Cập nhật:  GMT+7

Hiến “tấc vàng” để bản làng phát triển

Nguyên là cán bộ xã và hiện tại là người có uy tín của thôn, ông Hồ Văn Tỉu - 68 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng - ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, luôn nêu cao tính gương mẫu đi đầu tại địa phương. Luôn trăn trở vì sự phát triển của bản làng mình, những năm qua ông đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất ở khu vực trung tâm của xã, thôn để chung sức xây dựng nên các công trình dân sinh, đường giao thông. Không chỉ hào hiệp trong việc hiến đất, gia đình ông còn được xem là gia đình người đồng bào Vân Kiều điển hình về sự hòa thuận, có con cái thành công trong học tập. Ở bản làng Cù Bai xa xôi, ông Tỉu là một tấm gương sáng có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Hiến “tấc vàng” để bản làng phát triển

Đường vào thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa - Ảnh: Đ.V

Làm dân thấy, nói dân tin”

Có người giới thiệu về những việc làm ý nghĩa của ông Tỉu, từ TP. Đông Hà, chúng tôi cất công vượt quãng đường cả đi lẫn về hơn 250 km để gặp ông ở Cù Bai, một thôn tiếp giáp biên giới Việt - Lào về phía Bắc huyện Hướng Hóa. Trò chuyện thân tình với ông Tỉu, được biết trước khi về nghỉ hưu theo chế độ, ông là Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập nhiệm kỳ 2011-2016.

Là người cán bộ gắn bó với vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như Hướng Lập trong nhiều năm, cũng như nhiều cán bộ địa phương tâm huyết khác, ông Tỉu luôn nặng lòng trăn trở làm thế nào để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa bản làng mình với các xã thuận lợi trong huyện cũng như các thôn, xã miền xuôi. Và ông quả quyết rằng, giao thông phải đi trước một bước mới tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển.

“Đối với địa phương xa xôi, nhiều đồi núi, sông suối cách trở như Hướng Lập, việc phát triển đường giao thông và các công trình dân sinh là hết sức quan trọng. Đó là tiền đề cốt lõi cho sự phát triển và xây dựng nông thôn mới thành công. Bởi vậy, khi nghe Nhà nước đầu tư xây dựng đường bê tông qua thôn, tôi tự nguyện hiến đất ngay và vận động bà con ủng hộ thêm. Mình phải làm trước, làm cho dân thấy, dân tin thì nói dân mới nghe”, ông Tỉu chia sẻ.

Khoảng năm 2013, khi đang còn là Chủ tịch Hội Nông dân xã, thôn Cù Bai có dự án bê tông hóa con đường bê tông dài khoảng 3 km. Dù vậy, do mặt bằng hẹp trong khi đất hai bên đều có chủ nên việc triển khai gặp bế tắc.

“Lúc này tôi xung phong tự nguyện hiến tổng cộng khoảng 4.000 m2 đất dọc theo con đường liên thôn Cù Bai để Nhà nước mở rộng làm đường bê tông. Thấy tôi tiên phong đứng ra hiến đất, nhiều người bắt đầu đồng thuận, cùng tham gia hiến đất và chẳng bao lâu sau con đường bê tông phẳng lì được hoàn thành. Dân chạy xe máy đi rừng đi rẫy ro ro, sướng lắm”, chỉ tay theo con đường bê tông bằng phẳng băng qua ngọn đồi ở giữa thôn, ông Tỉu phấn khởi nói.

Đến năm 2023, khu tái định cư Tà Leng được triển khai xây dựng ở khu vực trung tâm xã. Ông Tỉu cũng đã tự nguyện hiến hơn 200 m2 đất nằm trong khu vực xây dựng khu tái định cư. “Đất ở khu vực xây dựng khu tái định cư có giá thấp nhất cũng 30-40 triệu đồng cho một nền cỡ hơn 100 m2 nhưng tôi vẫn quyết định hiến cho Nhà nước. May mắn là vợ con tôi đều ủng hộ nên vui vẻ, không tiếc nuối gì. Tôi chỉ mong rằng, sự chung sức đóng góp của mình sẽ giúp bản làng ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh”, ông Tỉu tâm sự.

