{title}
{publish}
{head}
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 vừa diễn ra tối 13/7 tại Công viên Fidel, TP. Đông Hà với nhiều tiết mục đặc sắc, ý nghĩa, tôn vinh giá trị của hòa bình. Đặc biệt hơn, tại chương trình này, hình ảnh ca sĩ Kyo York - một chàng trai người Mỹ - cất cao khúc ca hòa bình trên sân khấu đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng nhiều khán giả yêu nhạc. Sự xuất hiện của anh là minh chứng rõ ràng, cụ thể nhất cho tình yêu hòa bình, tinh thần thân ái và tình hữu nghị cao đẹp cần được vun đắp, gìn giữ giữa các quốc gia trên thế giới.
Ca sĩ Kyo York thể hiện ca khúc “Hãy yêu nhau đi” trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình” diễn ra tại công viên Fidel, TP. Đông Hà - Ảnh: M.Đ
Gặp gỡ chúng tôi sau đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”, Kyo York bày tỏ sự phấn khởi, hạnh phúc khi phần thể hiện ca khúc “Hãy yêu nhau đi” của anh nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các đại biểu, khách mời và khán giả có mặt tại Công viên Fidel, TP. Đông Hà đêm 13/7.
Dù ca khúc này đã được nhiều giọng ca thể hiện thành công, nhưng Kyo York vẫn có cách thể hiện riêng, mộc mạc và giàu cảm xúc. Hơn thế, hình ảnh chàng trai Mỹ say sưa cất cao tiếng hát trên đất Quảng Trị đã chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa hơn đằng sau câu từ của bài hát.
Kyo York nói: “Đây không phải là lần đầu tôi được đến Quảng Trị, tuy nhiên, chuyến đi này đối với tôi là một chuyến đi đặc biệt. Bởi lẽ, tôi là một người Mỹ duy nhất trong chương trình tham gia hát những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, truyền đi thông điệp hòa bình là không phân biệt màu da, quốc tịch, giới tính, thế hệ, không phân biệt quan điểm, quá khứ mà cùng nhau hướng đến tương lai tươi sáng của tình yêu, tình hữu nghị, sự chăm lo cho thế hệ mai sau.
Ca khúc “Hãy yêu nhau đi” như một lời nhắn gửi rằng mỗi người hãy luôn yêu đời, nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống để từ đó sống, đối xử với nhau bằng tình yêu thương, nhường nhịn, cảm thông. Cho dù ai cũng có những khó khăn của riêng mình, thế nhưng hãy luôn cố gắng yêu thương đồng loại, bởi trái đất này là một mái nhà chung cần dựng xây, vun đắp”. Đúng như ý tưởng của nhà sản xuất: “Chương trình Khúc ca Hòa bình như một cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật, dưới lăng kính lãng mạn và triết học trong âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để gửi gắm đến khán giả ý nghĩa về hòa bình”.
Tiếng hát ngợi ca hòa bình trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn thêm phần ý nghĩa khi được một người Mỹ cất lên ở Quảng Trị - mảnh đất từng hứng chịu vô vàn đau thương, mất mát trong chiến tranh. Tuy là người ngoại quốc nhưng Kyo York được khán giả đón nhận như một nghệ sĩ Việt thực thụ. Bản thân anh cho biết đã cảm nhận được tấm chân tình, sự mến khách của người dân Quảng Trị trong những ngày lưu trú nơi đây. Đúng như lời bài hát... “Hãy yêu nhau đi, bù đắp cho trăm năm/Hãy yêu nhau đi, cho ngày quên tháng/Dù đêm súng đạn, dù sáng mưa bom/ Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu...”.
Ca sĩ Kyo York (thứ 3, từ trái sang) trong đêm nhạc “Khúc ca Hòa bình” - Ảnh: M.Đ
Kyo York sinh ra và lớn lên tại thành phố New York (Mỹ). Trước đây, anh là một nhân viên của Tập đoàn Apple, song nhiều cơ duyên đã đưa Kyo York đến với âm nhạc và ở lại lâu dài với đất nước Việt Nam. Là một ca sĩ gốc Mỹ hiếm hoi thành công trong sự nghiệp tại Việt Nam, Kyo York đã để lại thiện cảm trong lòng khán giả bằng cách phát âm tiếng Việt rất chuẩn, giọng ca ngọt ngào cùng các ca khúc mang âm hưởng dân ca, đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Anh cho hay, Mỹ và Việt Nam là hai đất nước có nhiều khác biệt trong văn hóa, cách giao tiếp, sinh hoạt của người dân, nhưng chính nhờ âm nhạc, anh đã sớm kết nối, giao tiếp dễ dàng hơn với người dân Việt Nam. Từ năm 2011, Kyo York có cơ duyên được tham gia hát một ca khúc trong chương trình “10 năm nhớ Trịnh Công Sơn” diễn ra tại TP. Huế. Từ đó, bằng tình yêu, xúc cảm sâu lắng nhất từ những ca khúc của Trịnh Công Sơn đã trợ duyên cho anh có cơ hội biểu diễn tại nhiều sân khấu trên dải đất hình chữ S.
