{title}
{publish}
{head}
Trong sản xuất lúa, gieo cấy là khâu quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Gieo thẳng hạt giống theo phương pháp sạ lan, sạ vãi vốn là tập quán canh tác lúa của nông dân Quảng Trị. Tuy nhiên, đến nay phương pháp này chi phí sản xuất lúa cao do lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều. Giảm lượng giống, phân bón, thuốc BVTV tiến đến giảm chi phí sản xuất lúa, nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng nông dân mà là mục tiêu của ngành nông nghiệp tỉnh. Vụ hè thu năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã chuyển giao thực hiện mô hình “Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng phương pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân, liên kết tiêu thụ sản phẩm” mang lại hiệu quả cao, được nông dân đồng tình ủng hộ.
Mô hình sản xuất lúa ứng dụng máy sạ cụm kết hợp bón vùi phân cho hiệu quả kinh tế cao -Ảnh: V.T.H
Hợp tác xã Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng được chọn thực hiện thí điểm mô hình với diện tích 6 ha, có 11 hộ tham gia, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất đất tốt, ruộng chủ động tưới tiêu nước, giao thông thuận lợi, liền vùng liền thửa. Giống lúa sử dụng là giống có phẩm cấp, năng suất, chất lượng tốt. Trung tâm Khuyến nông tiến hành tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa bằng phương pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân cho 11 hộ tham gia mô hình và các hộ dân trong vùng.
Đồng thời, kết hợp với UBND xã, khuyến nông viên xã, thôn và Ban Quản trị HTX để quản lý, phân công giám sát chặt chẽ việc thực hiện mô hình. Các hộ tham gia mô hình được trung tâm hỗ trợ 50% giống, vật tư phân bón, máy sạ cụm và hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện.
Máy gieo sạ cụm kết hợp bón vùi phân có chiều rộng băng sạ 3 m với 12 hàng sạ; khoảng cách giữa các hàng là 25 cm, cụm cách cụm 14 cm; năng suất làm việc 6 - 8 ha/ngày. Đất được cày, bừa kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, có mương thoát nước tốt. Lượng phân sử dụng vùi bón lót từ 200 - 220 kg/ha và lượng giống sử dụng 60 kg/ha. Nhờ đó, sức lao động giảm trong khâu gieo sạ, giảm lượng giống gieo từ 40 - 50 kg/ha so với gieo sạ hàng, sạ lan, giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.
Sau khi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về quy trình kỹ thuật, HTX Kim Long tiến hành ngâm ủ giống tập trung để giống nảy mầm đảm bảo tiêu chuẩn nứt nanh, nhú rễ thuận tiện cho việc gieo bằng máy sạ cụm đạt hiệu quả cao. Việc kết hợp bón vùi phân vào đất cùng lúc với gieo sạ hạn chế phân bị hao hụt do thời tiết nắng nóng làm bốc hơi, hoặc trôi theo dòng nước nếu nước tràn mặt ruộng, qua đó cũng giảm ô nhiễm môi trường.
Phân được vùi kề sát khóm lúa, giúp khóm lúa tiếp cận với phân và hút phân dễ dàng, hạn chế việc mất phân cho cỏ dại, từ đó giúp nâng cao được hiệu suất sử dụng phân bón. Đặc biệt, bón vùi phân đồng thời cùng lúc với gieo sạ sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa kịp thời ngay từ những ngày đầu sau sạ, đảm bảo nhu cầu khoáng của cây lúa, giúp cây lúa sung sức, đẻ nhánh sớm, tập trung là yêu cầu cấp thiết cho ruộng lúa sạ cụm, sạ thưa nhằm đảm bảo số nhánh, số bông/m2 cho năng suất tối đa. Giải pháp bón vùi phân có thể giúp giảm lượng phân bón 15-20% so với quy trình bón phân vãi trên mặt ruộng nhiều lần như cách làm từ trước tới nay.
Kết quả thí điểm vụ hè thu năm 2024 cho thấy, cây lúa khỏe mạnh, bộ lá màu xanh bền từ đầu vụ đến cuối vụ. Giai đoạn đầu ruộng lúa sạ cụm thưa hơn ruộng sạ lan đối chứng, nhưng đến giai đoạn đẻ nhánh, ruộng sạ cụm cây đẻ nhánh mạnh, kín ruộng, trung bình 3-4 nhánh/dảnh, cao gấp đôi so với sạ lan.
