{title}
{publish}
{head}
Về thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm đến cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Duy Chiến, ai nấy đều dành cho ông những lời ca ngợi về sự mẫu mực, cống hiến trong nhiều lĩnh vực.
Cựu chiến binh Nguyễn Duy Chiến có nhiều đóng góp cho quê hương - Ảnh: H.N
Từng là du kích sát cánh cùng bộ đội chủ lực, lập nhiều chiến công bảo vệ quê hương trong chiến tranh, đến nay, ông Chiến vẫn tiếp tục nêu gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình; tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương; giúp đỡ đồng chí, đồng đội xóa đói giảm nghèo và hăng hái đóng góp tinh thần, vật chất trong xây dựng nông thôn mới.
CCB Nguyễn Duy Chiến, sinh năm 1954, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 17 tuổi, Nguyễn Duy Chiến tham gia vào lực lượng du kích xã Triệu Trạch, trực tiếp cầm súng chống giặc, bảo vệ quê hương. Trong chiến đấu, ông được biết đến là người dũng cảm, gan dạ.
Những đồng đội từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng ông Chiến kể lại, dù có nhiều lần bị thương nhưng ông Chiến luôn nhanh chóng cố gắng hồi phục sức khỏe để tiếp tục làm nhiệm vụ. Khoảng thời gian từ năm 1972-1973, ông tham gia nhiều trận đánh lớn, nhỏ, cùng với bộ đội chủ lực lập nhiều chiến công được cấp trên khen ngợi.
Khi quê hương được giải phóng, như bao CCB khác trở về với cuộc sống đời thường, ông Chiến bắt tay vào lao động sản xuất, kiên định mục tiêu mới là xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. “Lúc mới giải phóng, Long Quang chỉ là một vùng hoang tàn đổ nát.
Từ mảnh đất tưởng chừng không một cây nào có thể sống nổi, tôi bắt đầu khai hoang để có ruộng trồng lúa, phát triển chăn nuôi lợn, gà, nuôi cá và trồng thêm cây ăn quả. Khó khăn lớn nhất với một CCB như tôi lúc đó là hoàn toàn không có vốn liếng, thiếu kinh nghiệm trong phát triển kinh tế.
Tuy nhiêu, điều quý giá nhất tôi có là sự quyết tâm, năng động, sáng tạo và tinh thần không ngại khó khăn của một người lính”, ông Chiến kể. Thiếu kinh nghiệm nên ban đầu, ông vừa làm, vừa học hỏi thêm về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Khi việc gieo trồng lúa có phần ổn định, ông Chiến mạnh dạn xin thêm ruộng để trồng lúa.
Ông kể lại, thời điểm đó, có lúc một mình ông đã gieo trồng hơn 1,2 mẫu ruộng; chăn nuôi 10 con bò; 15 con lợn và đàn gia cầm hàng chục con. Đến năm 1985, CCB Nguyễn Duy Chiến trở thành tấm gương sáng trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương, có một ngôi nhà kiên cố, chăm lo đủ đầy cho cuộc sống gia đình, các con được ăn học đàng hoàng.
Từ đó đến nay, dẫu sức khỏe có phần yếu theo thời gian nhưng ông Chiến vẫn duy trì và nâng cao chất lượng mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp của gia đình. Ngoài ra, ông và các con còn linh hoạt chuyển đổi, mở thêm mô hình buôn bán tạp hóa và mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống mang lại thu nhập khá.
Điều đáng trân quý ở người CCB này là tinh thần cống hiến cho cộng đồng. Từ mô hình kinh tế gia đình có hiệu quả, ông Chiến tích cực giúp đỡ, hướng dẫn đồng chí, đồng đội trong chăn nuôi, trồng trọt; giúp người dân địa phương về nguồn vốn, con giống, kinh nghiệm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Đặc biệt, trở về từ sau cuộc chiến, song song với việc bắt tay vào lao động sản xuất, ông tham gia nhiều hoạt động ở địa phương với tinh thần cùng chung tay xây dựng lại quê hương. Ông Chiến từng được bầu giữ nhiều vị trí như: Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Long Quang; Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Trạch và giờ là Hội chủ làng Long Quang.
Dẫu những việc làm này đa phần là những công việc không lương, nhưng người CCB này luôn tích cực, gương mẫu đi đầu với nhiều đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể, ông Chiến đã có 3 lần tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông, với tổng diện tích khoảng 420 m2 ; bản thân ông cũng tham gia đóng góp tiền của, công sức vào thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bên cạnh đó, ông còn là tấm gương sáng trong thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và tích cực tổ chức, kêu gọi, tham gia vào các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cho người dân gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Cho dù khi còn hoạt động trên cương vị là Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Long Quang hay đến bây giờ khi đã thôi công tác, ông Chiến vẫn luôn hướng về các đồng chí, đồng đội bằng những hoạt động thiết thực như: tổ chức giúp nhau thu hoạch lúa và nông sản; thăm hỏi đồng đội lúc ốm đau, hoạn nạn; cùng nhau xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các CCB bằng cách thường xuyên gặp gỡ, tạo sân chơi văn nghệ, thể thao cho CCB...
Ông Chiến chia sẻ: “Giờ đây, chúng ta được sống trong hòa bình và được hưởng những thành tựu của việc phát triển kinh tế, đất nước đổi thay từng ngày nhưng trong tôi vẫn luôn đau đáu mỗi khi nghĩ về những đồng chí, đồng đội vẫn đang nằm đâu đó dưới đất lạnh mà chưa được đưa về với gia đình.
Vì nỗi trăn trở đó, cộng với việc đã từng nắm rõ địa bàn chiến đấu và những vị trí đồng chí, đồng đội hy sinh, tôi đã phối hợp với nhiều lực lượng liên quan để tìm kiếm, quy tập được nhiều hài cốt liệt sĩ trên địa bàn xã. Với tôi, được đón các anh trở về nghĩa trang liệt sĩ là một niềm hạnh phúc, bởi từ đó tôi có thể thường xuyên hương khói, góp sức chăm lo phần nào cho các đồng chí, đồng đội”.
Những năm qua, ông Chiến đã không ngừng tìm kiếm và cung cấp cho Đội 584, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị nhiều nguồn tin quan trọng. Đến nay, ông đã phối hợp cùng Đội 584 tổ chức tìm kiếm, quy tập được 14 hài cốt liệt sĩ ở xã Triệu Trạch.
Bắt đầu từ năm 2017 đến nay, ông Chiến là người thường xuyên có mặt trong các buổi nói chuyện truyền thống, kể chuyện giáo dục lý tưởng cách mạng, lịch sử quê hương cho học sinh.
“Đến nay, tôi không nhớ rõ mình đã gặp gỡ bao nhiêu thế hệ học sinh, con em địa phương cũng như các phóng viên để chia sẻ về những câu chuyện trong chiến đấu bảo vệ quê hương. Mong muốn rằng, thế hệ trẻ hôm nay sẽ lấy đó làm hành trang, trân quý, tự hào về những hy sinh của lớp người đi trước và nỗ lực hơn trong lao động, học tập để nối tiếp truyền thống cha ông, đóng góp cho quê hương ngày càng giàu đẹp”, ông Chiến nói.
Hoài Nhung
QTO - Báo Quảng Trị - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) vừa phối hợp tổ chức trao tặng 1.500 suất quà tết, mỗi suất 600.000 đồng tiền mặt với tổng trị giá...
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - Tại chương trình “Bảo Việt Nhân thọ - Trao hơn cả cam kết” tri ân khách hàng đồng hành với công ty trong hành trình xây dựng và phát triển ngành Bảo...
QTO - Phát huy vai trò là người có uy tín, nhiều năm nay, ông Hồ Đối (78 tuổi) ở thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn tích cực...
QTO - Huyện Đakrông có phần lớn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vì thế, huyện rất quan tâm xây dựng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn...
QTO - Thời gian qua, công tác phối hợp liên ngành giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh được triển khai nhịp nhàng, đồng bộ,...
QTO - Chiến dịch truyền thông là một trong những hoạt động được ưu tiên khi thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân...
QTO - Tình trạng mù lòa gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao tuổi (NCT) nói riêng. Trong nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục...
QTO - Nhiều ngày nay, tiếng khóc con trẻ vang ra từ căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Hồ (sinh năm 2002), trú tại thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, như...
QTO - Tồn tại trong xã hội đã lâu nhưng vài năm trở lại đây, “body shaming” (tạm dịch là miệt thị ngoại hình) mới được người ta nhắc đến nhiều hơn khi hậu...
QTO - Tác nghiệp ở Trường Sa và Nhà giàn DK1 là trải nghiệm đặc biệt đan xen cảm xúc khó quên của tôi và một số anh chị em báo chí trong chuyến công tác...
QTO - Chủ đề năm An toàn giao thông 2024 được xác định là “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Thực hiện chủ đề này, lực lượng...