{title}
{publish}
{head}
Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng. Trước thực trạng do điều kiện khí hậu, thủy văn, tác động của biến đổi khí hậu, tác động của con người như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm... khiến nước sạch đang ngày một khan hiếm cần những biện pháp quản lý, thích ứng phù hợp.
Hệ thống nước sạch được quan tâm đầu tư xây dựng tại xã A Vao, huyện Đakrông - Ảnh: K.S
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân, đồng thời có tiềm năng khai thác xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.
Tuy nhiên do điều kiện địa hình của tỉnh có hệ thống sông suối ngắn, dốc, lòng sông hẹp, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy len lỏi qua vùng núi cao và đồi bát úp về đồng bằng và đổ ra biển với mật độ sông suối khá cao làm cho địa hình tỉnh bị chia cắt mạnh, thảm phủ thực vật vùng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề.
Đây là nguyên nhân gây ra những thay đổi phức tạp của dòng chảy, mùa kiệt hầu hết các khe suối ở đầu nguồn bị khô cạn, triều xâm nhập sâu vào đất liền từ 20-25 km; về mùa mưa dòng chảy lũ tập trung nước gần 90% diện tích lưu vực dồn về vùng đồng bằng nhỏ hẹp; lũ, ngập lụt vùng đồng bằng thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn, bão; lũ quét thường xảy ra vùng núi, vùng gò đồi, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm giảm chất lượng, suy thoái nguồn nước, gia tăng xâm nhập mặn và nước biển dâng.
Hiện tại hệ thống ngăn mặn ở các đập, cống các sông trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và phát huy tác dụng, tuy nhiên khi mực nước biển dâng cao sẽ gây khó khăn cho tiêu thoát về mùa kiệt, nồng độ mặn tăng cao, nước bị ứ đọng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trên sông dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước sông gia tăng.
Vì vậy, các vùng nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng do nồng độ mặn tăng cao, môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến giảm chất lượng và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Sự cạnh tranh về nhu cầu sử dụng nước ở nhiều ngành khác nhau ngày càng tăng, trong bối cảnh chất lượng nước ngày một kém đi.
Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp; nước thải y tế ngày càng nhiều đã gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt trên một số sông, hồ, hiện tượng khô hạn tại các sông, hồ không đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận nước thải, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH...
Cán bộ Sở TN&MT lấy mẫu nguồn nước sông thí nghiệm về độ ô nhiễm môi trường -Ảnh: H.N.K
Trước thực trạng nguồn nước nói trên, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đảm bảo hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước như: Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng đến năm 2020; Quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị; Quyết định số 2019/QĐ-UBND, ngày 6/9/2023 về “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và để tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định.
Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trên địa bàn; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn cho các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Ban hành nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh (thuộc đối tượng giám sát tự động, trực tuyến) khẩn trương hoàn thiện việc lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.
Hằng năm, xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước. Từ năm 2016-2023, sở đã thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với 106 cơ sở sản xuất, kinh doanh (kết hợp các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước). Qua đó, phát hiện các sai phạm và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục những thiếu sót theo quy định.
Bảo vệ, khai thác thác Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn với phát triển du lịch, giữ gìn môi trường - Ảnh: K.S
UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Tài nguyên nước, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước đến cán bộ, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn do địa phương quản lý.
Các địa phương quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý và khai thác nguồn nước như sử dụng trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ quản lý vận hành; đầu tư công nghệ thủy lợi tiên tiến phục vụ các vùng núi cao; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Thực hiện các giải pháp chống ngập cho các đô thị; đầu tư xây dựng các công trình giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn nhằm hỗ trợ cho các phương án di dân khi xảy ra thiên tai; triển khai các dự án nạo vét luồng lạch tại cảng Cửa Việt, Cửa Tùng...
Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Tích cực hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo tăng trưởng xanh và ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tạo môi trường sống bền vững cho người dân đô thị.
Gia cường các hồ chứa nước. Xây dựng các công trình phòng chống hạn, hệ thống ngăn mặn, các trạm bơm dã chiến, tổ chức lấy nước sớm để trữ vào các kênh tiêu, hồ ao, đầm. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước; tăng cường bảo vệ chất lượng nguồn nước để đảm bảo nguồn cấp nước ổn định...
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương và sự tham gia tích cực của người dân, hy vọng những giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước nói trên góp phần phát huy, khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh nền KT-XH của tỉnh; đảm bảo yếu tố bền vững trong khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ổn định dân sinh, xã hội, đáp ứng yêu cầu chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và các yếu tố tác động khác.
Kô Kăn Sương
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì...
QTO - Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo...
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng mưa lớn do bão số 6, hàng loạt cây hồ tiêu của người dân tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã bị ngập úng, hư hại. Đặc...
QTO - Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế,...
QTO - Nhằm tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách khuyến công, đồng thời phổ biến kinh nghiệm, các mô hình sản xuất điển hình của các cơ sở công...
QTO - Nhắc tới huyện miền núi Đakrông, trước đây, mọi người thường nghĩ đến một vùng đất nghèo khó, lạc hậu. Để thay đổi góc nhìn ấy, thời gian qua, cán...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
QTO - Thời gian qua, công tác thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các chương...
QTO - Do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có mưa to từ sáng ngày 27/10 đến nay, khiến mực nước các con sông lớn trên địa bàn dâng cao...
QTO - Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông là đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình thương mại hai chiều, cung ứng...