Hiến “tấc vàng” để bản làng phát triển

Ông Hồ Văn Tỉu (bên phải) kể về câu chuyện hiến đất của gia đình mình - Ảnh: Đ.V

Cũng từ “tấm lòng vàng” tiên phong tự nguyện hiến đất như ông Tỉu, phong trào hiến đất trên địa bàn xã Hướng Lập phát triển sâu rộng, được mọi người hưởng ứng ngày càng nhiều. Cũng từ đây, mỗi khi có công trình dân sinh, đường giao thông được xây dựng cần mặt bằng thì người dân ít đắn đo thiệt hơn mà đều chung sức ít nhiều hiến đất, hiến cây và hiến công cùng Nhà nước triển khai.

Chỉ tính riêng trong thôn Cù Bai, đã có hàng chục gia đình chung sức hiến diện tích đất khá lớn để làm đường, công trình dân sinh, khu tái định cư, điển hình như các anh: Hồ Văn Quân, 5.000 m2 ; Hồ Văn Du, 2.000 m2; Hồ Minh Thầy, hơn 2.000 m2 ... Phong trào hiến đất của ông Tỉu và bà con thôn Cù Bai giờ đây đã lan tỏa sôi nổi qua các thôn trong xã như Tà Păng, Sê Pu, Cha Lỳ...

Gia đình gương mẫu ở Cù Bai

Ông Tỉu kể, năm 1967, khi mới 11 tuổi, ông là một trong số ít những học sinh của xã Hướng Lập được chọn theo chiến dịch K8 di tản ra Bắc để sinh sống, học tập. Nhưng không may, trên đường đi, khi ông ngồi trên thùng xe bị lắc lư nên rơi dọc đường, bị gãy 2 tay và được đưa trở về quê. Nhờ những bài thuốc Nam bà con đồng bào chữa trị, ông lành lặn trở lại và tiếp tục học tập tại địa phương.

Từ năm 1970-1975, ông Tỉu là bộ đội thuộc Huyện đội Vĩnh Linh, làm nhiệm vụ ở kho quân khí. Sau khi xuất ngũ, ông trở về tham gia công tác xã hội ở địa phương. Năm 1980, ông được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hướng Lập.

Với vai trò người đứng đầu tổ chức mặt trận, ông Tửu cùng bộ đội biên phòng vận động người dân từ bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong đời sống sinh hoạt. Đồng thời, ông tích cực vận động bà con khai hoang, cải tạo đất đai dọc theo khe suối trồng lúa nước, hạn chế và đẩy lùi tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và tập quán sản xuất “phát, đốt, cốt, trỉa” lạc hậu, kém hiệu quả.

“Khi diện tích lúa nước được mở rộng, bà con dần quen với việc canh tác cây lương thực mới này thì đời sống mới đỡ vất vả hơn. Đặc biệt, từ những năm 2000 trở đi, khi hệ thống thủy lợi được xây dựng và phát huy hiệu quả, cơ giới hóa được đưa vào đồng ruộng thì bà con ở đây đã làm được hai vụ, năng suất và chất lượng lúa tăng dần. Hiện nay diện tích lúa nước toàn thôn cũng phát triển lên hàng chục hecta, cơ bản đảm bảo nguồn lương thực cho thôn”, ông Tỉu cho biết.

Hiến “tấc vàng” để bản làng phát triển

Con đường giao thông liên thôn ở thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, được xây dựng nhờ có sự tham gia hiến tặng đất của ông Hồ Văn Tỉu (người thứ nhất từ phải sang) - Ảnh: Đ.V

Về phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng ông Tỉu cũng sớm mạnh dạn đầu tư trồng được 4 ha bời lời, nuôi 2-3 con trâu/năm, canh tác thêm vài sào lúa nước nên cũng có nguồn thu ổn định để nuôi các con ăn học đàng hoàng.

Trong số 7 người con của vợ chồng ông Tỉu, hiện nay có 3 người được xem là thành công nhất với con đường học vấn khi có công việc nhà nước ổn định. Đó là anh Hồ Văn Khuy, hiện là Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Lập; Hồ Văn Huy là cán bộ biên phòng Đồn Biên phòng Thanh; chị Hồ Thị Xoa là giáo viên Trường Mầm non Hướng Lập. Những người con còn lại cũng đạt trình độ văn hóa 12/12. Các con của ông noi gương bố, nỗ lực vượt khó nuôi các con của mình ăn học đàng hoàng. Hiện một người cháu của ông đã đỗ vào đại học.

