
{title}
{publish}
{head}
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện ở địa phương, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong những năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã tìm được hướng đi mới để thoát nghèo, vươn lên khá giả ngay trên mảnh đất quê mình. Anh Hồ Mà, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng là một ví dụ điển hình.
Anh Hồ Mà chăm sóc vườn cây cà phê của gia đình -Ảnh: M.L
Vừa qua, anh được chính quyền địa phương chọn đề xuất Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2021-2025.
Cũng như nhiều người vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Quảng Trị, Hồ Mà sinh ra trong gia đình đông con, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy. Đến tuổi lập gia đình, tách hộ ra ở riêng, vợ chồng anh bắt đầu cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trong nhiều năm liền.
Nhận thấy vùng đất quê mình có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, anh Mà quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, các mô hình khác trong vùng và tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật tại địa phương. Anh quyết định đầu tư gắn bó bền vững với cây cà phê chè catimo.
Thông qua nguồn vốn tín chấp của các hội, đoàn thể, anh vay 100 triệu đồng để đầu tư tái canh cây cà phê. Trên diện tích đất rẫy bố mẹ để lại, anh khai hoang hơn 1 ha trồng mới hơn 6.000 gốc cà phê chè catimo, đồng thời chăm sóc diện tích cà phê bỏ hoang lâu ngày do già cỗi, năng suất thấp.
Để tận dụng hết diện tích đất rẫy của gia đình, nhất là những khu vực đất khá khô cằn, thấy cà phê mít chịu hạn tốt, lại ít đòi hỏi công chăm sóc, giá cả ổn định, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư trồng cà phê mít với hơn 1.000 gốc.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài và dần xây dựng mô hình kinh tế đa cây, đa con, gia đình anh trồng thêm 1 ha sắn và chăn nuôi gia súc. Từ nguồn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu năm 2023 với 2 con bò sinh sản trị giá 30 triệu đồng, gia đình anh tập trung chăm sóc để dần phát triển đàn, đồng thời kết hợp nuôi dê, tổng đàn có khi đạt gần 30 con.
Anh Hồ Mà cho biết: “Mặc dù bước đầu bắt tay vào phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng nhận thấy tiềm năng đất đai, thời tiết phù hợp nên chúng tôi mạnh dạn vay vốn để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Từ kết quả này, chúng tôi dần đầu tư để mở rộng phát triển sản xuất theo hướng đa cây, đa con, trong đó lấy cây cà phê làm chủ lực, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng trên chính bản làng của mình”.
Nhờ ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, chịu khó tìm tòi, học hỏi và chăm chỉ lao động sản xuất, qua hơn 5 năm triển khai, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Mà bước đầu mang lại kết quả khả quan. Cây trồng, vật nuôi phát triển thuận lợi, không bị dịch bệnh. Cà phê chè catimo cho năng suất khá cao, mỗi vụ thu hoạch trên 20 tấn quả tươi; cà phê mít cũng phát triển tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Bò, dê dần dần được nhân đàn. Bình quân mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng thời gian nông nhàn anh còn nhận xây dựng các công trình nhà ở tại địa phương và cùng vợ duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Năm 2024, gia đình anh chính thức thoát nghèo, xây dựng được căn nhà mới khang trang trị giá gần 400 triệu đồng, mua sắm xe máy, ti vi và các vật dụng gia đình cơ bản khác, nuôi con ăn học đầy đủ.
Bên cạnh nỗ lực vượt khó thoát nghèo bền vững từ mô hình kinh tế tổng hợp, anh còn tích cực tham gia công tác ở tổ dân cư; thường xuyên vận động người dân chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ trật tự, an ninh, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; đồng thời tương trợ, giúp đỡ hàng xóm láng giềng khi gặp khó khăn, tạo mối đoàn kết, thân thiện, chân tình.
Minh Long
QTO - Chương trình chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho công tác bảo vệ và phát triển...
QTO - Hiện tại đang bắt đầu vào đợt cao điểm mùa nắng nóng năm 2025, thời tiết diễn biến bất thường, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Do vậy, các ban...
QTO - Loa thông báo nhận tiền chuyển khoản xuất hiện tại nước ta gần đây và nở rộ từ đầu năm 2025, trong đó có địa bàn Quảng Trị. Thiết bị này với tiện ích...
QTO - Xác định thương mại, dịch vụ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã có nhiều nỗ...
QTO - Xác định công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là trọng tâm trong phát triển kinh tế, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,...
QTO - Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 26.200 ha lúa. Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ đông xuân...
QTO - Chỉ dẫn địa lý không chỉ là công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là minh chứng cho chất lượng, uy tín và danh tiếng của những sản phẩm gắn...
QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...