTO - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam 21/12 (1954-2024), Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai chương trình Tháng tri ân...
QTO - Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát...
QTO - Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm,...