{title}
{publish}
{head}
Mặc dù ngày 14/7/2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành văn bản số 3485/UBND-KT về việc rà soát, xử lý các trạm cân thu mua gỗ rừng trồng bất hợp pháp nhưng hiện nay trên địa bàn huyện Gio Linh vẫn tồn tại các điểm thu mua gỗ rừng trồng trái phép.
3 trạm cân thu mua gỗ rừng trồng tại 1 thôn
Ngày 19/12, chúng tôi có mặt tại Nhà văn hóa thôn Hải Hòa, xã Hải Thái, huyện Gio Linh. Xung quanh khu vực nhà văn hóa có hơn 10 chiếc xe ô tô tải lớn nhỏ và 1 máy xúc bánh lốp đang đậu đỗ giữa nền đất đỏ đã được san phẳng.
Phía trước mặt nhà văn hóa thôn có một trạm cân điện tử đã được xây dựng từ khá lâu. Bên hông nhà văn hóa cũng có một trạm cân điện tử vừa được lắp đặt. Gần trạm cân này, một nhóm công nhân đang vận chuyển nhiều cọc sắt từ xe tải xuống. Giữa nền đất đỏ rộng rãi trước nhà văn hóa ngổn ngang những đống gỗ tràm đã được bóc vỏ.
2 trạm cân thu mua gỗ rừng trồng trái phép tại khu vực Nhà văn hóa thôn Hải Hòa - Ảnh: TRUNG LINH
Cách Nhà văn hóa thôn Hải Hòa khoảng 500 m, chúng tôi ghi nhận thêm 1 trạm cân thu mua gỗ rừng trồng nằm sát mép đường nhựa. Tại đây, có 1 trạm cân điện tử, 1 nhà tôn và 1 máy xúc đào bánh xích. Giữa nền đất đã được rải 1 lớp đá dăm ngổn ngang những thân gỗ tràm đã bóc vỏ.
Thấy chúng tôi đưa máy lên chụp ảnh ghi hình, một người đàn ông đi xe máy đến gần. Người đàn ông tự giới thiệu tên là Lê Đức Hải, nhà ở thôn An Thái. Mảnh đất này là của gia đình ông dùng để trồng rừng tràm từ nhiều năm nay, có diện tích khoảng 1 ha. Vừa qua, một doanh nghiệp đến gặp ông để thuê đất với giá 20 triệu đồng/năm, trả trước 5 năm 1 lần.
“Nếu như trồng tràm thì sau khoảng 5 năm, chỉ thu được khoảng 80 triệu đồng/ha. Trong khi đó, cho thuê thì lãi hơn 20 triệu đồng, lại được nhận tiền ngay”, ông Hải nói.
Cách đó không xa là nhà Trưởng thôn Hải Hòa Lê Đức Long. Ông Long cho hay, khu vực Nhà văn hóa thôn Hải Hòa rộng khoảng 1 ha, được xã quy hoạch làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Vừa qua, địa phương đã hoàn thiện công trình sân cộng đồng và sân bóng chuyền, còn hạng mục sân bóng đá và tường rào phải qua năm 2024 mới xây dựng.
Trong lúc chờ đợi nguồn vốn từ cấp trên, một người dân trong xã tên là Phương, chuyên trồng rừng và thu mua gỗ tràm đến đặt vấn đề mượn mặt bằng xung quanh nhà văn hóa thôn để làm điểm trung chuyển gỗ.
“Anh Phương nói chỉ mượn trong thời gian ngắn nên thôn cho mượn. Hai bên chỉ trao đổi miệng chứ không có văn bản cam kết gì. Họ bắt đầu tập kết gỗ tại nhà văn hóa thôn để trung chuyển vào tháng 6/2023. Sau khi được cho mượn đất, anh Phương hỗ trợ thôn 20 triệu đồng để thôn thực hiện một số hạng mục phụ tại nhà văn hóa như hệ thống nước, đèn chiếu sáng...”, ông Long kể.
Khi được hỏi về giấy phép của đơn vị mượn đất làm trạm cân thu mua gỗ rừng trồng, ông Long cho biết: “Họ nói họ không có giấy phép gì cả, chỉ mượn đất để cân gỗ bốc lên xe chở đi Đà Nẵng thôi. Khả năng là người này mua gỗ từ trong rừng sau đó đưa về bãi tập kết để cân rồi bốc lên xe chở đi. Ban đầu, thấy gỗ về là có xe chở đi nên tôi nghĩ họ làm ăn nhỏ, đơn giản thôi. Nay thấy xe về đậu đỗ nhiều nên tôi cũng thấy lo lắng về tình hình an ninh trật tự trong thôn xóm”.
