Cập nhật: Thứ 3, 24/06/2014 | 05:27 GMT+7

Nhân rộng mô hình bón phân hữu cơ đúng cách cho lúa

(QT) - Trước đây, đồng bào huyện miền núi nói chung và huyện Đakrông (Quảng Trị) nói riêng đều không dùng đến các loại phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ trong canh tác cây lúa. Một số quan niệm rằng, lúa gạo là “hạt ngọc của trời”, nếu bón phân sẽ mất đi sự thanh khiết. Thế nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng cạn kiệt khiến cho năng suất lúa giảm dần qua từng mùa vụ. Chính vì thế, UBND huyện bằng nhiều hình thức đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức trong việc áp dụng bón phân hữu cơ vào một số diện tích lúa đem lại năng suất cao. Bên cạnh đó, huyện còn bố trí vốn triển khai nhân rộng mô hình nuôi lợn bản nhằm tăng cường nguồn phân bón hữu cơ bền vững cho cây trồng. Ông Hồ Văn Hêm, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết: “Trước đây do tập quán canh tác của bà con chưa tiến bộ nên năng suất lúa rất thấp. Trên địa bàn xã A Ngo năng suất lúa cao nhất chỉ 17-20 tạ/ha. Vụ đông xuân vừa rồi một số hộ gia đình áp dụng mô hình bón phân hữu cơ nên năng suất đạt bình quân 36 tạ/ha. Vụ hè thu này UBND xã triển khai nhân rộng ở thôn A Đeng và thôn Công với 100% hộ đăng ký tham gia”. Sau khi chứng kiến hiệu quả của việc bón phân hữu cơ, người dân thay đổi tập quán trong việc trồng lúa nước và hăng hái nhân rộng mô hình. Cán bộ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đakrông trực tiếp cắm bản, “cầm tay chỉ việc” cho bà con. Từ khâu ủ phân, chăm bón đều được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cụ thể. Nhờ vậy đã thu hút đồng bào học hỏi, theo hướng dẫn chăm bón đúng quy trình kỹ thuật. Cuối vụ lúa đông xuân, năng suất toàn huyện từ các mô hình đạt bình quân 41tạ/ha, cao hơn 14 tạ/ha so với cách làm lúa nước lâu nay của bà con. Kết quả này đã thuyết phục được người dân ở đây làm theo.

Được mùa lúa ở Đakrông
Qua theo dõi thực tế ở nhiều địa phương, do không tích lũy được phân chuồng để bón ruộng, đồng bào tìm đến các trang trại chăn nuôi để mua phân đựng luôn trong bao chứa. Có hộ để phân dầm mưa dãi nắng cho nhanh tơi xốp. Có hộ lại cẩn thận quá hóa sai, dùng ni lông bọc kín các bao phân vừa để đỡ mùi hôi thối, vừa để “giữ” được dinh dưỡng trong phân. Ông Đinh Tương, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đakrông cho biết: “Trước thực trạng này, chúng tôi hướng dẫn cho người dân phương pháp ủ hoai mục phân chuồng. Vì phân được ủ, hạt cỏ dại, mầm mống bệnh cây và côn trùng sẽ bị tiêu diệt, vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Đểthúc đẩy cho phân chuồng phân giải nhanh hơn và không bị mất nhiều đạm nên trộn vào đống phân một lượng vôi từ 1-1,5% và khoảng 2% lân supe. Đồng thời phủ lên đống phân một lớp bùn dày 2-3 cm để đạm bay hơi sẽ tích tụ vào bùn. Mặt khác, việc dùng bùn để trát sẽ giúp cho oxy lưu thông được vào phân tốt hơn. Các chất độc sản sinh ra trong quá trình phân giải các chất hữu cơ cũng thoát được ra ngoài dễ dàng”. Ông Tương cho biết thêm: “Chúng tôi cảnh báo đồng bào tuyệt đối không được dùng ni lông hay rơm rạ che phủ hoặc đựng trong bao sẽ không tốt cho đống phân ủ. Không bón phân tươi hoặc phân chuồng đang phân hủy sẽ làm cho cây dễ bị ngộ độc hữu cơ và chết”. Được biết, vụ hè thu năm 2014, UBND huyện Đakrông tiếp tục nhân rộng mô hình tại các xã Hướng Hiệp, A Ngo, Mò Ó với quy mô gần 3 ha ruộng để chủ động nước tưới. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật thâm canh cây lúa nước, quy trình ủ phân hữu cơ, cung ứng chế phẩm sinh học, các loại vật tư nông nghiệp. Với nhiều cách làm tích cực, nỗ lực từ phía chính quyền các cấp, đồng bào dân tộc thiểu số bắt đầu có sự thay đổi nhận thức trong việc trồng và chăm sóc cây lúa. Với những kiến thức ban đầu được trang bị sẽ góp phần giúp người dân nâng cao năng suất cây trồng, đem lại vụ mùa bội thu. Bài,ảnh: N.A



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới
5 giờ trước

QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...

Góp phần giảm thiểu môi trường trong chăn nuôi

Góp phần giảm thiểu môi trường trong chăn nuôi
22:26 23/06/2014

(QT) - Huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên...

Để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển

Để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển
22:24 23/06/2014

(QT) - Nghề đi biển, đặc biệt là vươn khơi xa đánh bắt hải sản của bà con ngư dân thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn do tình hình...

Phát huy hiệu quả kinh tế tập thể

Phát huy hiệu quả kinh tế tập thể
22:37 22/06/2014

(QT) - Hơn 30 năm qua kể từ ngày thành lập, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Thủy Đông (xã Cam Thủy, Cam Lộ, Quảng Trị) luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên trong sản xuất,...

Triển vọng từ những giống ớt mới

Triển vọng từ những giống ớt mới
23:17 19/06/2014

(QT) - Nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hướng đến thị trường, dự án BĐKH, thuộc Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung...

Thời tiết

26°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 33°C
    Có mây, không mưa
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long