{title}
{publish}
{head}
Ở huyện Vĩnh Linh, từ phong trào “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, thời gian qua, đã xuất hiện ngày càng nhiều “triệu phú” khi tuổi đời còn rất trẻ. Mỗi tấm gương là một câu chuyện, một ước mơ, một con đường khởi nghiệp riêng. Nhưng tựu trung ở họ đều cháy bỏng một khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, quyết tâm làm giàu trên quê hương mình. Một trong số đó là anh Nguyễn Đăng Phi (sinh năm 1990), thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp. Bằng sự năng động và không ngừng nỗ lực, Phi đã xây dựng được một trang trại chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Nguyễn Đăng Phi cho cá ăn - Ảnh: M.H
Chúng tôi đến thăm trang trại của anh Phi, tận mắt chứng kiến thành quả và được nghe kể về quá trình lập nghiệp mới hiểu rõ sự cần mẫn, quyết tâm của anh. Phi sinh ra và lớn lên trên miền quê còn nhiều khó khăn, tuổi thơ gắn liền với ruộng đồng nên anh luôn xác định phải cố gắng học tập để có cơ hội thay đổi cuộc đời.
Năm 2008, Phi trúng tuyển Trường Đại học Thủy lợi. Vì gia cảnh khó khăn, để có đủ chi phí học tập, thời gian đó anh phải vừa học vừa làm. Đến năm 2012, tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, anh được nhận vào làm việc tại Công ty Đường bộ Quảng Trị.
Anh kể: “Thời điểm đó, lương của tôi cũng tương đối cao nhưng sống xa nhà, nhiều chi phí cần trang trải nên cũng không tích lũy được. Vì vậy, năm 2016, tôi trở về quê tìm hướng phát triển kinh tế. Sau thời gian nghiên cứu, tôi nghĩ gia đình có quỹ đất rộng, thuận lợi cho việc chăn nuôi quy mô lớn nên bàn với bố mẹ vay vốn mở trang trại.
Ban đầu, bố mẹ tôi không ủng hộ vì nghĩ rằng, chăn nuôi cần đầu tư lớn trong khi đó tôi chưa có kinh nghiệm nên sợ rủi ro. Tuy nhiên, sau nhiều lần thuyết phục và thấy được quyết tâm của tôi, bố mẹ cũng đã đồng tình”.
Tháng 6/2016, từ nguồn vốn vay 300 triệu đồng, anh bắt tay thực hiện dự định. Trên tổng diện tích 1 ha đất ruộng kém hiệu quả, anh quy hoạch thành 8 hồ thả nuôi các loại như cá lóc, cá trê, ếch. Ngoài ra, mỗi lứa anh còn nuôi 100 con lợn, 500 con gà.
“Làm nông nghiệp rất nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ bấp bênh, nhu cầu của người tiêu dùng thì đa dạng. Do đó, tôi lựa chọn hình thức nuôi đa con để vừa tăng thu nhập vừa giảm bớt rủi ro”, anh Phi chia sẻ.
Cho đến thời điểm này, mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng lót bạt và nuôi ếch của anh là mô hình duy nhất trên địa bàn xã Vĩnh Chấp. Trong đó, đối với nuôi cá lóc, mỗi năm một vụ thả nuôi khoảng 10 vạn cá giống, chăm sóc trong vòng 7 tháng, khi cá đạt trọng lượng từ 0,7 - 1 kg/con sẽ xuất bán với giá 56 nghìn đồng/kg.
Vụ nuôi năm 2023, anh xuất bán 20 tấn cá, lãi 140 triệu đồng. Riêng ếch nuôi, anh chọn giống ếch Thái Lan bởi đây là loài có giá trị kinh tế, sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon. Về kỹ thuật nuôi, anh đóng những tấm ván trên mặt nước và quây bằng lưới được gọi là các giai, mỗi giai có kích cỡ khoảng 4 x 5m, mật độ thả từ 80-100 con/m2.
Mỗi năm 2 vụ nuôi, mỗi vụ thả khoảng 2 vạn ếch giống. Thời gian nuôi từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm. Sau 3 tháng chăm sóc có thể xuất bán với giá 45 ngàn đồng/kg. Trong 2 vụ nuôi năm 2023, anh xuất bán được 3 tấn ếch. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận thu về hơn 90 triệu đồng. Bên cạnh đó, để làm sạch môi trường tại các ao nuôi ếch, anh thả nuôi thêm 1 vạn cá trê.
Phân ếch hằng ngày là nguồn thức ăn của cá trê, giúp làm giảm từ 20%-30% lượng thức ăn của cá. Theo anh Phi, cá trê tuy bán với giá 15 nghìn đồng/kg nhưng mỗi vụ nuôi lãi khoảng 30 triệu đồng. Mô hình nuôi kết hợp này cho thấy hiệu quả rõ rệt, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn cho cá vừa góp phần vệ sinh đáy ao, cải tạo nguồn nước, bảo vệ môi trường.
Hiện trang trại tổng hợp mang lại cho anh Phi lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm.
“Trang trại chăn nuôi của tôi đã đi vào sản xuất ổn định. Thành quả này không chỉ là nỗ lực của bản thân mà còn là sự ủng hộ từ gia đình, bè bạn. Đó là nguồn động viên để tôi vượt khó khăn, quyết tâm theo đuổi con đường mà mình lựa chọn.
Gần đây mô hình được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Tôi cũng sẵn sàng chia sẻ để mọi người cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và quê hương”, anh Phi bộc bạch.
Mỹ Hằng
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
Ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1639/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một thông tin rất vui với...
QTO - Với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và toàn diện, Sở Công thương đã triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...
QTO - Mỗi năm, ông Nguyễn Xuân Hoài (sinh năm 1957), ở Khóm 1, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh nuôi 40.000 con gà ri vàng trong chuồng trại khép kín....
NDO - Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động...
QTO - Để có mặt bằng phục vụ thi công dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ (cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ), tỉnh...
QTO - Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là các loại chất thải ở dạng rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Theo số liệu thống kê...
QTO - Quảng Trị là tỉnh có địa hình, thổ nhưỡng phức tạp, có biển, nhiều sông, suối và nguồn tài nguyên khá dồi dào nên công tác quản lý nhà nước trên lĩnh...
QTO - Với tinh thần chịu khó, ham học hỏi và luôn năng động trong cách nghĩ, cách làm, đến nay, anh Nguyễn Quang Thiên (24 tuổi), ở khóm Tây Chín, thị trấn...
QTO - Những ngày này, người dân xã Gio Châu (huyện Gio Linh) đang tập trung chăm sóc vụ hoa, cây cảnh phục vụ khách hàng dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024....
QTO - Xây dựng những làng quê đáng sống là mục tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Đặc biệt, khi lực lượng công an xã...