Ông Long thông tin thêm, trước khi cho mượn đất đã tổ chức họp thôn và báo cáo với UBND xã, nhưng không đề cập đến việc đặt trạm cân điện tử với lãnh đạo xã. Vì không có cam kết bằng văn bản nên thôn có thể thu hồi đất cho mượn bất cứ lúc nào để tiếp tục thực hiện xây dựng các hạng mục còn lại tại nhà văn hóa thôn.
Chúng tôi nhắc đến các quy định của pháp luật về việc đặt trạm cân thu mua gỗ rừng trồng, như: phải đảm bảo các tiêu chí về đăng ký ngành nghề kinh doanh, kê khai thuế, đảm bảo phòng cháy, chữa cháy... thì ông Long nói sẽ báo cáo lãnh đạo xã có hướng xử lý kịp thời.
Cơ quan chức năng không nắm thông tin
Thời gian qua, việc các địa phương để tồn tại nhiều trạm cân thu mua gỗ rừng trồng trái phép đã làm bức xúc dư luận. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát, đảm bảo hoạt động của các điểm thu mua gỗ trên địa bàn đúng pháp luật, tránh thất thu thuế, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng.
Trước tình hình trên, vào ngày 14/7/2023, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản số 3485/UBND-KT về việc rà soát, xử lý các trạm cân thu mua gỗ rừng trồng bất hợp pháp. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xử lý dứt điểm các trạm cân thu mua gỗ rừng trồng trái phép trên địa bàn (nếu có) trước ngày 30/8/2023.
Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Sở Công thương thường xuyên theo dõi việc thực hiện kiểm tra, xử lý các vi phạm của các địa phương, kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo xử lý theo quy định.
Để làm rõ thêm vấn đề này, chúng tôi đến gặp lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gio Linh và đặt câu hỏi về việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh theo văn bản số 3485/UBND-KT thì được biết, đến nay huyện Gio Linh vẫn chưa thực hiện cuộc kiểm tra nào.
Khi phóng viên cung cấp hình ảnh, thông tin về 3 trạm cân thu mua gỗ rừng trồng tại thôn Hải Hòa, xã Hải Thái và tiếp tục đặt câu hỏi phòng có được giao quản lý hoạt động của các cơ sở trạm cân thu mua gỗ rừng trồng trên địa bàn hay không thì lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gio Linh tỏ ra lúng túng và nói không nắm rõ.
Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gio Linh Lê Văn Quang nói: “Qua phản ánh của báo chí, chúng tôi sẽ tiếp thu và tham mưu lãnh đạo UBND huyện có phương án giải quyết chứ không đợi tỉnh nữa”.
Chiều ngày 20/12, ông Quang thông tin, sáng cùng ngày huyện đã thành lập đoàn đi kiểm tra hoạt động của 3 trạm cân thu mua gỗ rừng trồng mà phóng viên phản ánh. Qua kiểm tra, 2 trạm cân tại nhà văn hóa thôn Hải Hòa đã đi vào hoạt động, trạm cân tại thửa đất của ông Lê Đức Hải chưa hoạt động.
Tại buổi kiểm tra, đoàn đã làm việc với chủ 1 cơ sở tại Nhà văn hóa thôn Hải Hòa. Chủ cơ sở này không cung cấp được các giấy tờ liên quan nên đã bị đình chỉ hoạt động. 2 trạm cân còn lại, đoàn kiểm tra chưa gặp được chủ cơ sở nên đã thông báo tạm dừng hoạt động để kiểm tra các giấy tờ, thủ tục cần thiết.
Trung Linh
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại
QTO - Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực triển khai những nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Các bạn trẻ...
QTO - Với lợi thế địa phương có hơn 80% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai màu mỡ, hạ tầng thủy lợi đảm bảo, thời gian qua, huyện Triệu...
QTO - Cách đây hơn 10 năm về trước, giao thông nông thôn huyện Triệu Phong phần lớn là đường đất, lầy lội vào mùa mưa, bụi bặm vào mùa nắng, gây rất nhiều...
QTO - Ở huyện Vĩnh Linh, từ phong trào “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, thời gian qua, đã xuất hiện ngày càng nhiều “triệu phú” khi tuổi đời còn rất...
Ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1639/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một thông tin rất vui với...
QTO - Với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và toàn diện, Sở Công thương đã triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...
QTO - Mỗi năm, ông Nguyễn Xuân Hoài (sinh năm 1957), ở Khóm 1, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh nuôi 40.000 con gà ri vàng trong chuồng trại khép kín....
NDO - Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động...
QTO - Để có mặt bằng phục vụ thi công dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ (cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ), tỉnh...