{title}
{publish}
{head}
Có dịp đọc cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Ô giai đoạn 1930 - 2020, ở mục “Một số hoạt động của các cấp lãnh đạo xã Vĩnh Ô”, chúng tôi ấn tượng với bức ảnh tư liệu, kèm chú thích: “Đồng chí Hồ Thị Vừn - người đứng thứ 5 hàng thứ nhất từ bên trái qua, cùng các đồng chí đại biểu 6 xã miền núi tỉnh Quảng Trị ra Thủ đô Hà Nội thăm Bác Hồ năm 1963”. Trong ảnh, người phụ nữ nhỏ nhắn, đứng gần Bác Hồ thuộc lớp trẻ nhất đoàn. Lần tìm theo những thông tin, chúng tôi may mắn được gặp, trực tiếp nghe câu chuyện về bà Hồ Thị Vừn, hiện đã 91 tuổi, ở thôn Thúc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh. Cuộc đời bà Vừn gắn liền với từng giai đoạn phát triển của xã miền núi Vĩnh Ô và trong đó bà đã có những đóng góp quan trọng, được Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân Vĩnh Ô ghi nhận.
Bà Hồ Thị Vừn lập bàn thờ Bác Hồ ở nơi trang trọng nhất và xem bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ là tài sản quý giá trong gia đình -Ảnh: N.Đ
Cán bộ phụ nữ trẻ điển hình thời chống Mỹ
Bà Hồ Thị Vừn (sinh năm 1933), tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Năm 1954, bà lập gia đình, theo chồng về xã Vĩnh Ô. Thời điểm này, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đặc khu Vĩnh Linh là tiền đồn miền Bắc XHCN, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam. Quyết tâm cùng cả nước chống giặc Mỹ, người dân xã Vĩnh Ô một lòng theo cách mạng, bám đất, giữ làng, tăng gia sản xuất, chiến đấu chống lại quân xâm lược. Bà Vừn lúc này thuộc đội vũ trang xã Vĩnh Ô, chỉ huy các đơn vị dân quân bảo vệ quê hương. Đặc biệt với vai trò cán bộ Hội Phụ nữ xã, bà hăng hái, tích cực kêu gọi chị em phụ nữ không quản gian khổ, cùng tham gia lực lượng dân công hỏa tuyến, bí mật vận tải lương thực từ thôn Cù Bạc, xã Vĩnh Ô lên tiếp tế phục vụ bộ đội tại xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Đồng thời bà chăm lo việc ăn, ở ngay trong nhà mình cho một số bộ đội, giáo viên được Ty Giáo dục Vĩnh Linh tăng cường lên cắm bản, xóa mù chữ cho đồng bào Vân Kiều...
Bà Hồ Thị Vừn tự hào và xúc động khi kể lại với anh Hồ Văn Phê về kỷ niệm đáng nhớ trong lần trực tiếp gặp Bác Hồ -Ảnh: N.Đ
Ngày 9/5/1963, bà Hồ Thị Vừn vinh dự được kết nạp vào Đảng. Tháng 8/1963, nhân dịp kỷ niệm 18 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 2/9 (1945 - 1963), Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương mời đại biểu các tỉnh, đặc khu về dự lễ mít tinh tại Thủ đô Hà Nội. Năm đó, đảng viên trẻ Hồ Thị Vừn được Ban chỉ đạo miền núi, Ban cán sự miền Tây Quảng Trị xét chọn là đại diện duy nhất của xã Vĩnh Ô tham gia đoàn đại biểu 6 xã miền núi tỉnh Quảng Trị ra Hà Nội dự lễ mít tinh.
Vinh dự lớn được gặp Bác Hồ
Đối với bà Hồ Thị Vừn, lần được trực tiếp trò chuyện với Bác Hồ năm 1963 là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. Những lời căn dặn của Bác đã truyền thêm ý chí, quyết tâm cho người phụ nữ Vân Kiều như bà. Bà Vừn kể lại: “Ngày 1/9/1963, đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị có mặt tại Hà Nội và cùng đại biểu các tỉnh miền núi phía Bắc vào tham quan Phủ Chủ tịch. Một lúc thì Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến, toàn thể hội trường vui mừng đứng dậy chào. Bác cười tươi vẫy tay chào và bảo mọi người cùng ngồi xuống. Bác ân cần trao đổi, hỏi thăm từng địa phương, từ tình hình sản xuất, chiến đấu đến công tác xây dựng Đảng. Các tỉnh lần lượt báo cáo, Bác nghe xong đều khích lệ, biểu dương tinh thần chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất ở mỗi đơn vị”.
Theo lời bà Vừn, đến lượt đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị, chính bà mạnh dạn xung phong phát biểu. Bà Vừn nói: “Tôi lúc đó thuộc lớp trẻ nhất trong đoàn, lại là phụ nữ nên cũng rụt rè lắm. Nhưng cứ nghĩ mình đại diện dân tộc mình gặp Bác thì phải làm sao cho xứng đáng. Nên tôi xin đứng lên trả lời, thông tin với Bác về cuộc sống của Nhân dân vùng miền núi Vĩnh Linh.
Bác Hồ khen, bảo phải luôn tự tin, chủ động như thế mới kêu gọi, vận động được người dân. Đặc biệt với người phụ nữ dân tộc thiểu số, cần tự giải phóng tư tưởng, không chỉ chăm lo tốt gia đình mà còn giỏi việc xã hội.
Rồi Bác Hồ căn dặn toàn thể mọi người trong hội trường rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn lâu dài thì ở đâu cũng còn gian khổ, nhất là vùng miền núi. Vậy nên Bác nhấn mạnh tất cả các dân tộc phải luôn đoàn kết, đồng lòng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tăng gia sản xuất, ra sức học tập để nâng cao hiểu biết, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, từng bước xây dựng đời sống mới...
Là một người con mang họ Hồ của Bác, luôn hướng về Bác với tấm lòng tôn kính, nay được gặp, nghe Người tận tình chỉ bảo, tình cảm ấy càng trở nên thiêng liêng đối với bà Vừn. Từng lời dặn dò của Bác, bà khắc ghi, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động trong cuộc đời mình.
Phát huy truyền thống gia đình Vân Kiều tiêu biểu
Trở về từ Thủ đô Hà Nội, bà Hồ Thị Vừn đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Ba đảm đang” ở địa phương. Từ tấm gương của bà, nhiều phụ nữ khắp các bản làng đăng ký động viên chồng, con lên đường nhập ngũ; tham gia trực chiến máy bay; phục vụ chiến đấu. Ngoài ra, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ về diệt “giặc dốt”, bà Vừn cùng chị em Hội Phụ nữ xã Vĩnh Ô đi sâu vào từng bản, động viên bà con dân tộc Vân Kiều tích cực xóa nạn mù chữ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn giành thắng lợi quyết định thì năm 1969, Bác Hồ kính yêu qua đời. Với niềm thương tiếc vô hạn, bà Vừn cùng chồng là ông Hồ Bôn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô (giai đoạn 1966 - 1975) là một trong những gia đình đảng viên đầu tiên ở Vĩnh Ô cũng như huyện Vĩnh Linh dành nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình lập bàn thờ Bác, giáo dục người thân và cộng đồng luôn noi theo tấm gương của Bác.