Trưởng thôn Cù Bai Hồ Văn Đươn cho biết: “Trong vai trò thành viên Tổ an ninh trật tự thôn, ông Tỉu có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản; tham gia cùng lực lượng BĐBP gìn giữ, bảo vệ đường biên cột mốc. Với những đóng góp thiết thực, năm 2013, ông Tỉu được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích dân vận khéo. Năm 2023, ông tiếp tục vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.

“Bằng uy tín và sự nhiệt huyết của mình, ông Tỉu còn tham gia hòa giải nhiều vụ mâu thuẫn trong gia đình, dòng họ, xích mích xóm giềng. Ông cũng tích cực tuyên truyền góp phần hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống, kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới. Tinh thần tiên phong gương mẫu và sự tâm huyết của ông Tỉu đã giúp ích cho địa phương rất nhiều. Gia đình của ông chính là hình mẫu gia đình tiêu biểu, tạo động lực cho nhiều gia đình ở địa phương học tập và vươn lên”, ông Đươn cho hay.

Đức Việt

Tin liên quan:
  • Hiến “tấc vàng” để bản làng phát triển
    Để đổi mới bản làng, “đất vàng” cũng hiến

    Là người dân tộc Vân Kiều, cả cuộc đời gắn bó với bản làng vùng cao Hướng Hóa, già làng Hồ Vai (74 tuổi), ở thôn Làng Vây, xã Tân Long luôn là người đi đầu, nhiệt tình với mọi công việc ở địa phương. Với ông, được đóng góp công sức nhỏ bé của mình để dựng xây quê hương ngày thêm đổi mới là niềm vui, niềm tự hào nhất của cuộc đời mình.

  • Hiến “tấc vàng” để bản làng phát triển
    Con mẹ hy sinh để bản làng bình yên

    Trong danh sách 28 Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tên mẹ Tạ Thị Phún, sinh năm 1933 ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Mẹ Phún được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng giữa thời bình. Ngày con trai mẹ - người lính biên phòng ra đi mãi mãi khi vừa cứu được dân thoát khỏi lũ dữ đến nay đã hơn 20 năm nhưng mẹ vẫn không thôi ngóng con về.


Đức Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mang vị đồng lên phố

Mang vị đồng lên phố
2024-11-16 05:00:00

QTO - Đâu đó trong các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Đông Hà, có những người phụ nữ suốt mười mấy năm qua vẫn mưu sinh bằng nghề buôn bán cá, tôm được...

Xúc cảm hòa bình từ những bức tranh ký họa

Xúc cảm hòa bình từ những bức tranh ký họa
2024-08-03 05:00:00

QTO - Hai họa sĩ ký họa tài năng thuộc hai thế hệ khác nhau cùng tạo nên một triển lãm tranh giàu cảm xúc mang tên “Hồi sinh”. Đến với triển lãm này, công...

Dòng sông sử thi

Dòng sông sử thi
2024-07-03 11:12:00

QTO - Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống....

Gọi tên, thương thế đất này

Gọi tên, thương thế đất này
2024-07-03 11:05:00

QTO - Cái tên Quảng Trị gắn với cuộc đời tôi như một cơ duyên trời định. Mùa hè năm 1974 tôi nhập ngũ, chỉ ở mảnh đất Quảng Bình quê hương mấy tháng sau đó...

Những công trình mới trên quê hương

Những công trình mới trên quê hương
2024-07-01 12:05:00

QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương cũng như của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước; đồng thời phát huy sức mạnh...

Ngang qua một quãng sông

Ngang qua một quãng sông
2024-07-01 11:56:00

QTO - Ngược trở về thế kỷ XVI, năm 1558, Nguyễn Hoàng từ xứ Thanh đã vào Quảng Trị ở cửa biển Việt Yên, rồi theo sông Thạch Hãn lên Ái Tử lập nên dinh trấn...

Chấm phá về quê nhà yêu dấu...

Chấm phá về quê nhà yêu dấu...
2024-07-01 11:56:00

QTO - Tôi còn nhớ vào tháng 7/1989 khi biết tin tỉnh nhà Quảng Trị được lập lại, tôi vội viết thư báo cho các đàn anh quê mình đang là phóng viên Đài PT -...

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long