Anh chia sẻ: “Âm nhạc là chiếc cầu giúp tôi kết nối nền văn hóa của Mỹ và Việt Nam. 12 năm qua, tôi luôn nỗ lực dùng lời ca, tiếng hát và những hoạt động khác của mình để mong góp phần xóa bỏ hận thù, xoa dịu phần nào vết thương trong quá khứ giữa hai quốc gia. Với tư cách là một người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, tôi hạnh phúc khi được tham gia rất nhiều chương trình nghệ thuật lớn, nhỏ, là gương mặt được lựa chọn trong các chương trình gắn với tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được song ca cùng nhiều danh ca như Khánh Ly, Ánh Tuyết, Cẩm Vân... Trong dịp này, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn tin tưởng, tạo cơ hội cho tôi đến gần với khán giả hơn, nhất là được đứng trên mảnh đất thiêng Quảng Trị để cất cao những khúc ca ca ngợi hòa bình, hữu nghị”.
Kyo York chụp ảnh với trẻ em Quảng Trị - Ảnh: M.Đ
Dù bận rộn với nhiều hoạt động, song mỗi năm vào dịp ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Kyo York vẫn ưu tiên thực hiện những MV tưởng nhớ theo cách của riêng mình, lan tỏa thông điệp ý nghĩa về triết lý nhân sinh vô cùng đẹp đẽ trong các ca khúc của ông. Thông qua đó, anh muốn truyền nguồn cảm hứng sống tích cực đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Kyo York cũng đã từng tự tay dịch nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn sang tiếng Anh, làm MV song ngữ Anh - Việt, được công chúng đánh giá cao.
Với chàng trai người Mỹ này, những bản nhạc mang chủ đề phản chiến, kêu gọi hòa bình của Trịnh Công Sơn có sức hút kỳ lạ, khiến anh cảm thấy xúc động mỗi khi thể hiện. Kyo York cho biết, anh luôn cảm thấy mình có trách nhiệm phải lan tỏa niềm khát khao hòa bình, yêu chuộng tự do từ những khúc ca ấy đến với hàng vạn con người yêu nước, yêu hòa bình và truyền đi tinh thần thân ái, hữu nghị bao la.
Anh nói thêm: “Tôi sẽ lan tỏa thông điệp bằng những khúc ca hòa bình từ mảnh đất Quảng Trị đến mọi miền đất nước Việt Nam, đến nhiều quốc gia, châu lục khác trên thế giới. Từ dư âm tốt đẹp sau chương trình Khúc ca Hòa bình tại Quảng Trị, tôi tiếp tục hoạt động nghệ thuật như một “đại sứ hòa bình”; tích cực tham gia những chuyến lưu diễn dài ngày qua nhiều nước, qua các tiểu bang của Mỹ - nơi có cộng đồng người Việt đang sinh sống để hát ca khúc của Trịnh Công Sơn - những khúc ca lan tỏa tình yêu hòa bình, tự do đến toàn nhân loại”.
Minh Đức
QTO - Lẽ ra những đàn chim di cư đến Rú Lịnh (thuộc địa bàn 2 xã Hiền Thành và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh) trú ẩn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để góp phần làm...
QTO - Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị nói riêng rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Trong đó, nhiều...
QTO - Chiếc xe đạp, một phương tiện khá dễ mua đối với không ít người nhưng lại là ước mơ mà nhiều học sinh nghèo ở Quảng Trị khó với tới. Biết điều đó,...
QTO - Kaleum (tỉnh SeKong) là mỏ than lộ thiên lớn nhất nước bạn Lào với trữ lượng khoảng 800 triệu tấn. Lào đã cho khai thác mỏ than này hàng triệu tấn...
QTO - Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống....
QTO - Cái tên Quảng Trị gắn với cuộc đời tôi như một cơ duyên trời định. Mùa hè năm 1974 tôi nhập ngũ, chỉ ở mảnh đất Quảng Bình quê hương mấy tháng sau đó...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương cũng như của các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước; đồng thời phát huy sức mạnh...
QTO - Ngược trở về thế kỷ XVI, năm 1558, Nguyễn Hoàng từ xứ Thanh đã vào Quảng Trị ở cửa biển Việt Yên, rồi theo sông Thạch Hãn lên Ái Tử lập nên dinh trấn...
QTO - Tôi còn nhớ vào tháng 7/1989 khi biết tin tỉnh nhà Quảng Trị được lập lại, tôi vội viết thư báo cho các đàn anh quê mình đang là phóng viên Đài PT -...
QTO - Gần 10 năm bén duyên với nghệ thuật, Nguyễn Gia Nhật (ở thôn Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh) đã để lại trong lòng những người yêu nhạc ấn...
QTO - Anh Lê Văn Hoàng (sinh năm 1988) quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, hiện là Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Kaopiz Holdings (Kaopiz) có trụ sở...
QTO - Có một thế hệ người Mỹ từng sống với chiến tranh Việt Nam và để lại nhiều ký ức không thể nguôi ngoai. Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá...