{title}
{publish}
{head}
Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng Cùa, gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa. Thật kỳ lạ, giữa khô cằn sỏi đá núi đồi phía Tây của tỉnh, vùng đất được vị vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi chọn làm “kinh đô kháng chiến” khi sơn hà nguy biến gần 140 năm trước hiện ra là bình nguyên đất đỏ ba dan màu mỡ xanh ngắt cây trái, nhiều sản vật nức tiếng gần xa. Đi trên những con đường thảm nhựa hoặc bê tông rộng rãi, êm thuận, sạch đẹp, ngập tràn sắc hoa, cảm giác làng quê nông thôn mới ở vùng Cùa thật yên bình, đáng sống.
Làng quê nông thôn mới xã Cam Chính, huyện Cam Lộ ngày càng khởi sắc -Ảnh: N.T.H
Chủ tịch UBND xã Cam Chính Nguyễn Văn Hà khoe với chúng tôi, thời gian gần đây giá hồ tiêu, gỗ rừng trồng tăng cao, đời sống bà con vùng Cùa không ngừng phát triển. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt khoảng 66 triệu đồng/năm. Kinh tế phát triển khá, phong trào xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Xã Cam Chính được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, hiện đang phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Điều đáng mừng đó là tinh thần đoàn kết, đồng thuận, chung sức kiến tạo môi trường sống ngày một tốt hơn của Nhân dân đang được phát huy mạnh mẽ. Ai cũng muốn đóng góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Những năm gần đây, giao thương hàng hóa ở vùng Cùa phát triển mạnh, tạo cơ hội thu hút đầu tư, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm tiêu biểu của địa phương. Toàn vùng có 2.000 ha cây cao su đã thu hút nhà máy chế biến mủ cao su đầu tư trên địa bàn, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm, góp phần bao tiêu sản phẩm ổn định cho người dân.
Cây hồ tiêu Cùa nổi tiếng nồng cay với diện tích gần 200 ha đã được doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu hồ tiêu Cùa đạt giải thưởng “Chất lượng quốc tế thế kỷ, hạng Vàng”, xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, cung không đủ cầu. Từ chất lượng gà Cùa nổi tiếng, Tổ hợp tác chăn nuôi và xây dựng thương hiệu sản phẩm gà Cùa bán ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trên địa bàn cũng đã phát triển được làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn và các cơ sở sản xuất cao dược liệu tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ diện tích hơn 50 ha các loại như chè vằng, cà gai leo, hà thủ ô, thìa canh..., được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3-4 sao.
Ngoài ra, vùng Cùa phát triển diện tích rừng trồng hơn 3.000 ha, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Các mô hình trang trại vườn đồi, vườn rừng hình thành và phát triển mạnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, làm cho diện mạo nông thôn vùng Cùa không ngừng khởi sắc.
Anh Nguyễn Văn Hiếu, hướng dẫn viên tại Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, xã Cam Chính, chia sẻ: “Từ khi huyện Cam Lộ đầu tư xây dựng Đền thờ Vua Hàm Nghi đến nay, lượng du khách và học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh đến với vùng Cùa ngày càng đông.
Bên cạnh các tour học tập trải nghiệm của các nhà trường, nhiều gia đình có xu hướng cho con em đến Cùa tìm hiểu truyền thống cách mạng của vùng đất được chọn làm “kinh đô kháng chiến”, căn cứ địa cách mạng, nơi khởi phát phong trào đồng khởi, thăm giếng cổ Chăm, kết hợp trải nghiệm thành quả nông thôn mới, thưởng thức các sản vật vùng Cùa như mít thơm, gà Cùa...
Chính quyền địa phương cũng xúc tiến mạnh mẽ thu hút đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ; kết hợp du lịch giáo dục truyền thống cách mạng với trải nghiệm thành quả làng quê nông thôn mới kiểu mẫu, đưa du lịch từng bước phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân”.
Du lịch nông thôn gắn với trải nghiệm thành quả nông thôn mới đang có xu hướng phát triển. Lợi thế của vùng Cùa là có di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở, Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, hệ thống giếng cổ Chăm và thiên nhiên ban tặng cho đất đai màu mỡ, nhiều sản vật nổi tiếng.
Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn cho biết, địa phương đang nỗ lực xây dựng hình ảnh vùng đất thờ vua đánh giặc đang vươn lên thành miền quê đáng sống, là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách gần xa.
Khánh Ngọc
QTO - Xác định văn hóa công v có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thực thi công v của các cơ quan nhà nước, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công...
QTO - Nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh, ngành Y tế Quảng Trị đã nỗ lực triển khai các hoạt...
QTO - Đảm nhận chức vụ Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2020, qua 4 năm gắn bó với địa phương, Đại úy Hoàng Ngọc Minh...
QTO - Về thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm đến cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Duy Chiến, ai nấy đều dành cho ông...
QTO - Tại chương trình “Bảo Việt Nhân thọ - Trao hơn cả cam kết” tri ân khách hàng đồng hành với công ty trong hành trình xây dựng và phát triển ngành Bảo...
QTO - Phát huy vai trò là người có uy tín, nhiều năm nay, ông Hồ Đối (78 tuổi) ở thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn tích cực...
QTO - Huyện Đakrông có phần lớn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn...
QTO - Thời gian qua, công tác phối hợp liên ngành giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh được triển khai nhịp nhàng, đồng bộ,...
QTO - Chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động được ưu tiên khi thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân...
QTO - Tình trạng mù lòa gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao tuổi (NCT) nói riêng. Trong nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục...
QTO - Nhiều ngày nay, tiếng khóc con trẻ vang ra từ căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Hồ (sinh năm 2002), trú tại thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, như...
QTO - Tồn tại trong xã hội đã lâu nhưng vài năm trở lại đây, “body shaming” (tạm dịch là miệt thị ngoại hình) mới được người ta nhắc đến nhiều hơn khi hậu...