Cập nhật:  GMT+7

Phát huy sức trẻ trong giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực triển khai những nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Các bạn trẻ giàu tâm huyết với quê hương đã gắn nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia với phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Phát huy sức trẻ trong giảm nghèo bền vững

Cán bộ Tỉnh đoàn trao tặng cây giống cho thanh niên huyện Đakrông - Ảnh: Q.Đ

Dù bước vào những ngày cuối năm bận rộn nhưng gần một tháng nay, các cán bộ Tỉnh đoàn vẫn dồn sức cho hoạt động giúp dân giảm nghèo bền vững. Mới đây nhất, Bí thư Tỉnh đoàn Trần Thị Thu cùng các cán bộ đoàn trong tỉnh đã lên huyện miền núi Hướng Hóa thăm, tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế của thanh niên và trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo bền vững. Trong chuyến đi, đoàn đã trao tặng nhiều suất quà động viên các chủ mô hình phát triển kinh tế và thanh niên dân tộc, tôn giáo có nhiều đóng góp cho phong trào đoàn thanh niên.

Trước đó, Tỉnh đoàn cũng vừa phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam hỗ trợ cho 105 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở huyện Đakrông 25 con bò giống; 9.800 con gà giống; 50.000 cây quế giống; thức ăn, thuốc thú y, phân bón... với tổng kinh phí gần 1,5 tỉ đồng. Nhiều hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cũng đã được Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức giúp thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân vùng khó.

Chuỗi hoạt động vừa qua chỉ là một trong những minh chứng sinh động thể hiện vai trò của các cấp bộ đoàn trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thời gian qua, cán bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực vận động nguồn lực, phối hợp với các cơ quan trung ương và sở, ban, ngành liên quan triển khai những nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong đó, các hoạt động được chú trọng là: tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ cây, con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi; tặng máy móc, trang thiết bị; giải quyết khó khăn về nguồn vốn... Trong quá trình tổ chức những hoạt động này, cán bộ đoàn luôn chú ý tuyên truyền, vận động, giúp người dân, đặc biệt là các bạn trẻ thêm nêu cao quyết tâm giảm nghèo.

Để ngày có càng nhiều người dân thoát nghèo, các cấp bộ đoàn trong tỉnh chú trọng đến công tác tư vấn, định hướng nghề, giới thiệu việc làm. Đây được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, cần được triển khai rộng khắp trong các cơ sở đoàn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi.

Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn đoàn đã tổ chức 85 hoạt động hướng nghiệp và 65 hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho 14.500 đoàn viên, thanh niên, bộ đội xuất ngũ. Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, các đoàn trường học tích cực đẩy mạnh việc triển khai chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”.

Nhiều câu lạc bộ khởi nghiệp, lập nghiệp trong nhà trường đã ra đời, góp phần định hướng về nghề nghiệp cho thanh niên. Kết quả đáng mừng là từ đầu năm đến nay, có gần 6.900 đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã được các cấp bộ đoàn giới thiệu việc làm mới, qua đó có điều kiện để vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các cấp bộ đoàn xác định cần nâng cao nhận thức, năng lực của người dân, trong đó có đoàn viên, thanh niên về khởi nghiệp, lập nghiệp. Nhiều lớp tập huấn, diễn đàn, cuộc thi liên quan đến lĩnh vực này đã được các cấp bộ đoàn tổ chức. Cán bộ đoàn tăng cường hướng dẫn thanh niên xây dựng nhiều mô hình trang trại, gia trại, kinh tế hộ gia đình...

Không dừng lại ở đó, những mô hình, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, tổ hợp tác phát triển kinh tế đã ra đời từ sự cổ vũ, động viên, tạo điều kiện của các cấp bộ đoàn. Đến nay, toàn tỉnh có 85 câu lạc bộ, tổ hợp tác phát triển kinh tế, 490 mô hình thanh niên làm kinh tế có thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm.

Không dừng lại ở đó, Tỉnh đoàn đã xây dựng mạng lưới thanh niên khởi nghiệp Quảng Trị và vận hành kênh online giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của thanh niên trong tỉnh. Mạng lưới thanh niên khởi nghiệp Quảng Trị hiện đã kết nối hơn 1,2 nghìn thành viên.

Hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của đồng vốn trong phát triển kinh tế, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều giải pháp để tiếp sức cho đoàn viên, thanh niên. Tỉnh đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh sớm có quy chế phối hợp, hỗ trợ thanh niên ở các địa phương tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, phát triển kinh tế.

Được biết, đến hết tháng 10/2023, tổng dư nợ vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh qua kênh đoàn thanh niên là 535 tỉ đồng. Tăng trưởng dư nợ đạt 23%. Các cấp bộ đoàn cũng đã định hướng cho thanh niên tiếp cận 18 dự án vay vốn chương trình 120 theo kênh Trung ương Đoàn với tổng dư nợ 1,1 tỉ đồng.

Không chỉ tập trung hỗ trợ thanh niên, thời gian qua, các cấp bộ đoàn còn gắn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Việc vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” được các cấp bộ đoàn triển khai có hiệu quả.

Trong công tác hỗ trợ người nghèo, Tỉnh đoàn hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, lấy hộ nghèo làm trung tâm. Trên cơ sở đó, cán bộ đoàn tổ chức thông tin, tuyên truyền cho người dân, đoàn viên, thanh niên về mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

Từ sự vận động của các cấp bộ đoàn, các bạn trẻ trong tỉnh đã tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ai cũng nêu cao tinh thần: “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương, làm giàu để giúp đỡ người nghèo”.

Đặc biệt, với quyết tâm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều hoạt động hướng về người dân ở vùng khó đã được các cấp bộ đoàn tổ chức như: “Tình nguyện mùa đông - Xuân tình nguyện”; “Tháng Thanh niên”; “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè”; “Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng”...

Từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp bộ đoàn đã khám, phát thuốc miễn phí cho khoảng 5.500 người dân; trao tặng hơn 8.900 suất học bổng, suất quà cho các đối tượng chính sách, người dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá gần 4 tỉ đồng; xây dựng mới 21 ngôi nhà nhân ái, nhà tình nghĩa, nhà hạnh phúc; sửa chữa 14 căn nhà cho các hộ gia đình có công với cách mạng, cựu thanh niên xung phong cô đơn...

Thông qua những hoạt động việc làm ý nghĩa này, hình ảnh màu áo xanh tình nguyện càng để lại dấu ấn đẹp trong lòng người dân.

Quang Đăng

Tin liên quan:
  • Phát huy sức trẻ trong giảm nghèo bền vững
    Bước chuyển mới trong công tác giảm nghèo bền vững ở Đakrông

    Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đakrông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn dân nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai toàn diện, đồng bộ; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động cho công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 gần 380.000 triệu đồng. Thông qua thực hiện các dự ...

  • Phát huy sức trẻ trong giảm nghèo bền vững
    Cần tháo gỡ khó khăn trong hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo ...

    Thời gian qua, thực hiện các hợp phần phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững đã góp phần giúp người dân, đặc biệt là các hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập theo hướng bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn.

  • Phát huy sức trẻ trong giảm nghèo bền vững
    Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

    Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh được các cấp hội nông dân triển khai sâu rộng trong những năm qua đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân phát huy tinh thần tương thân, tương ái, cùng giúp nhau chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, tăng vụ, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Quang Đăng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận mới nhất
 Nguyễn Quốc Nam - 09:06 21/12/23
Bên cạnh đó ngành báo chí, truyền thông cần phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và xã hội tuyên truyền mạnh mẽ,vận động bà con vùng sâu vùng xa, những người có thu nhập thấp, hộ nghèo tham gia xuất khẩu lao động nhiều hơn để xóa đói giảm nghèo, cải thiện kinh tế gia đình và thay đổi diện mạo quê hương. Cần thiết cho đến tham quan các vùng vẹn biển của Hà Tĩnh, nơi đây có tỷ lệ đi xuất khẩu lao động cao nhất nước,nông thôn đâu đâu cũng giàu đẹp, khang trang. Đây là cách tuyên truyền về xuất khẩu lao động hiệu quả nhất.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long