Thế hệ trẻ xã Vĩnh Ô xem bà Vừn là gương sáng mẫu mực trong học tập và làm theo lời Bác -Ảnh: N.Đ
Vừa là người vợ đảm đang, vừa là đồng chí, bà Vừn tham mưu với chồng trong công tác chỉ đạo, cùng Đảng bộ xã Vĩnh Ô triển khai hiệu quả các nhóm nhiệm vụ thời kỳ bấy giờ. Vĩnh Ô nỗ lực khắc phục khó khăn về kinh tế, đẩy lùi “giặc đói”, tăng cường sản xuất, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho Nhân dân, đồng thời đóng góp chi viện cho chiến trường Quảng Trị. Từ đó góp phần cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Giai đoạn 1976 - 1982, ông Hồ Bôn được tín nhiệm giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Ô. Gia đình đảng viên Hồ Bôn - Hồ Thị Vừn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, cùng Đảng bộ xã Vĩnh Ô lãnh đạo Nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, từng bước xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững chắc. Chính từ những tiền đề ban đầu sau ngày đất nước thống nhất, Vĩnh Ô tiếp tục cùng huyện Vĩnh Linh thực hiện công cuộc đổi mới sau này.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đến tuổi hưu trí, bà Vừn vẫn luôn nêu gương, tâm huyết với việc xã, việc thôn, được cộng đồng dân cư tín nhiệm. Đặc biệt người con thứ 5 của bà Vừn là anh Hồ Văn Phê, nối tiếp truyền thống gia đình, đảm trách chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vĩnh Ô, giai đoạn 2003 - 2016 và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vĩnh Ô từ năm 2017 đến nay.
Anh Hồ Văn Phê chia sẻ: “Hơn 20 năm công tác, tôi luôn nhận được những chia sẻ kinh nghiệm quý báu từ bố mẹ. Trong đó, tư tưởng xuyên suốt chính là lời dạy của Bác: phải nêu gương trong mọi công tác, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và không ngừng nâng cao đời sống của đồng bào miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi.
Với vai trò của mình, tôi vận dụng linh hoạt, sát đúng, cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam xã xây dựng chương trình hành động phù hợp, đưa các phong trào, cuộc vận động đi vào thực tiễn, được Nhân dân Vĩnh Ô tích cực hưởng ứng. Tiêu biểu như phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”...”.
Tháng 6/2024, xã Vĩnh Ô long trọng tổ chức lễ đón nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là thành quả của quá trình bền bỉ xây dựng địa phương miền núi khó khăn nhất của huyện Vĩnh Linh trở thành xã nông thôn mới.
Theo lời phát biểu của Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Ô Hồ Văn Sáu, trong niềm vui lớn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Vĩnh Ô cảm ơn sâu sắc sự ưu tiên hỗ trợ về mọi mặt của tỉnh, các cấp, ngành và huyện Vĩnh Linh.
Bên cạnh đó là sự đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, trong đó có bà Hồ Thị Vừn, những “cây cao, bóng cả” giữa đại ngàn Trường Sơn. Từ đó, tạo nguồn cổ vũ lớn lao để cán bộ, Nhân dân xã Vĩnh Ô tiếp tục phát huy truyền thống, vươn lên xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới.
Nguyễn Trang - Nguyên Đồng
QTO - Thời gian qua, nhiều hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị hư hỏng, hoạt động chập chờn, đặc biệt là thời điểm có mưa kéo...
QTO - Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành hữu quan chú trọng thực hiện kiểm tra, giám sát, nhất là vào dịp tết...
QTO - Gần một năm nay có một khu đô thị được những người dân dùng các mạng xã hội chụp ảnh và post lên facebook hoặc instagram với địa danh được “tag” kèm...
QTO - Từ nhiều miền quê trong và ngoài tỉnh, gần 1.000 huấn luyện viên, học viên các câu lạc bộ Yoga đã hội tụ tại Quảng trường Giải phóng, thị xã Quảng...
QTO - Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng...
QTO - Đảm nhận chức vụ Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2020, qua 4 năm gắn bó với địa phương, Đại úy Hoàng Ngọc Minh...
QTO - Về thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm đến cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Duy Chiến, ai nấy đều dành cho ông...
QTO - Tại chương trình “Bảo Việt Nhân thọ - Trao hơn cả cam kết” tri ân khách hàng đồng hành với công ty trong hành trình xây dựng và phát triển ngành Bảo...
QTO - Phát huy vai trò là người có uy tín, nhiều năm nay, ông Hồ Đối (78 tuổi) ở thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn tích cực...
QTO - Huyện Đakrông có phần lớn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn...
QTO - Thời gian qua, công tác phối hợp liên ngành giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh được triển khai nhịp nhàng, đồng bộ,...
QTO - Chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động được ưu tiên khi thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân...