{title}
{publish}
{head}
ĐINH VĂN ĐƯƠNG, Giám đốc Ban Hành chính-Nhân sự Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn thành lập năm 1992. Là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, với các lĩnh vực chính là kinh doanh vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, cảng biển, logistics, nước sạch, vận tải tàu biển quốc tế, điện mặt trời, sản xuất lốp cao su, sản xuất bia và nước uống...
Hiện nay công ty đã trở thành một thương hiệu mạnh với hơn 1.500 lao động, doanh thu năm 2023 trên 15 ngàn tỉ đồng. Năm 2024 và những năm tiếp theo công ty tiếp tục phát triển kinh doanh các lĩnh vực truyền thống và đầu tư các lĩnh vực mang tính chất chiến lược, thu hút, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh ở khu vực miền Trung.
Đầu tư khai thác khoáng sản, kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa từ Lào về Việt Nam là lĩnh vực mũi nhọn của công ty. Những năm qua, Hoành Sơn không ngừng đầu tư phát triển đội xe vận tải. Từ đội xe nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu trong tỉnh, đến nay Hoành Sơn có gần 800 xe đầu kéo, 200 xe khai thác mỏ, máy đào, máy xúc, 8 tàu vận tải biển có trọng tải 80.000 tấn/ chiếc, 1 sà lan vận chuyển hàng hóa. Hoành Sơn không chỉ khẳng định được vị trí trong nước mà còn mở rộng sang nước Lào. Nhập khẩu và vận chuyển các mặt hàng quặng sắt, thạch cao, than từ Lào về Việt nam để bán trong nước và xuất ra nước ngoài.
Đầu năm 2023, công ty đã đầu tư thiết bị, máy móc để khai thác than tại mỏ than Ku lưm, Sekong (Lào) với trữ lượng 49 triệu tấn, thời gian 10 năm.
Kết quả khai thác, sàng tuyển năm 2023 đạt 1,6 triệu tấn, dự kiến trong những năm tiếp theo khai thác, sàng tuyển phải đạt từ 4 đến 6 triệu tấn/năm.
Về nhập khẩu và vận chuyển hàng than từ Lào về Việt Nam năm 2023 đạt 1.289.000 tấn, đạt doanh thu trên 2 ngàn tỉ đồng, nộp ngân sách 285 tỉ đồng tiền thuế nhập khẩu, dự kiến trong năm 2024 và những năm tiếp theo phải đạt từ 3- 5 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, công ty đã ký hợp đồng vận chuyển hàng than do Công ty Pon Sắc khai thác từ Lào về Việt Nam phải đạt trên 3 triệu tấn/năm. Qua thực tế hoạt động khai thác và xuất nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam, chúng tôi đề xuất các giải pháp về cơ chế cho Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo-Densavan.
Trước hết cơ quan quản lý khu kinh tế cần phải thành lập một văn phòng theo Mô hình “Trung tâm hành chính côngmột cửa” để khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa được hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, không gây phiền hà, không để các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ, xin phép từng cơ quan riêng lẻ ở nhiều cơ quan khác nhau.
- Nghiên cứu tiếp tục áp dụng mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” với các quy định mới, đơn giản hóa thủ tục hải quan và kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, phương tiện vận tải nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, và có sự kết nối thông tin giữa các bộ phận chức năng ở khu vực cửa khẩu để tạo thuận lợi cho việc kê khai, xuất trình thủ tục, giấy tờ.
- Xe tải hoạt động vận tải trong “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavan” không bị ràng buộc theo văn bản số 4718, ngày 23/1/2022 của Văn phòng Bộ Công chính và Giao thông vận tải Lào về việc “Cấm xe ô tô tải không chở hàng hóa nhập cảnh vào nước Lào”.
- Đề nghị Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào, chính quyền tỉnh Savannakhet và tỉnh Salavan quan tâm đầu tư và nâng cấp tuyến đường bộ từ thị trấn Taoi đến Bản Đông, kết nối Quốc lộ 15B với Quốc lộ 9 (phía Lào) dài khoảng 80km vì đây sẽ là tuyến vận tải đặc biệt quan trọng và thuận lợi vận chuyển than và các hàng hóa khác từ các tỉnh Nam Lào về cảng biển Việt Nam. Đề nghị Chính phủ Việt Nam và tỉnh Quảng Trị quan tâm đầu tư tuyến đường bộ Cao tốc Cam Lộ-Lao Bảo để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa sẽ gia tăng mạnh trong những năm tới.
- Tạo thuận lợi để công ty có nhu cầu thuê diện tích mặt bằng khoảng 50 ha tại Khu thương mại biên giới Densavan để công ty đầu tư hệ thống kho bãi trung chuyển hàng than từ mỏ than Ku lưm, tỉnh Sekong về Densavan dự trữ, chế biến sau đó vận chuyển về Việt Nam.
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực hướng về cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng...
BTO- Quyết định chấp thuận đầu tư số 2158/QĐ-UBND, ngày 11/12/2024 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng ký ban hành đã Quyết định chấp thuận nhà đầu tư đối với Liên danh Công ty...
QTO - Trong bối cảnh kết nối, hợp tác phát triển đang trở thành xu hướng chung của khu vực, Việt Nam và Lào đang nỗ lực đề xuất các sáng kiến kết nối, tạo...
QTO - Tạo thuận lợi thương mại Quốc tế đối với mô hình khu kinh tế thương mại xuyên biên giới
QTO - Khu công nghiệp Quảng Trị là liên doanh của 3 nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam gồm Công ty Liên doanh TNHH Khu công...
QTO - Các Khu kinh tế cửa khẩu (tên gọi chung quy ước cho cả Khu thương mại/Khu kinh tế thương mại cửa khẩu) của Việt Nam cho đến nay chủ yếu thực hiện các...
QTO - Savannakhet sẵn sàng hợp tác để Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới trở thành biểu tượng hợp tác Lào-Việt Nam
QTO - Để Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sớm đi vào vận hành và hoạt động có hiệu quả
Sáng 30/3, tại The Grand Ho Tram (xã Phước Thuận, huyện Muyên Mộc), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng khai mạc Hội nghị triển khai Quy...
QTO - Vùng khơi hay vùng lộng luôn có loài cá hố được ngư dân ví là loài “cá biển mình rồng” do thân hình dài lấp lánh ánh bạc cùng vây chạy dọc sống lưng....
QTO - Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tạo môi trường kinh doanh công...
QTO - Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị đang hồ hởi vươn khơi, bám biển để đánh bắt vụ cá...