Đây là ưu điểm nổi bật của sạ cụm. Cây lúa sạch sâu bệnh từ gốc đến ngọn. Bông lúa ở ruộng sạ cụm dài, tỉ lệ lép thấp (16,8%), bình quân đạt 288 bông/m2 , mặc dù số bông/m2 thấp hơn ruộng lúa sạ lan nhưng tổng số hạt/ bông (172 hạt/bông) và số hạt chắc (143 hạt/bông) cao hơn nhiều so với lúa sạ lan.
Bông lúa sỏi hạt, kết hạt đồng đều, màu vàng sáng. Mật độ phù hợp nên mặt ruộng thông thoáng, ít sâu bệnh hại, giảm thiểu việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV, đất đai được cải tạo hệ sinh thái đồng ruộng được cân bằng. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Giám đốc HTX Kim Long Nguyễn Hữu Phước cho biết, qua thực tế sản xuất thí điểm cho thấy việc sử dụng máy sạ cụm kết hợp bón vùi phân giúp ruộng lúa có mật độ thích hợp, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng khoẻ, quang hợp tốt, đẻ nhánh mạnh, bông dài, hạt chắc trên bông tăng, tỉ lệ lem lép hạt thấp, ít bị sâu bệnh; giảm công lao động, thuận lợi cho việc sử dụng cơ giới hóa các khâu khác như: bón phân, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Năng suất lúa thu đạt 63 tạ/ha.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị Trần Cẩn nhận xét: Điểm khác biệt của mô hình sạ cụm so với sản xuất lúa sạ lan đại trà là giảm được công sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Lúa trổ đều, tập trung, khoe bông.
Nhờ sử dụng lượng giống ít; lượng phân bón từ đầu vụ được vùi trong đất nên giảm thất thoát; mặt ruộng thông thoáng, ít sâu bệnh hại, việc phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh cũng được hạn chế, đất đai được cải tạo, hệ sinh thái đồng ruộng được cân bằng. Năng suất lúa mô hình sạ cụm bằng với lúa sạ lan nhưng do giảm được lượng giống gieo, phân bón, thuốc BVTV nên chi phí đầu tư thấp hơn, cho lợi nhuận cao hơn 4-5 triệu đồng/ha.
Đây là vụ đầu tiên áp dụng máy sạ cụm kết hợp bón vùi phân để gieo sạ và bón lót cho hiệu quả sản xuất cao. Mô hình này cần được nhân rộng trong sản xuất để thay thế dần phương pháp sạ lan và bón phân theo phương pháp vãi trên mặt ruộng nhiều lần như lâu nay.
Từ kết quả ứng dụng thí điểm máy sạ cụm kết hợp bón vùi phân vụ hè thu năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định nhân rộng mô hình không chỉ áp dụng diện tích lúa hữu cơ mà áp dụng cho tất cả các đồng ruộng, đặc biệt các cánh đồng lớn, có đồng ruộng bằng phẳng đều trong những vụ tới. Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của tỉnh.
Võ Thái Hòa
QTO - Những năm qua, phát huy tinh thần tuổi cao gương sáng, hội viên người cao tuổi huyện Đakrông không chỉ gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào,...
QTO - Cùng với việc thực hiện các phong trào thi đua, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hướng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên...
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh đã tiến hành hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, trong đó có...
QTO - Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất...
QTO - Thời gian qua, cán bộ, người dân huyện Đakrông đã có nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững. Nỗ lực ấy đã mang lại những kết quả đáng mừng.
QTO - Nép mình bên dòng sông Hiếu hiền hòa, làng hoa An Lạc (Phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) từ lâu đã nức tiếng gần xa với nghề trồng hoa truyền...
QTO - Vào mùa mưa bão, không chỉ nắm bắt thông tin dự báo thời tiết để đưa tàu thuyền về bờ trú tránh, các chủ tàu, thuyền trưởng còn phải biết cách neo...
QTO - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của đất nước, cùng với các thị trường khác, thị trường lao động Quảng Trị đang ngày càng diễn ra sôi động,...
QTO - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách thủ tục hành chính, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường...
QTO - Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã chỉ đạo các thành viên và BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị...
QTO - Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa có sự chuyển biến...
QTO - Thời gian qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) cùng các trung tâm dịch vụ việc làm tích cực cung cấp thông tin, tư vấn, định...