Cập nhật: Thứ 3, 24/06/2014 | 05:23 GMT+7

Hiệu quả từ phương án xây dựng mô hình thí điểm hộ cam kết thoát nghèo

(QT) - Từ năm 2012, huyện Đakrông (Quảng Trị) thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ hộ cam kết thoát nghèo bền vững (gọi tắt là phương án 39) tại 3 xã là Hướng Hiệp, Mò Ó, A Ngo với 30 hộ dân tham gia (10 hộ/1 xã). Đến nay đã có hơn 25 hộ từng bước thoát nghèo bền vững, tiến đến làm giàu chính đáng. Điều này cho thấy hiệu quả của mô hình trong chương trình xóa đói giảm nghèo đối với các địa phương miền núi khó khăn. Ông Hoàng Nam, Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết: “Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đakrông. Thời gian qua, UBND huyện đã tập trung nguồn lực từ Chương trình 30a, nguồn sự nghiệp kinh tế… để hỗ trợ giống cây trồng rừng, cây hàng năm, giống bò cái và vật tư phân bón cho 30 hộ của 3 xã thuộc phương án 39. Huyện chỉ đạo UBND các xã bám nội dung xét chọn hộ tham gia phương án đảm bảo tiêu chuẩn, thành lập các tổ nhóm hỗ trợ, phân công cán bộ hướng dẫn giúp đỡ hộ trong quá trình thực hiện phương án. Các ngành, đoàn thể, mặt trận đã tích cực tham gia vận động nhân dân, trực tiếp là các hộ tham gia phương án góp phần thực hiện tốt mô hình. Về phía các hộ tham gia phương án 39 đã tích cực đầu tư thêm công lao động, tiền của nuôi dưỡng chăm sóc bò giống, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, trồng rừng… đảm bảo duy trì và phát triển nguồn lực của Nhà nước đã đầu tư”.

Cán bộ huyện Đakrông hướng dẫn người dân cách chăm cỏ voi
Theo phương án 39, mỗi hộ nghèo khi tham gia mô hình ngoài việc được hỗ trợ tiền công lao động, mua vật tư, phân bón... còn được hỗ trợ trực tiếp từ các chương trình, dự án 2 con bò cái vàng sinh sản và kinh phí làm chuồng trại nuôi nhốt; hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc hỗ trợ chuyển nhượng đất sản xuất đối với hộ nghèo không có đất sản xuất. Để đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả cao, phương án quy định các hộ dân khi tham gia mô hình phải cam kết thoát nghèo bền vững đến cuối năm 2015. Bên cạnh đó không được bán, cầm cố, tặng, chuyển nhượng hoặc sử dụng sai mục đích giống cây trồng, vật nuôi đến hết năm 2015. Sau năm 2015, muốn bán phải có ý kiến của UBND xã... Cùng với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, các hộ tham gia còn được hỗ trợ thêm vốn để mở rộng quy mô, hình thức sản xuất như: nuôi thêm lợn, gà, cá và trồng các loại cây ngắn ngày khác. Sản phẩm làm ra từ mô hình sau khi bán thì trích một phần để đầu tư trở lại cho sản xuất. Thực tế phần lớn các xã được chọn thực hiện mô hình đều có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Sau hai năm thực hiện mô hình, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết: “Các hộ tham gia mô hình đã nghiêm túc thực hiện nội dung cam kết, ý thức tự lực phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo của đồng bào được nâng cao. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy đa số hộ tham gia mô hình đều có khả năng thoát nghèo trong năm 2014. Mô hình của hộ ông Hồ Cu Rô, Hồ Văn Hừng (thôn Ăng Công), bà Hồ Thị Đai, Hồ Thị Den (thôn Kỳ Ne) đã phát huy hiệu quả rất tốt”. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn, vướng mắc. Ông Nguyễn Đức Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Mò Ó chia sẻ: “Việc đầu tư, chăm sóc gia súc còn hạn chế như để gia súc tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên hoặc chăn nuôi theo lối chăn thả, chuồng trại không đảm bảo. Bên cạnh đó, việc khai hoang, phục hóa, hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ thiếu đất sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Các hộ tham gia thực hiện mô hình còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi nên khó khăn trong quá trình sản xuất. Tổ, nhóm đã được thành lập nhưng chất lượng hoạt động yếu, hiệu quả chưa cao. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án còn hạn chế. Nguồn đầu tư từ nội lực của hộ tham gia mô hình còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư của Nhà nước”. Để phát huy hiệu quả đạt được của phương án 39, theo ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, thời gian tới huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân hiểu rõ nội dung chính sách hỗ trợ thoát nghèo, đặc biệt là các thôn, bản có hộ tham gia mô hình và các hộ gia đình tham gia mô hình nâng cao ý thức trách nhiệm đầu tư chăm lo thực hiện có hiệu quả mô hình. Chỉ đạo UBND các xã tổ chức kiểm tra, rà soát cụ thể các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình đối chiếu với phương án lập kế hoạch và có giải pháp hỗ trợ. Tổ chức đánh giá những kết quả làm được, chưa được, nguyên nhân và đối chiếu với những điều mà hộ gia đình đã cam kết để từ đó có biện pháp cụ thể cho từng hộ tham gia mô hình trong thời gian tới; đồng thời thống kê số lượng hộ thoát nghèo đến thời điểm hiện nay. UBND các xã tiếp tục chỉ đạo tổ thực hiện phương án 39, họp, đánh giá cụ thể công tác chỉ đạo thực hiện của tổ, nêu rõ trách nhiệm của từng thành viên để rút kinh nghiệm, đồng thời xem xét, kiện toàn lại tổ thực hiện. Tăng cường hơn nữa công tác tổ chức giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thực hiện; gắn trách nhiệm cá nhân cán bộ được phân công giúp đỡ với hiệu quả của các hộ thực hiện mô hình. Bài,ảnh: NAM ANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Điển hình thoát nghèo ở thôn Kỳ Neh
22:10 27/03/2024

A Ngo là 1 trong 5 xã biên giới của huyện Đakrông với 95% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm trên 5%, ...

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
10:26 tối qua

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Phát huy hiệu quả kinh tế tập thể

Phát huy hiệu quả kinh tế tập thể
22:37 22/06/2014

(QT) - Hơn 30 năm qua kể từ ngày thành lập, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Thủy Đông (xã Cam Thủy, Cam Lộ, Quảng Trị) luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên trong sản xuất,...

Triển vọng từ những giống ớt mới

Triển vọng từ những giống ớt mới
23:17 19/06/2014

(QT) - Nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hướng đến thị trường, dự án BĐKH, thuộc Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung...

Xóm nghèo quanh năm uống nước nhiễm phèn

Xóm nghèo quanh năm uống nước nhiễm phèn
23:13 19/06/2014

(QT) - Do nằm biệt lập giữa cánh đồng, nước sạch chưa có nên từ xưa đến nay hàng trăm hộ dân ở một số nơi như xóm Đào (thôn 3), 2 xóm Phường (thôn 1, thôn 4), thuộc xã Hải Thọ,...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long