Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở xã Cam Hiếu

Vụ đông xuân 2023-2024, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hợp tác cùng Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị) triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại HTX Hiếu Bắc, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, trên diện tích 8 ha, gồm 80 hộ tham gia. Mô hình sử dụng giống lúa có phẩm cấp, năng suất, chất lượng cao ST25.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở xã Cam Hiếu

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ -Ảnh: P.V.T

Để triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông và Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị phối hợp với xã Cam Hiếu và HTX Hiếu Bắc chọn vùng ruộng đạt yêu cầu, vùng sản xuất liền vùng liền thửa, trung bình mỗi hộ sản xuất từ 500 m2 trở lên. Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 50% giống và vật tư.

Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị cung cấp trọn gói các dịch vụ đầu vào cho sản xuất, cho người dân nợ ứng trước 50% dịch vụ và đối trừ cuối vụ. Cán bộ kỹ thuật đã tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay máy cấy. Quá trình triển khai mô hình thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Lúa cấy từ ngày 11- 12/1/2024, mạ đưa ra cấy là mạ 2,5-3 lá, 400 khay/ha, tương đương với 50 kg giống/ha.

Mô hình triển khai phù hợp với chủ trương của tỉnh, huyện cũng như định hướng chung của ngành nông nghiệp và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Sử dụng phân bón hữu cơ Sepon và chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc lên men, phun chế phẩm bằng máy bay không người lái suốt quá trình chăm sóc. Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học, thuốc trừ cỏ. Chế độ tưới nước khoa học, phù hợp nhu cầu phát triển của cây lúa.

Việc sử dụng chế phẩm như đạm cá, nước thân cây lên men, canxi phốt phát xương, canxi vỏ trứng... thay cho phân bón hoá học giúp lúa cứng cây, hạn chế được sâu bệnh gây hại. Chế phẩm trứng gà và sữa bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng cho hạt gạo thơm ngon, lúa chắc hạt, tỉ lệ lem lép thấp, sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ. Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm thảo mộc như gừng, ớt, tỏi, thuốc lá thay thế cho thuốc BVTV giúp hệ sinh thái đồng ruộng được duy trì, sản phẩm không có dư lượng thuốc BVTV.

Phun bằng máy bay không người lái đã hạn chế đi lại trên ruộng, giảm sức lao động, lượng chế phẩm phun đồng đều hơn, tập trung hơn. Trong suốt vụ, cây lúa phát triển khoẻ mạnh, ít sâu bệnh gây hại hơn so với ruộng thông thường. Năng suất lúa tươi dự kiến đạt khoảng 65 tạ/ ha, Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị bao tiêu đầu ra với giá 13.000 đồng/ kg lúa tươi, đã đem lại cho nông dân nguồn thu nhập gần 85 triệu đồng/ha, lợi nhuận gần 37 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với lúa sản xuất theo canh tác thông thường.

Theo lãnh đạo UBND xã Cam Hiếu, qua quá trình triển khai thực hiện, địa phương nhận thấy đây là mô hình mang lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân. Bên cạnh đó, sản xuất lúa theo quy trình canh tác hữu cơ đã góp phần cải tạo đất, đem lại môi trường sinh thái hài hòa trên đồng ruộng. Thời gian tới, UBND xã sẽ có hướng duy trì diện tích lúa hữu cơ hiện có và kiến nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ duy trì diện tích lúa hữu cơ lên diện tích trên 20 ha.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn khẳng định: Mô hình triển khai đã có tác động lớn trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, việc triển khai mô hình đã nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong việc sản xuất lúa hữu cơ, bền vững, đảm bảo sản phẩm an toàn, môi trường đất nước không bị ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay.

Mô hình mang lại niềm tin lớn cho nông dân trong việc liên doanh, liên kết các hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp sạch nói riêng. Tạo ra sự liên kết trong sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của chuỗi lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân.

Phan Việt Toàn

Tin liên quan:
  • Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở xã Cam Hiếu
    Hiệu quả liên kết sản xuất lúa hữu cơ

    Để bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sinh thái, tạo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe con người, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đang chuyển dần sang sản xuất theo phương thức canh tác hữu cơ. Đây là hướng sản xuất không mới vì trước đây nông dân đã thực hiện nhưng hiện nay quay trở lại sau hàng chục năm sử dụng phương pháp canh tác vô cơ và chịu tác hại của nó. Tuy nhiên, sự trở lại bây giờ là có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng một nền sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Sản xuất hữu cơ hiện nay trên địa bàn tỉnh được áp dụng trên nhiều loại cây, con với các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả.

  • Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở xã Cam Hiếu
    Sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

    Trước nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm càng được chú trọng thì sản xuất nông nghiệp cũng dần chuyển hướng theo nhu cầu người tiêu dùng. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe là một trong những giải pháp cơ bản nhất mang lại hiệu quả cao mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang triển khai có sự liên kết “4 nhà”.

  • Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở xã Cam Hiếu
    Có một vụ lúa hữu cơ thắng lũ, thắng lớn

    Với mục tiêu hình thành, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây lúa thông qua mô hình liên kết với các hợp tác xã (HTX), Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) đã triển khai mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Hải Lăng. Theo đó, bắt đầu từ vụ đông xuân 2021 - 2022, Sepon Group ký hợp đồng sản xuất lúa hữu cơ giống ST25, liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, diện tích trên 17 ha. Sepon Group còn triển khai chế biến gạo ...


Phan Việt Toàn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng
2024-12-11 05:45:00

QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...

Long Hưng tươi mới đất “Rồng”

Long Hưng tươi mới đất “Rồng”
2024-05-04 05:30:00

QTO - Theo sử sách để lại, cách đây khoảng 500 năm về trước, các bậc tiền nhân đã đến vùng đất Long Hưng ngày nay để khai khẩn, sinh sống và lập nên làng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long